Các PHẦN MỀM MÔ PHỎNG

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VIDEO CONFERENCE TRONG MẠNG LTE (Trang 72 - 73)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3. Các PHẦN MỀM MÔ PHỎNG

Hiện nay có khá nhiều phần mềm mô phỏng hệ thống có hỗ trợ công nghệ LTE, có thể liệt kê một số phần mềm cơ bản:

LTE-Sim: phần mềm mã nguồn mở viết trên nền C++, mô phỏng mạng LTE ở lớp vật lý, truy nhập, các dịch vụ chưa thể hiện rõ. Thiếu tính trực quan.

MATLAB LTE System Level Simalator: Tương tự như LTE-Sim, công cụ này mô phỏng lớp vật lý với các thuật toán lập lịch, mã hóa đường truyền, chưa thể hiện rõ các dịch vụ.

LENA (LTE –EPC): Công cụ mô phỏng mạng LTE mã nguồn mở, chạy trên nền phần mềm NS-3, là phần mềm mô phỏng mạng khá thông dụng. LENA đã thể hiện rõ các lớp dịch vụ truyền tải trên LTE, với các ứng dụng về đánh giá các kỹ thuật lập lịch cho các chiều lên, chiều xuống, thuật toán quản lý tài nguyên vô tuyến, nhiễu liên Cell, cận cell, và QoS đối với các dịch vụ trong mạng. Tuy nhiên việc sử dụng và cài đặt LENA gặp nhiều khó khăn do các nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan khác nhau, do liên quan nhiều đến các ứng dụng mở, được cung cấp từ nhiều nguồn, với các Version khác nhau, dẫn đến thời gian xử lý và khắc phục kéo dài.

OPNET: Phần mềm OPNET được phát triển bởi công ty OPNET Technologies, Inc. OPNET là một công cụ phần mềm mạnh được sử dụng để mô phỏng mạng, được nhiều trường đại học có uy tín trên thế giới như Đại học City_ London, Vienna Áo, Barcelona University, đại học Brno Czech, NTU_Singapore vv.vv sử dụng như là một công cụ mạnh trong việc giảng dạy, nghiên cứu và thực hành mạng lưới. Thêm vào đó các nhà nghiên cứu

khoa học trên thế giới đánh giá cao và những kết quả mô phỏng bằng OPNET đã được công nhận trên nhiều tờ báo cũng như diễn đàn công nghệ thế giới.

OPNET chứa một lượng thư viện rất lớn về các mô hình mạng, mô hình node, mô hình liên kết, bao trùm từ mạng hữu tuyến cho tới mạng vô tuyến, với rất nhiều các giao thức mạng sẵn có. OPNET được thiết kế với cơ sở dữ liệu phân lớp và hướng đối tượng, dựa trên nền tảng bộ ngôn ngữ lập trình C/C++, tuy vậy OPNET lại có giao diện GUI, tạo điều kiện tương tác dễ dàng hơn cho việc sử dụng để nghiên cứu và mô phỏng mạng.

Ngoài việc mô phỏng mạng và các giao thức của mạng, OPNET còn cung cấp cho ta nhiều công cụ cho phép phân tích hiệu suất, tính toán đường đi, khởi tạo lưu lượng, so sánh bằng đồ thị, … vô cùng linh hoạt, từ đó giúp ta không những chỉ tạo lập các hệ thống mạng mà còn giúp ta đánh giá hoạt động của các hệ thống mạng đó.Với nhưng lợi thế đó của OPNET, tôi đã quyết định sử dụng OPNET làm phần mềm mô phỏng dịch vụ Video Conference trong mạng LTE trong đề tài.

Với phiên bản OPNET 17.1 hỗ trợ LTE được cung cấp bản quyền rất hạn chế cho các trường đại học trên thế giới sử dụng cho mục đích nghiên cứu, và hoàn toàn không thể tìm thấy trên mạng, tuy thế, với sự giúp đỡ của một người bạn đang làm nghiên cứu sinh tại Đại học NTU_ Singapore, chuyên ngành viễn thông, tôi được tiếp xúc và sử dụng phần mềm mô phỏng này thông qua việc remote từ xa bằng Teamviewer vào máy đặt tại phòng Lab tại đây.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VIDEO CONFERENCE TRONG MẠNG LTE (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)