2.1.1.Tiêu chuẩn chọn lựa bệnh nhân
- Đƣợc chẩn đoán lâm sàng qua nội soi ống cứng hoặc ống mềm có hình ảnh polyp dây thanh.
- Có kết quả xét nghiệm mô bệnh học là polyp dây thanh.
- Điều trị phẫu thuật bằng phương pháp nội soi ống mềm tại khoa Nội soi Bệnh viện TMH Trung ƣơng trong thời gian nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Không đủ các tiêu chuẩn trên.
- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: khoa Nội soi Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ƣơng Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8/2020 đến tháng 5/2021
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp mô tả từng trường hợp có can thiệp.
2.4. Cỡ mẫu
Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Lựa chọn tất cả bệnh nhânđƣợc chẩn đoán xác định là polyp dây thanh và đã đƣợc điều trị phẫu thuật bằng phương pháp nội soi ống mềm tại khoa Nội soi Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ƣơng từ tháng 8/2020 đến tháng 5/2021. Thực tế chúng tôi đã thu thập đƣợc thông tin của 32 bệnh nhân.
2.5. Các biến số nghiên cứu
Bảng 2.1: Một số biến số nghiên cứu STT Biến số Định nghĩa Phân loại
biến
PP thu thập Một số đặc điểm chung
1 Họ và tên Họ và tên đầy đủ của bệnh nhân
Định lƣợng Phỏng vấn 2 Tuổi Tuổi tính theo năm
dương lịch
Định lƣợng Phỏng vấn 3 Giới tính Giới tính theo căn cước
công dân
Định tính Phỏng vấn 4 Nghề nghiệp Công việc của bệnh nhân Định tính Phỏng vấn
5 Địa chỉ Nơi sinh sống Định lƣợng Phỏng vấn
6 Thông tin liên hệ
Tên và số điện thoại của bệnh nhân và người nhà
Định lƣợng Phỏng vấn 7 Ngày vào viện Ngày bệnh nhân đến
khám và điều trị
Định lƣợng Phỏng vấn Tiền sử
8 Bản thân Các bệnh lý mãn tính của bệnh nhân đã đƣợc phát hiện trước đây (Viêm mũi mạn tính, viêm xoang mạn tính, hội chứng trào ngƣợc dạ dày - thực quản,…
Định tính Phỏng vấn
9 Gia đình Các bệnh lý liên quan của người nhà
Định tính Phỏng vấn Bệnh sử
10 Lý do vào viện
Triệu chứng cơ năng khó chịu khiến bệnh nhân
Định tính Phỏng vấn
vào viện kèm theo mức độ
11 Thời gian Thời gian từ khi khởi phát triệu chứng
Định tính Phỏng vấn 12 Triệu chứng
cơ năng
Các triệu chứng bệnh nhân cảm nhận đƣợc (Khàn tiếng, nói hụt hơi, nuốt vướng, đau rát họng,…)
Định tính Phỏng vấn
Khám lâm sàng
13 Nội soi Hình ảnh khi khám nội soi Tai-Mũi-Họng (Kích thước và vị trí polyp, tình trạng dây thanh, mũi, vòm, họng)
Định tính + định lƣợng
Khám lâm sàng
14 Nội soi hoạt nghiệm thanh quản
Kĩ thuật chẩn đoán rối loạn giọng nói
Định tính
Thang điểm khiếm khuyết giọng nói (Voice handicap index)
15 VHI-30
(Z-score =
𝑇ổ𝑛𝑔 đ𝑖ể𝑚 −8,75 14,97 )
Bộ 30 câu hỏi đánh giá tổn thương giọng nói ảnh hưởng đến bệnh nhân (Chức năng, cơ năng, cảm xúc)
Định tính Bộ câu hỏi
Đánh giá sau phẫu thuật 16 Tai biến, biến
chứng
Tiến triển bất lợi sau phẫu thuật (khó thở, chảy máu, choáng)
Định tính Phỏng vấn
2.6. Qui trình nghiên cứu Các bước nghiên cứu
- Bước 1. Viết đề cương nghiên cứu - Bước 2. Xây dựng bệnh án nghiên cứu
- Bước 3. Lựa chọn và tiếp cận bệnh nhân
- Bước 4. Hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng, nội soi.
- Bước 5. Tiến hành phẫu thuật polyp dây thanh bằng nội soi ống mềm.
- Bước 6. Khám lại đánh giá kết quả điều trị sau 1 tuần, 1 tháng và 3 tháng gồm có:
1 tuần: triệu chứng, tai biến, hình ảnh nội soi.
1 tháng: triệu chứng, tai biến, hình ảnh nội soi, hình ảnh nội soi soi hoạt nghiệm thanh quản và thang điểm VHI-30.
3 tháng: triệu chứng, tai biến, hình ảnh nội soi, hình ảnh nội soi soi hoạt nghiệm thanh quản và thang điểm VHI-30.
- Bước 7. Thu thhập và xử lý số liệu - Bước 8. Hoàn thiện luận văn.
2.7. Phương tiện nghiên cứu
1. Máy nội soi ống cứng (Đức) gồm optic 70 độ và 0 độ(hình 2.3).
2. Máy soi hoạt nghiệm thanh quản.
3. Hệ thống nội soi ống mềm thanh quản của hãng Olympus (Nhật), (hình 2.6)
4. Bộ pince dây sinh thiết (nội soi) FB 52 C-1 Olympus. Đường kính của pince dây khi mở ra tối đa là: 5mm (hình 2.5).
5. Lọ cố định bệnh phẩm.
6. Kính hiển vi quang học độ phóng đại 100- 200 lần.
Hình 2.1. Máy nội soi: Màn hình, nguồn sáng, camera
Hình 2.2. Bộ nội soi ống mềm
2.8. Thu thập và xử lý số liệu
- Số liệu thu được sử lý theo phương pháp thống kê y học chương trình STATA 14.0.
- So sánh các biến định tính bằng test χ2.
- So sánh các biến định lƣợng bằng t-test.
2.9. Đạo đức trong nghiên cứu
- Các bệnh nhân đƣợc lựa chọn vào nghiên cứu đều đƣợc giải thích về những yêu cầu, lợi ích và tự nguyện tham gia nghiên cứu.
- Trước khi tiến hành phẫu thuật, BN được giải thích các phương pháp phẫu thuật, ưu nhược điểm của từng phương pháp.
- Các kỹ thuật không ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.
- Không phân biệt đối xử với bệnh nhân.
- Trong quá trình nghiên cứu BN có thể yêu cầu ngừng nghiên cứu.
2.10. Những biện pháp khống chế sai số và cách khắc phục
Để hạn chế sai sót trong quá trình thu thập số liệu
Số liệu sau khi thu thập sẽ đƣợc đối chiếu lại với hồ sơ bệnh án.
Để hạn chế sai số quan sát:
Tất cả BN nghiên cứu được giảng viên hướng dẫn trực tiếp khám, phẫu thuật và khám lại.
Để hạn chế sai số bỏ cuộc:
Các bệnh nhân nghiên cứu đều đƣợc lập bệnh án mẫu có ghi đầy đủ thông tin về địa chỉ, số điện thoại. Hẹn ngày tái khám và cho BN số điện thoại của người tham gia nghiên cứu để BN tiện liên lạc. Trước ngày BN đến khám lại, học viên chủ động gọi điện nhắc BN, hoặc nếu BN chƣa đến đƣợc vì các lý do khác nhau cần kiên trì động viên BN đến khám lại. Tuy nhiêntrong quá trình theo dõi có một số BN không tiếp tục tham gia nghiên cứu vì đã thấy nói tốt hơn hoặc vì những lý do khác.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU