CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.3.2. Về phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất
Cao chiết etyl acetat thu được từ quá trình chiết xuất được tiến hành phân lập thu được 3 hợp chất. Cấu trúc các hợp chất này được xác định thông qua kết quả đo nhiệt độ nóng chảy, góc quay cực riêng, phổ khối, phổ cộng hưởng hạt nhân và so sánh với các dữ liệu công bố của các hợp chất liên quan. Ba hợp chất được xác định là: AC1 (acid lambertic), AC2 (tricin), AC3 (cucumegastigman I). Cả 3 chất này đều là lần đầu tiên được tìm thấy trên dịch chiết của cây Chua me đất hoa vàng.
3.3.2.1. Acid lambertic
Acid lambertic (LA) là một hợp chất có hoạt tính sinh học diterben phenol khung abietan, được tinh chế dễ dàng từ nhựa của các loài khác nhau của Pinus
nên còn được gọi là aicd nhựa. Nó là một đồng phân quang học của một hợp chất tự nhiên khác axit daniellic và được tinh chế lần đầu từ Pinus lambertiana. LA có thể được tổng hợp trong phòng thí nghiệm từ axit podocarpic. [39]
LA được đánh giá là một hoạt chất mang lại nhiều tác dụng sinh học tiềm năng cho nghiên cứu và phát triển thuốc.
- Chống OXH
Là một hợp chất phenol, acid lambertic có khả năng chống lại quá trình oxi hóa bằng cách ức chế sự hình thành của các gốc tự do và ngăn chặn quá trình tự OXH trong cơ thể. [12]
- Giảm béo phì:
LA làm giảm đáng kể sự tích tụ lipid cung như nồng độ lipid máu, giảm nguy cơ béo phì và các bệnh liên quan như tim mạch, đột quỵ, gan nhiễm mỡ, tăng cholesterol máu và đặc biệt là bệnh tiểu đường typ 2. [16, 39]
- Chống ký sinh trùng:
Trong thử nghiệm mới đây của Miguel A. González-Cardenete và các cộng sự của mình, Acid lambertic được chứng minh là một tác nhân diệt khuẩn Leishmania Amazonensis tiềm năng (IC50 = 8,8 àM) và chỉ số chọn lọc SI > 24 [16].
-Tác nhân chống ưng thư
LA có khả năng chống tăng sinh trên các dòng tế bào ung thư biểu mô tuyến tiền liệt: LNCaP, DU-145 và PC-3 [24], tế bào ung thư vú MDA ‐ MB ‐ 231[23].
Bên cạnh đó, những nghiên cứu đã được công bố trên thế giới cũng
Axit lambertianic ức chế sản xuất và bất hoạt các yếu tố gây viêm như:
interleukin-6 (IL-6), prostaglandin E2 (PGD 2) và Leukotrien C4 (LTC
4), β-
32
hexosaminidase, gây chết các đích tín hiệu protein kinase (AKT), kinase protein hoạt hóa AMP (AMPK), yếu tố hạt nhân kB (NFkB), cyclo oxygenase-2 (COX-2).
[39]
3.3.2.2. Tricin
Tricin (4’,5,7-trihydroxy-3’,5’-dimethoxyflavon) là một bioflavonoid có trong cám gạo và các loài cỏ khác như lúa mì, lúa mạch và ngô. Tricin được sinh tổng hợp như một thành phần của các chất chuyển hóa thứ cấp của thực vật thông qua sự kết hợp của con đường phenylpropanoid và polyketid. Trong tự nhiên, chúng thường ở các dạng tự do hoặc liên hợp như tricin-glycosid, tricin-lignans và tricin-lignan-glycosid. [13]
Là một hợp chất flavonoid phân bố rộng rãi trong thân cây thảo quen thuộc, tricin được nghiên cứu rộng rãi về những hoạt tính sinh học của nó cũng như tiềm năng đối với ngành dược phẩm.
- Tác dụng chống viêm
Có rất nhiều nghiên cứu được công bố trước đây chỉ ra rằng tricin là một trong những tác nhân chống viêm hiệu quả: ngăn chặn sự sản sinh NO và làm biểu hiện enzym chống viêm iNOs, ức chế chọn lọc lên COX-2. [18]
- Độc tính tế bào và khả năng chống ung thư
Tricin ức chế khả năng di chuyển và xâm nhập của tế bào u thần kinh đệm C6, làm thay đổi tổ chức tế bào xương, giảm biểu hiện ma trận-metalloproteinase (MMP) và điều chỉnh E-cadherin và làm giảm nồng độ protein bám dính (FAK).
[30]
Tricin giảm sự biểu hiện của yếu tố nội mô mạch máu (VEGF) nên có tiềm năng kháng nguyên đầy hứa hẹn và do đó có thể được áp dụng cho liệu pháp chống ung thư bằng cách nhắm mục tiêu hình thành mạch của khối u. [18]
Tricin làm tăng mức oxit nitric của đại thực bào, chống lại mầm bệnh nội bào, bao gồm cả ký sinh trùng Leishmania. Nhiều hợp chất có nguồn gốc thực vật đã được được mô tả để tăng sản xuất NO trong đại thực bào như một cơ chế giết Leishmania [44].
- Tác dụng chống OXH
Tricin hoạt động như một chất chống oxy hóa yếu, làm giảm đáng kể các biểu hiện của các enzym chống oxy hóa Hemoxygenase-1 (HO-1) và superoxid dismutase 1 (SOD1), làm giảm sự tạo ra các loại oxy phản ứng do tia UVB (ROS).
[33]
- Tác dụng chống adipogenic:
Ức chế đáng kể sự tích tụ triacylglycerol (TG), ức chê tổng hợp mô mỡ mà khụng cho thấy độc tớnh tế bào. Sử dụng 20 àM tricin làm giảm đến 80% sự biểu hiện của protein kinase B (AKT). [10]
- Những tác dụng khác: tăng sản xuất procollagen loại I trong nguyên bào sợi da người được chiếu xạ tia UVB (HDFs) [30], ức chế sinh tổng hợp melanin mạnh hơn arbutin và được coi là một chất làm trắng da tiềm năng. [28]
3.3.2.3. Cucumegastigman I
Cucumegastigman I là 1 megastigmanes được phân lập lần đầu tiên từ lá cây dưa chuột Cucumis sativus [21]. Mặc dù đã được chứng minh có mặt trong rất nhiều loài có giá trị sinh học cao trong tự nhiên như: Annona glabra, Brucea javanica, Dioscorea oppositifolia L,...[15, 21] nhưng đến nay vẫn chưa có
nghiên cứu cụ thể nào về đặc tính sinh học của Cucumegastigman I cũng như tiềm năng trở thành thuốc của nó
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Sau quá trình nghiên cứu thực nghiệm, đề tài khóa luận đã thu được một số kết quả như sau:
Đã chiết xuất, phân lập: Sử dụng phương pháp ngâm chiết với dung môi methanol và bằng phương pháp sắc ký cột để chiết xuất phân lập được 3 hợp chất từ phân đoạn ethyl acetat của cây Chua me đất hoa vàng
Đã xác định cấu trúc 3 hợp chất phân lập được: Thông qua kết quả đo nhiệt độ nóng chảy, phổ khối, phổ cộng hưởng hạt nhân và so sánh với các dữ liệu công bố của các hợp chất liên quan, AC1 (acid lambertic), AC2 (tricin), AC3 (cucumegastigman I). Cả 3 chất này đều là lần đầu tiên được tìm thấy trên dịch chiết của cây Chua me đất hoa vàng.
Kiến nghị
Định lượng các hợp chất đã phân lập được từ phân đoạn ethyl acetat của cây Chua me đất hoa vàng để xây dựng tiêu chuẩn cho dược liệu.
Tiếp tục triển khai nghiên cứu, phân lập các hợp chất khác để có thể xác định thêm các thành phần trong loài Oxalis corniculata L.
Đánh giá tác dụng chống oxi hóa và chống viêm của cucumegastigman I.