Các đảo ở Bình Thuận

Một phần của tài liệu He thong hoa kien thuc bien dao Binh Thuan (Trang 23 - 41)

Ngoài quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nước ta còn có trên 4000 hòn đảo chìm nổi, lớn nhỏ khác nhau trải theo chiều dài của đất nước. Riêng Bình Thuận, xa nhất về phía bắc của tỉnh là Cù Lao Câu.

Cù Lao Câu (tên khác là Hòn Cau) là một hòn đảo nhỏ chỉ cách bờ biển xã Vĩnh Tân, Huyện Tuy Phong (Bình Thuận) khoảng 9 km và cách TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận khoảng 110km về hướng Đông Bắc, có chiều dài trên 1.500m, nơi rộng nhất gần 700m, nơi cao nhất chỉ 7m, nổi lên giữa biển khơi như một “chiến hạm”. Tùy theo từng bến đi nhưng trung bình đi ghe máy độ 40 phút sẽ đến đảo. Toàn đảo bao quanh bởi hàng vạn khối đá có nhiều màu sắc và hình thù khác nhau. Đảo khá nhiều đá chồng, đất ít. Cả đảo chỉ có một cái giếng nước ngọt, nước tuy ít nhưng đó là nước nhỉ thường xuyên nên sách xưa gọi là giếng Tiên. Sở hữu làn nước biển trong veo cùng các bãi đá trải dài, Cù Lao Câu dường như đẹp trong mọi thời điểm. Quanh đảo có nhiều loại hải sản sinh sống, mà người giỏi nghề biển với công cụ đơn giản cũng có thể kiếm được thức ăn tươi.

Là vùng đất nắng và gió, khí hậu khắc nghiệt nhất của tỉnh Bình Thuận, cái tên Tuy Phong cũng có nguồn gốc từ nơi giàu gió này mà ra.

Theo địa thế của từng khu, nhiều cái tên độc đáo được dân đi biển đặt cho các bãi đá của hòn đảo nhỏ này như hang Yến, hang Ba Hòn, hang Tình Yêu, khe Sung Sướng, bãi Tắm Tiên, bãi San Hô, bãi Cá Suốt...

Hang Yến một cái hang có hàng trăm con chim yến xây tổ, dân đi biển mùa hè thường ghé lại lấy trứng, lấy tổ yến, gần đây yến sinh sôi ngày càng nhiều do việc khai thác tự do đã bị ngăn cấm. Cạnh hang Yến là hang Ba Hòn, một hang động lớn được tạo nên từ 3 hòn đá lớn dựng đứng. Đảo không có bóng cây, không quán xá, nên hang Ba Hòn là điểm dừng chân để nghỉ ngơi, tránh nắng và cảm nhận cái bao la, rộng lớn của đất trời và đón gió biển. Cùng với hang Ba Hòn, bãi Tắm Tiên cũng là một sự kỳ diệu được đá tạo nên. Đó là một khu vực khép kín với các dãy đá dựng đứng bao quanh.

Nhưng điểm đặc biệt nhất của Cù Lao Câu là vùng nước xung quanh có sự hiện diện của các hệ sinh thái biển nhiệt đới điển hình, đó là những rạn san hô và thảm cỏ biển, có giá trị lớn về đa dạng sinh học. Đây còn là nơi

sinh sống và là bãi đẻ của nhiều loài thủy sinh vật quý hiếm. Nước trong veo, xanh ngắt để lộ bên dưới những rặng san hô sống đủ hình dáng, màu sắc. Do nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của hiện tượng nước trồi, nên khu vực này được xem là nơi có ý nghĩa lớn trong việc duy trì và bổ sung đa dạng sinh học, nhờ vào khả năng thích ứng san hô với sự thay đổi khí hậu.

Đây là nơi mà cứ mỗi năm vào mùa gió Nam, ngành nông nghiệp Bình Thuận thả hàng tỉ con tôm, cá giống ra biển, để bổ sung nguồn giống hải sản cho địa phương.

Cù Lao Câu

Từ xa xưa, ngư dân đã xây dựng miếu thờ vị nữ thần Thiên Yana (vị nữ thần Chăm) trên Cù Lao Câu. Ngày 14.4 Âm lịch hàng năm, trên Cù Lao Câu ngư dân Tuy Phong sẽ tổ chức lễ nghinh cúng tại miếu thần Thiên Yana và lễ cúng thỉnh ngư cùng với hát bá trạo cầu cho mùa yên biển lặng. Lễ hội cầu ngư trên đảo Cù Lao Câu thu hút rất nhiều người dân địa phương và du khách. Ngày nay, Cù Lao Câu được UBND tỉnh Bình Thuận thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên biển với diện tích mặt nước hơn 22 km2 xung quanh được bảo vệ nghiêm ngặt.

Hòn Nghề có diện tích khoảng 700 m2, cách bờ biển thôn Hồng Chính xã Hòa Thắng (Bắc Bình) khoảng 1km. Hòn nghề là một đảo nhỏ chỉ

toàn đá, không có người sinh sống. Đã có lúc, một nhà doanh nhân dự định xây dựng trên hòn nghề một Casino nhưng chính quyền địa phương không đồng ý nên dự án này phải hủy bỏ. Ngày nay, hòn Nghề vẫn lẻ loi đứng nhìn từng đoàn thuyền đánh cá của các làng chài ven biển sớm chiều vào ra.

Hòn Nghề

Hòn Ghềnh, ngư dân địa phương thường gọi hòn Lao hay hòn Lau, nằm ngoài khơi, cách Mũi Né chưa đầy 1 km, cao 30 mét so với mực nước biển. Từ trong đất liền nhìn ra, hòn Ghềnh tựa như con rùa biển khổng lồ đang bơi vào bờ. Cho đến bây giờ, hòn Ghềnh vẫn là ốc đảo hoang sơ, chỉ có cây dại, ghềnh đá và nhiều loài chim sinh sống, không có nhà dân, chỉ có một ngôi miếu thờ ông Nam Hải, ngư dân thay nhau hương khói quanh năm.

Chung quanh đảo là những ghềnh đá lớn nhỏ chồng chất lên nhau, tạo nên những hang động. Bên dưới là những tầng san hô rất đẹp và lạ mắt. Đứng trên đỉnh hòn Ghềnh là nhìn bao quát được cả một vùng trời biển bao la … trái là dãy Mũi Né đâm ra biển, phải là hòn Rơm tạo thành vòng cung như đôi cánh tay ôm lấy biển. Đặc biệt, khu vực này có nhiều hải sâm (ngư dân gọi là đỉa biển) nằm ẩn mình trong những khe đá, được xếp vào loại hải sản

quý, nhiều chất dinh dưỡng. Hòn Ghềnh trong tương lai sẽ trở thành một điểm du lịch dã ngoại - sinh thái biển của Bình Thuận.

Hòn Ghềnh

Hải đăng Kê Gà: Cho đến nay ngọn hải đăng này được xem là cổ kính nhất Việt Nam. Hải đăng nằm trên đảo Khe Gà, hòn đảo được đánh giá là nơi có cảnh trí đẹp nhất vùng biển Hàm Thuận Nam, Phan Thiết.

Ngọn hải đăng Kê Gà với dáng đứng mạnh mẽ, cao vút trên nền trời xanh ngắt như khẳng định vị thế giữa một vùng biển trời tuyệt đẹp, màu xanh ngọc của nước biển hoà cùng màu xanh lơ của mây trời, màu trắng của những bãi cát dài, màu xanh của những rặng thùy dương và những ghềnh đá hoa cương trắng hồng đã tạo cho nơi đây một vẻ quyến rũ khó tả, nguyên sơ và yên bình. Ngọn Hải đăng này được xây dựng vào tháng 2/1897 do kiến trúc sư người Pháp Snavat thiết kế. Trên đỉnh ngọn tháp có bóng đèn lớn 2000W, có bán kính quét sáng là 22 hải lý, tương đương 40km, dùng làm tín hiệu hướng dẫn tàu thuyền qua lại xác định được vị trí và tọa độ. Dưới chân tháp có một con đường bê tông chạy thẳng xuống chân đồi, hai bên là hai

hàng hoa sứ dọc theo lối đi do người Pháp trồng từ khi bắt đầu xây ngọn hải đăng Kê Gà, cho đến nay vẫn còn nguyên vẹn và tỏa bóng mát quanh năm.

Trải qua 112 năm, ngọn hải đăng Kê Gà hầu như không hề bị hư hại gì mặc cho mưa gió bão táp, muối mặn của biển cả.

Tại đảo Kê Gà có hàng trăm hộ dân sinh sống. Nghề chính của họ là đánh bắt hải sản. Cứ mỗi sớm tinh mơ, từng đoàn thuyền chở đầy cá tôm vào trong bờ. Vùng biển nơi đây đã đem lại cho người dân có một cuộc sống ấm no.

Hải đăng nằm trên đảo Khe Gà

Hòn Bà: Sách Đại Nam nhất thống chí (tập 12) có ghi rằng: “Đảo thiên Y ở ngoài cửa tấn La Di, phía nam huyện, tục gọi là Hòn Bà. Đảo ấy chu vi hơn 200 trượng, từ mặt nước đến trên đỉnh 30 trượng, cây cổ thụ sum suê. Trên đỉnh núi có ngôi đền cổ thờ tượng đá A-diễn-bà…”.

Thực tế hiện nay, hòn bà là một hòn đảo nhô cao lên giữa biển có diện tích 2,8 ha, cách bờ biển LaGi gần 2km về hướng Ðông, cách Phan Thiết khoảng 70km về phía Ðông Nam. Hòn Bà là ngọn núi trẻ có đỉnh cao so mặt biển 38m, diện tích khoảng 2,8ha và đường chu vi chân đảo từ 700m - 800m.

Dưới chân đảo là những bãi đá ngầm chỉ có một mảnh cát bồi nơi cặp

thuyền lên đảo. Đáy biển khu vực hòn bà là một dải rạn đá bí ẩn thể hiện qua bài vè thủy trình của những các lái ghe bầu ngày xưa thuộc nằm lòng:

“Sóng ào ào buồm giương ba cạnh Chạy một hồi tỏ rạn La Gi

Hòn Bà, rạn Gõ một khi

Ngoài khơi rạn Đập, trong ni rạn Hồ…”.

Cho nên biển La Gi nổi tiếng nhiều cá, đặc biệt là loài cá ở rạn như hồng, mú, kẽm, đỏ dạ…và cua ghẹ, ốc sò nhờ bởi chốn ẩn náu êm ả để sinh trưởng bầy đàn. Từ hòn Bà ra hướng biển khoảng 1 hải lý còn có một vài hòn đảo nhỏ như hòn Ngọc, hòn Chà… là những dải đá có khi bị chìm dưới mặt nước.

Đứng từ bờ biển làng chài Tân Long (Thị xã LaGi), ta thấy rõ Hòn Bà đứng trơ vơ giữa biển Đông như thách đố trước giông tố của đại dương mênh mông. Một màu xanh rì phủ lấy hòn đảo nhỏ hình dáng như con rùa đang vội vã bơi về phương Nam. Cả hòn đảo gần như phủ kín màu xanh của các loại cây cổ thụ có nhiều năm tuổi, một khu rừng giữa biển khơi, khẳng định một sức sống mãnh liệt mà thiên nhiên đã ưu đãi và tạo nên một bức tranh thủy mặc quyến rũ, thơ mộng và đầy thách thức đối với con người.

Hòn Bà là một thắng cảnh nổi tiếng từ xưa đến nay, có sức hấp dẫn ngoài thưởng ngoạn cảnh đẹp hoang sơ của đảo còn có thể nghiên cứu nền văn hóa Chăm tồn tại lâu đời ở đây. Đảo không có người dân sinh sống, chỉ có 1 - 2 người già ở trông coi đền thờ Nữ thần Thiên Ya Na được xây dựng trên đỉnh (có cao độ 49m so với mực nước biển). Tương truyền, ngôi đền này đã có từ thế kỷ thứ XVI do người Chăm xây dựng, để thờ nữ thần Thiên Y, với ước mong bà sẽ chở che và mang đến những điều bình an cho những con người đã trót chọn cái nghiệp lênh đênh trên biển cả làm sự sống... Giữa một không gian tĩnh mịch, chỉ có tiếng lao xao của rừng cây, tiếng rì rào của sóng, người giữ đền kể cho bạn nghe truyền thuyết về Hòn Bà, một câu chuyện tình đầy chất sử thi. Chuyện kể rằng, xưa có đôi vợ chồng trẻ sống thật hạnh phúc bên nhau trên mảnh đất LaGi chưa thêm dấu chân người. Họ ở với bếp lửa của người vợ và sống bằng muông thú chồng săn về trong động Bà Sang. Một hôm người chồng nghe tiếng con chim lạ hót. Chàng nghĩ ngợi, bàng hoàng. Thế rồi chàng xách ná, đeo tên đi theo tiếng chim về

hướng núi xa. Đến một vùng đất lạ, thú rừng không gặp nhưng ở quanh chàng hiện ra khung cảnh của ngàn hoa và những hình bóng mỹ nữ diễm kiều. Chàng quên cả lối về với người vợ chân quê. Ở nhà, nàng nóng lòng bên chảo nước réo sôi, lửa lại sắp tàn, mòn mỏi ngóng chờ chàng mang về những con thịt rừng và tấm da thú màu lông sặc sỡ. Ngày tiếp ngày, nàng vẫn kiên trì giữ hồng bếp lửa để chảo nước luôn sôi. Nhưng trong một đêm được báo mộng, người vợ hiểu ra chàng đã phụ bạc, quay lưng với tình yêu nồng ấm ngày nào. Nàng phẫn uất hất đổ chảo nước đang sôi như một lời thề đoạn tuyệt. Nàng dậm chân ba dậm, Động Bà Sang bỗng tách một phần đất để trở thành hòn đảo cô đơn chia lìa với bao kỷ niệm. Đó là Hòn Bà!

Người ta nói có một thương buôn khi cập thuyền ghé đảo tránh gió, rung động trước nhan sắc của người chủ đảo, không cầm lòng được nên đã lỡ lời thô lỗ, suýt vong mạng. Nhưng Bà đã tha thứ và người thương buôn này xin tình nguyện làm kẻ hầu hạ bà suốt đời. Một truyền thuyết mang màu sắc đạo đức và chế độ mẫu hệ của người Chăm.

Vào những thế kỷ trước, đi biển là nghề chính thu hút đông đảo ngư dân Chăm ven bờ mà dấu vết của những làng ngư cổ vẫn còn. Do vậy, việc thờ tượng Nữ thần ở đây cũng là sự cầu mong cho Nữ thần phù hộ, cứu nạn cho họ trên biển. Người Chăm đã xây ngôi đền trên ngọn của đảo để tôn vinh nữ thần của mình. Ngôi đền được kiến tạo hai tầng mái, tầng mái dưới tỏa rộng ra 4 hướng và tầng mái trên thu nhỏ vút cao lên như hình dáng một ngôi tháp Chăm, trung tâm đặt tượng thờ Thiên Ya Na bằng đá xanh được tạc trực tiếp trên tảng đá nguyên sinh ở đỉnh Hòn Bà, phần chân của pho tượng kết nối trực tiếp với khối đá lớn bên dưới.

Tế lễ chính tại đền thờ Thiên Ya Na diễn ra và kéo dài trong 3 ngày từ ngày 21-23 tháng 3 âm lịch hàng năm. Trong những ngày diễn ra tế lễ hầu như cả hòn đảo chật cứng, người tấp nập lên xuống và quanh chân hòn đảo hàng trăm ghe thuyền neo đậu. Qua bao nhiêu thăng trầm, người Việt, người Chăm làng biển có dịp lại đến thắp hương cúng viếng ở đền để cầu nguyện những điều bình an cho mình và gia đình. Ngư dân địa phương và các tỉnh lân cận tề tựu về đây cùng có chung mục đích chiêm bái, thỉnh nguyện Thiên Ya Na phù trợ được an lành, cuộc sống mưu sinh, lao động trên biển của họ được thuận buồm, xuôi gió và đánh bắt được nhiều tôm cá. Bên cạnh niềm

tin tín ngưỡng, những người đến đây gần như hòa vào không khí của lễ hội, họ cùng nhau trò chuyện, thăm hỏi và cùng ca hát, biểu diễn những điệu múa dân gian suốt đêm trong thời gian diễn ra lễ hội tại đảo. Người ta ngưỡng mộ và đến Hòn Bà vì ngôi đền cổ, vì sự ẩn hiện cổ tích của truyền thuyết và cũng vì vẻ đẹp lạ lùng của hòn đảo vừa gần gũi thị xã đất liền, vừa dạt dào biển cả. Thiên nhiên hoang sơ, sóng biển vỗ nhịp đều, từ Hòn Bà ta có thể thưởng ngoạn bầu không khí trong lành, mát mẻ, yên tĩnh và phóng tầm nhìn bao quanh cả dải đất liền rộng lớn từ cửa LaGi đến mũi Kê Gà.

Hòn Bà

Không xa mấy với đất liền và gần lắm với Trường Sa là đảo Phú Quý. Phú Quý có diện tích 16 km² nằm ngoài khơi bờ biển Nam Trung Bộ (vị trí 10o29'B-10o31'B và 108o55'Đ- 108o59Đ), số dân 24.000 (2006). Huyện đảo Phú Quý cách thành phố Phan Thiết khoảng 56 hải lý (hơn 100 km) về hướng đông nam. Đã từ lâu đảo Phú Quý trở nên rất quen thuộc với nhiều người qua sử sách xưa dưới nhiều tên gọi: Cổ Long, Thuận Tịnh, Cù Lao

Khoai Xứ, Cù Lao Thu... Từ năm Thiệu trị thứ 4 (1844) vì tiềm năng kinh tế dồi dào và số lượng đặc sản đáng kể biệt nạp cho Triều đình Huế, đảo được đổi tên từ Tổng Hạ sang Tổng Phú Quý trực thuộc huyện Tuy Phong, phủ Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận. Theo Đại Nam nhất thống chí của triều Nguyễn: Đó là “một hòn đảo đột khởi giữa biển khơi, tiếp thẳng bờ biển Phan Rí, đảo dài 150 dặm, bốn bên đều là bãi cát”.

Trong báo cáo ngày 1 tháng 7 năm Minh Mạng thứ 13 (1832) của Cai đội Cao Văn Biên cho biết, đảo Thuận Tĩnh (một trong những tên trước đây của đảo Phú Quý) nếu dùng thuyền bè đi vòng quanh sườn núi chừng 4 tiếng đồng hồ thì giáp (từ đảo này nếu thuyền thuận gió thì đi 1 ngày đêm là đến bờ). Báo cáo đã ghi lại những phát hiện về địa lý tự nhiên và khảo tả đầy đủ, những địa danh được khảo sát về căn bản như tên gọi ngày nay. Trong đó ghi chép đầy đủ về vị trí, diện tích, thủy triều, độ sâu… có những vịnh có đá ngầm như Vịnh Đá Dù, Vịnh Thuế, Bãi Lăng, Vịnh Ông Lường, Vịnh Cây Chổi, Vịnh Núi, Vịnh Bãi Chùa, Vịnh Chà Tre …những chỗ này thuyền bè nên tránh xa. Nội dung của báo cáo này có từ năm Minh Mạng thứ 13 (1832), nhưng những vấn đề lưu lại trong đó không phải chỉ giúp cho triều đình nhà Nguyễn biết tường tận về địa lý hòn đảo và ngư dân Phú Quý tránh được những chướng ngại của tự nhiên, mà ngày nay vẫn rất cần cho ngư dân, đặc biệt là ngành hàng hải, giao thông đường biển tham khảo khi thiết lập những tuyến hải trình.

Tuy là một hòn đảo nằm biệt lập giữa trùng dương nhưng dấu tích phát hiện được cho thấy trước khi có con người đến từ lục địa, ở đây đã có người cổ đại sinh sống bằng nghề hái lượm và bắt cá ven biển. Người ta đã tìm thấy những mộ vò lớn, trong mộ có chôn theo một số công cụ lao động như rìu, bôn và cả những chiếc vòng đeo tay bằng đá với kỹ thuật chế tác rất tinh xảo. Những di tích và phần mộ còn xót lại trên đảo cùng sự tích công chúa Bàn Tranh chứng tỏ người Chăm đã có mặt ở đảo này từ rất sớm.

Chuyện xưa kể lại rằng: Lâu lắm rồi khi trên đảo chưa có người ở, một hôm, hàng chục chiếc thuyền lớn dẫn giải một người con gái xinh đẹp cùng đoàn tùy tùng hơn 100 người cả nam lẫn nữ ngược sóng ra khơi và cập vào đảo.

Về sau người ta mới biết đoàn thuyền năm xưa là của Hoàng tộc Chăm. Còn người con gái trẻ đẹp xưa kia chính là công chúa Bàn Tranh, con gái út của

Một phần của tài liệu He thong hoa kien thuc bien dao Binh Thuan (Trang 23 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w