2.1. VẤN ĐỀ THU THẬP DỮ LIỆU TỪ HỆ THỐNG SCADA/EMS TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN MIỀN TRUNG
2.1.2. Vấn đề thu thập dữ liệu từ hệ thống SCADA/EMS
Nhằm phục vụ cho các mục đích khác nhau, trong hệ thống SCADA/EMS tại Trung tâm Điều độ HTĐ miền Trung bao gồm các cơ sở dữ liệu sau đây:
- Cơ sở dữ liệu thời gian thực (Realtime Database): là cơ sở dữ liệu chính, thông tin cập nhật liên tục, phản ánh trạng thái mới nhất của HTĐ được giám sát, gồm 2 phần:
+ Dữ liệu SCADA: là dữ liệu thu nhận thực tế từ HTĐ;
+ Dữ liệu EMS: là dữ liệu được các chương trình EMS tính toán và kết xuất ra.
- Một hoặc nhiều cơ sở dữ liệu mô phỏng (Simulation Database): có thể là trạng thái thực của hệ thống (lấy từ cơ sở dữ liệu thời gian thực) hoặc là một trạng thái giả định bất kỳ, dùng để mô phỏng, nghiên cứu, đào tạo, tập huấn.
- Cơ sở dữ liệu quá khứ (Historical Database): là thông tin quá khứ được tổ chức lưu trữ nhằm mục đích truy vấn, thống kê, báo cáo, tổng hợp,… gồm có 3 loại:
+ Ngắn hạn: từ 30 đến 90 ngày, tổ chức lưu trữ tại chổ, truy xuất nhanh chóng;
+ Dài hạn: từ lớn hơn 90 ngày đến 2 năm, tổ chức lưu trữ trên hệ thống chuyên dùng (storage) nhưng vẫn đảm bảo truy xuất nhanh;
+ Ngoại tuyến (offline): lớn hơn 2 năm, tổ chức lưu trữ trên hệ thống bên ngoài.
b. Khai thác cơ sỡ dữ liệu quá khứ (Historical Database) bằng CHRONUS CHRONUS là kho lưu trữ dữ liệu thời gian thực với hiệu suất cao, được sử dụng để ghi và truy xuất các dữ liệu và sự kiện theo chuỗi thời gian. CHRONUS cung cấp:
- Ghi dữ liệu và sự kiện liên tục theo thời gian, theo chu kỳ và theo yêu cầu.
- Khả năng mở rộng cao với sự hỗ trợ hàng triệu giá trị theo chuỗi thời gian mà phạm vi thời gian gần như không bị giới hạn, mức độ dự phòng cấu hình cao.
- Hiệu suất cao với quy mô đạt được trên 100,000 bản ghi dữ liệu mỗi giây trên một máy chủ với khả năng lưu trữ hàng triệu điểm dữ liệu trong mỗi giây.
- Mô hình dịch vụ phân tán (SOA) để ghi và phân phối dữ liệu thời gian thực trên nhiều trung tâm dữ liệu.
Khởi động CHRONUS trên hệ thống SCADA/EMS: để hiển thị Menu CHRONUS, click SCADA Applications (Bước 1) CHRONUS (Bước 2) nằm trên thanh Menu chính như Hình 2.1.
Cách bố trí của CHRONUS trên hệ thống SCADA/EMS như Hình 2.2.
Xem dữ liệu quá khứ bằng CHRONUS trên hệ thống SCADA/EMS:
- Màn hình hiển thị dữ liệu (Data) của CHRONUS như Hình 2.3.
DUT.LRCC
Hình 2.1. Khởi động CHRONUS trên hệ thống SCADA/EMS
Hình 2.2. Cách bố trí của Menu CHRONUS trên hệ thống SCADA/EMS
Hình 2.3. Màn hình hiển thị dữ liệu (Data) của CHRONUS trên hệ thống SCADA/EMS
Phần Cấu hình (Configuration), bạn có thể truy cập các màn hình hiển thị tạo quy tắc thu thập, bộ dữ liệu và thu thập bộ dữ liệu
Phần Dữ liệu (Data) cung cấp quyền truy cập vào màn hình truy vấn dữ liệu quá khứ được lưu trữ bởi CHRONUS
1
2
DUT.LRCC
+ CHRONUS cung cấp nhiều màn hình để truy vấn dữ liệu. Những màn hình này thường được sử dụng để xem nhanh thông tin và đảm bảo dữ liệu được lưu trữ như mong muốn. Bạn có thể truy cập các màn hình này từ phần dữ liệu (Data).
+ Chúng ta có thể truy vấn trên hệ thống SCADA/EMS dữ liệu các điểm nút (Point Hisory), cảnh báo (Alarms) và nhật ký truy cập (Audits) từ màn hình CHRONUS. Nhật ký truy cập lưu trữ quá trình chỉnh sửa dữ liệu thủ công trước đó bởi CHRONUS.
+ Đối với mỗi loại truy vấn, ta sẽ thiết lập một vùng thời gian, nguồn và dữ liệu khác mà ta muốn hiển thị. Khi thiết lập vùng thời gian, bạn có thể nhập thời gian bắt đầu và kết thúc cụ thể hoặc sử dụng các nút được cài đặt sẳn giờ (Hour), ngày hiện tại (Today), tuần (Week), tháng (Month) hoặc năm (Year) để thay đổi các trường thời gian bắt đầu (Start Time) và thời gian kết thúc (End Time) một cách nhanh chóng.
+ Khi thực hiện một truy vấn (Execute Query), CHRONUS sẽ hiển thị các sự kiện trong vùng thời gian được thiết lập ngay cả khi không có thông tin nào tồn tại như Hình 2.4.
Hình 2.4. Bảng kết quả truy xuất dữ liệu các điểm nút (Point Hisory) của CHRONUS trên hệ thống SCADA/EMS
- Trình tự thực hiện truy vấn dữ liệu các điểm nút (Point Hisory) trên CHRONUS như Hình 2.5.
+ Bước 1: Chỉ đến màn hình truy vấn dữ liệu các điểm nút (Point Hisory) trên CHRONUS (CHRONUS Menu Point Hisory);
+ Bước 2: Kích vào nút trong trường điểm bạn muốn truy vấn (trạng thái (Status), đo lường (Analog));
+ Bước 3: Thiết lập khung thời gian bắt đầu và kết thúc hoặc kích vào các nút giờ
DUT.LRCC
(Hour), ngày hiện tại (Today), tuần (Week);
+ Bước 4: Điền tên nơi dữ liệu được lưu trữ trong trường nguồn (Source);
+ Bước 5: Điền tên nơi bạn muốn truy vấn dữ liệu trong trường nguồn dự phòng (Resource);
+ Bước 6: Kích vào nút truy vấn (Execute Query) để xem kết quả;
+ Bước 7: Lựa chọn một khóa của một dữ liệu cần xem (SCADA Key) từ danh sách.
Hình 2.5. Trình tự các bước thực hiện để truy vấn dữ liệu các điểm nút (Point Hisory) trên CHRONUS
- Trình tự thực hiện truy vấn dữ liệu cảnh báo (Alarms) trên CHRONUS như Hình 2.6.
+ Bước 1: Chỉ đến màn hình truy vấn dữ liệu cảnh báo (Alarms) trên CHRONUS (CHRONUS Menu Alarms);
+ Bước 2: Thiết lập khung thời gian bắt đầu và kết thúc hoặc kích vào các nút giờ hiện tại (Current Hour), ngày hiện tại (Today);
+ Bước 3: Điền tên nơi dữ liệu được lưu trữ trong trường nguồn (Source);
+ Bước 4: Điền tên nơi bạn muốn truy vấn dữ liệu trong trường nguồn dự phòng (Resource);
+ Bước 5: Kích vào nút truy vấn (Execute Query) để xem kết quả.
6
7
DUT.LRCC
Hình 2.6. Trình tự các bước thực hiện để truy vấn dữ liệu cảnh báo (Alarms) trên CHRONUS