Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân có can thiệp đường thở tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện e năm 2020 (Trang 35 - 95)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

3.1.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1.Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu

≤ 60

>60

Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy phần lớn bệnh nhân nằm trong độ tuổi >60 tuổi chiếm 59,14%, tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 60 tuổi, BN có độ tuổi nhỏ nhất là 1 tuổi, lớn nhất là 101 tuổi.

Nữ, 33.33%

Nam, 66.67%

Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới

Nhận xét: Tỷ lệ nam giới trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nữ giới chiếm 66,67%

3.1.1.2. Đặc điêm về tình trạng bệnh của bệnh nhân lúc vào khoa

100.00%

80.00%

60.00%

40.00%

20.00%

0.00%

30.65%

B nh lý hôệ h pấ

Biểu đồ 3.2. Đặc điểm về chẩn đoán lúc vào khoa của đối tượng nghiên cứu(n=186)

Nhận xét: Kết quả biểu đồ trên cho thấy bệnh nhân vào viện mắc bệnh lý về ngoại khoa là cao nhất với tỷ lệ 35,48%, tiếp theo đó là mắc bệnh lý về hô hấp (30,65%) và bệnh lý về thần kinh trung ương (18,82%).

Bảng 3.2. Đặc điểm về phẫu thuật và nhiễm khuẩn lúc vào khoa

Nhiễm khuẩn lúc vào khoa

Nhận xét: Có 111/186 chiếm tỷ lệ 59,68% bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn trước khi vào khoa, trong đó tỷ lệ mắc NKBV khi điều trị ở những cơ sở y tế tuyến trước là 13,44%, có 46,24% bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn cộng đồng.

Có 72/186(38,71%) được tiến hành phẫu thuật trước và trong quá trình điều trị tại khoa

3.1.1.3. Đặc điểm về thời gian nằm viện, thủ thuật xâm nhập và số thủ thuật xâm nhập thực hiện trên bệnh nhân

Bảng 3.3. Đặc điểm về thời gian nằm viện của đối tượng nghiên cứu

Trung bình(Nhỏ nhất –

Nhận xét: Đặc điểm về thời gian nằm viện, thời gian nằm viện trung bình của đối tượng nghiên cứu là 22,44 ngày bệnh nhân có thời gian nằm viện ngắn nhất là 2 ngày dài nhất là 124 ngày, trong đó tỷ lệ người bệnh có thời gian nằm viện ≥7 ngày chiếm tỷ lệ trên 82,8 %.

100.00%

80.00%

60.00

% 40.00%

20.00%

0.00%

92.47%

87.10%

81.72%

43.55%

26.34%

4.84%

98.39%

Biểu đồ 3.3.

Đặc điểm

về các loại thủ thuật

xâm nhập

thực hiện trên bệnh nhân (n=1 86)

N hận

Về đặc điểm các loại thủ thuật xâm nhập thực hiện trên bệnh nhân, tỷ lệ

người bệnh đặt ống thông dạ dày chiếm tỷ lệ

cao nhất (98,39

%), tiếp theo đó là đặt ống thông tiểu

ống thông tĩnh mạch dưới đòn (81,72%), đặt nội khí quản thở máy (87,1%), mở khí quản thở máy (43,55%). Có 26,34% bệnh nhân thực hiện mở khí quản không thở máy và 4,84%

bệnh nhân có đặt ống nội khí quản không thở máy.

Bảng 3.4. Số lượng thủ thuật được chỉ định trên bệnh nhân nghiên cứu

Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu bảng trên cho thấy tỷ lệ bệnh nhân thực hiện trên 4 thủ thuật xâm nhập chiếm tỷ lệ cao nhất là 49,46%, trong khi đó mỗi bệnh nhân đều được làm ít nhất 2 thủ thuật, số lượng thủ thuật trung bình thực hiện là 4,36 (nhỏ nhất là 2 thủ thuật, nhiều nhất là 6 thủ thuật).

Bảng 3.5.Đặc điểm về thời gian lưu thiết bị xâm nhập của đối tượng nghiên

Thời gian Thủ thuật XN

Nội khí quản thở máy

Nội khí quản không thở máy Mở khí quản thở máy

Mở khí quản không thở máy Đặt ống thông tĩnh mạch dưới đòn

Đặt ống thông tiểu Đặt ống thông dạ dày Nhận xét:

Đặc điểm về thời gian lưu các thiết bị xâm nhập, bệnh nhân đặt ống thông dạ dày có thời gian trung bình lâu nhất 17,47(1 – 68) ngày, tiếp theo đó là bệnh nhân mở khí quản không thở máy 16,45 (1 – 65) ngày và mở khí quản thở máy 16,7(1 – 125) ngày, bệnh nhân đặt ống nội khí quản không thở máy có thời gian lưu trung bình thấp nhất là 5,6 (3 – 14) ngày.

3.1.2. Đặc điểm về tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện

3.1.2.1. Tỷ lệ bệnh nhân mắc NKBV sau khi điều trị tại khoa

30.65%

69.35%

Nhiễm khuẩn bệnh viện

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân mắc NKBV sau khi điều trị tại khoa Nhận xét: Kết quả biểu đồ trên cho thấy có 57/186 bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn bệnh viện trong thời gian điều trị tại khoa chiếm tỷ lệ 30,65%

3.1.2.2. Tỷ lệ NKBV theo vị trí nhiễm khuẩn

4.76%

17.86%

21.43%

55.95%

Nhiễm khuẩn huyết Nhiễm khuẩn tiết niệu

28

Nhận xét: Về tỷ lệ NKBV theo vị trí nhiễm khuẩn kết quả biểu đồ trên cho thấy trong số 84 NKBV phát hiện trên đối tượng nghiên cứu chiếm tỷ lệ

cao nhất là NK phổi với tỷ lệ 47/84 (55,95%), tiếp theo là NK tiết niệu với tỷ lệ là 18/84 (21,43%), NK huyết là 15/84 (17,86%), 4/84(4,76%) là nhiễm khuẩn vết mổ.

Bảng 3.6. Tỷ lệ mắc các loại nhiễm khuẩn bệnh viện sau khi điều trị tại khoa

Tỷ lê mắc NKBV sau khi điều trị tại khoa

Tỷ lệ mắc các loại NKBV chung (n=186) Tỷ lệ mắc NKP/BN thở máy ( n=180)

Tỷ lệ mắc NKH/BN đặt ống thông TM dưới đòn (n=152)

Tỷ lệ mắc NKTN/BN đặt ống thông tiểu ( n=172)

Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy tỷ lệ mới mắc NKBV chung là 45,16% (84/186), tỷ lệ mới mắc NKP 26,11%(47/180), tỷ lệ mới mắc NKH là 9,87%(15/152), tỷ lệ mới mắc NKTN là 10,47%(18/172).

5.27%

36.84%

57.89%

29

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân mắc 1 loại NKBV chiếm tỷ lệ cao nhất 57,89% (33/57), có 21/57(36,84%) bệnh nhân mắc 2 loại NKBV và có 3/57(5,27%) bệnh nhân mắc 3 loại NKBV.

3.1.2.3. Đặc điểm về tác nhân gây NKBV

Bảng 3.7. Phân bố tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện Tên tác nhân

Vi khuẩn Gram âm Acinobacter baumanni Pseudomonas aeruginosa Klebshiella pneumonia Proteus mirabilis Escherichia coli Burkholderia cepacici Enterobacter clociae Klebshiella aerogenes Vi khuẩn gram dương Staphylococcus aureus Enterococcus faecalis Enterococcus faecium Kocuria Kristinae Kocuria Róea Nấm

Tổng

Nhận xét:Trong số 57 bệnh nhân mắc NKBV chúng tôi đã phân lập được 85 các loại tác nhân là vi khuẩn và nấm. Trong các tác nhân là vi khuẩn,

vi khuẩn Gram (-) chiếm tỷ lệ là 71,76%, vi khuẩn Acinobacter baumanni chiếm tỷ lệ cao nhất (45,86%), tiếp theo là vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa

(17,75%), vi khuẩn Gram (+) chiếm tỷ lệ 10,59% trong đó vi khuẩn Enterococcus faecalis chiếm tỷ lệ cao nhất 3,53%. Có 15/85 loại tác nhân là nấm chiếm tỷ lệ 17,65 %.

3.2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện trên những bệnh nhân có can thiệp đường thở tại khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện E năm 2020

3.2.1. Các yếu tố liên quan về tuổi, giới, thời gian nằm viện đến nhiễm khuẩn bệnh viện.

Bảng 3.8. Các yếu tố liên quan về tuổi, giới, thời gian nằm viện đến nhiễm khuẩn bệnh viện

Yếu tố liên quan

Giới

Nhóm tuổi

Thời gian nằm viện (ngày )

Nhận xét: Kết quả bảng trên chỉ ra rằng nam giới có nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện cao gấp 1,82 lần (OR=1,82; KTC: 0,91 – 3,70), người bệnh

ở độ tuổi trên 60 có nguy cơ mắc NKBV gấp 1,15 lần (OR=1,15; KTC: 0,61 –

2,17), tuy nhiên kết quả này chưa có ý nghĩa thống kê, người bệnh có thời gian nằm viện ≥7 ngày có tỷ lệ mắc NKBV cao gấp 8,33 lần (OR=8,33; KTC:

1,83 – 38,01) so với những người có thời gian nằm viện <7 ngày.

3.2.2. Các yếu tố liên quan về nhiễm khuẩn trước vào khoa và phẫu thuật đến nhiễm khuẩn bệnh viện.

Bảng 3.9. Các yếu tố liên quan về nhiễm khuẩn trước vào khoa và phẫu thuật đến nhiễm khuẩn bệnh viện.

Yếu tố liên quan

NK trước vào khoa

Phẫu thuật

Nhận xét:

Kết quả bảng trên cho thấy bệnh nhân có nhiễm khuẩn trước vào khoa có tỷ lệ mắc NKBV cao gấp 1,11 lần (OR=1,11; KTC: 0,58 – 2,1) so với bệnh nhận không có nhiễm khuẩn trước khi vào khoa.

3.2.3. Các yếu tố liên quan về các thủ thuật xâm nhập và số thủ thuật xâm nhập được thực hiện trên một bệnh nhân đến nhiễm khuẩn bệnh viện Bảng

3.10. Các yếu tố liên quan về thủ thuật xâm nhập đến nhiễm khuẩn bệnh viện

Yếu tố liên quan

Nội khí quản thở máy

Nội khí quản không thở máy

Mở khí quản thở máy

Mở khí quản không thở máy

Ống thông tĩnh mạch dưới đòn

Ống thông tiểu

Ống thông dạ dày

Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu bảng trên cho thấy các yếu tố là tăng nguy cơ đến NKBV là mở khí quản thở máy, mở khí quản không thở máy, đặt ống thông tĩnh mạch dưới đòn. Những bệnh nhân mở khí quản thở máy có nguy cơ NKBV gấp 3,2 lần(OR= 3,20;KTC:1,63– 6,28) những bệnh nhân không mở khí quản thở máy; bệnh nhân mở khí quản không thở máy có nguy cơ NKBV cao gấp 3,03 lần (OR= 3,03;KTC: 1,49– 6,13) và kết quả này mang ý nghĩa thống kê. Kết quả cũng chỉ ra rằng những bệnh nhân có can thiệp đặt ống thông tĩnh mạch dưới đòn có nguy cơ mắc NKBV cao gấp 1,28 lần so với những bệnh nhân không có ống thông tĩnh mạch dưới đòn (OR=1,28; KTC:

0,55–2,96) tuy nhiên kết quả này chưa có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3. 11. Yếu tố liên quan về số thủ thuật xâm nhập được thực hiện trên một bệnh nhân với nhiễm khuẩn bệnh viện.

Yếu tố liên quan

Số thủ thuật xâm nhập được thực hiện trên một bệnh nhân

Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy bệnh nhân được thực hiện lớn hơn hoặc bằng 4 thủ thuật xâm lấn (nội khí quản thở máy, nội khí quản không thở máy, mở khí quản thở máy, mở khí quản không thở máy, ống thông tĩnh mạch dưới đòn, ống thông tiểu, ống thông dạ dày) trong quá trình điều trị tại khoa có tỷ lệ mắc NKBV cao gấp 1,75 lần (OR=1,75; KTC:0,66 – 4,60) so với bệnh nhân không tiến hành phẫu thuật, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.1. Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện trên những bệnh nhân có can thiệp đường thở tại khoa Hồi sức tích cực- Bệnh viện E năm 2020

4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 4.1.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới.

Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 186 bệnh nhân tại khoa HSTC bệnh viện E tỷ lệ nam giới là 66,67% cao hơn so với nữ giới là 33,34% (biểu đồ 3.1). Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của tác giả Trương Anh Thư, Lê Bảo Huy, Bùi Hồng Giang [16, 17, 34]. Các nghiên cứu khác trên thế giới cũng chung đặc điểm về tỷ lệ giới tính so với nghiên cứu của chúng tôi:

Ấn Độ (2011) nam 58,3%, nữ 40,7% [35], Đức (2008) nam (58,28%), nữ (40,72%)[36]. Bệnh nhân điều trị tại khoa HSTC có thể gặp trong bệnh cảnh đa chấn thương : tai nạn lao động, tai nạn giao thông,.. mà tỷ lệ gặp các loại tai nạn trên thường gặp ở nam nhiều hơn nữ.

Về tuổi, độ tuổi trung bình của các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi là 60 tuổi (tuổi nhỏ nhất là 1, tuổi lớn nhất là 101) trong đó bệnh nhân có độ tuổi >60 chiếm tỷ lệ cao 59,14% (bảng 3.1). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của tác giả Giang Thục Anh tại khoa HSTC bệnh viện Bạch Mai (2004) tuổi trung bình là 65 tuổi, tác giả Huỳnh Văn Huệ tại khoa HSTC và chống độc bệnh viện đa khoa Sa Đéc là 64,5±17 tuổi [2, 37]. Bệnh nhân vào nằm điều trị tại khoa HSTC mắc những bệnh mãn tính như tai biến mạch máu não, bệnh phổi tác nghẽn mãn tính, bệnh tim mạch…thường gặp ở những người bệnh cao tuổi.

4.1.1.2. Đặc điểm về chẩn đoán khi vào khoa

Nhóm bệnh thuộc bệnh lý ngoại khoa trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ cao nhất (35,40%), trong đó bao gồm các bệnh như: đa chấn thương, chấn thương sọ não ( tụ máu ngoài màng cứng, tụ màu dưới màng cứng, dập não), chấn thương chi trên chi dưới, chấn thượng bụng kín, chấn thương ngực kín,...Nhóm bệnh lý thuộc hệ hô hấp chiếm tỷ lệ cao thứ 2 là

30,65% chủ yếu là các bệnh như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, viêm phổi, u phổi,... Kết quả của chúng tôi có sự khác biệt với kết quả

nghiên cứu của tác giả Bùi Hồng Giang tại khoa HSTC bệnh viên Bạch Mai với tỷ lệ bệnh hô hấp là 38,3%,bệnh thần kinh trung ương là 18,4%[16]. Tác giả Vũ Đình Hưng (2011) số bệnh nhân nghiên cứu mắc bệnh lý hô hấp cao nhất có 81 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 55,1%[18]. Tác giả Giang Thục Anh(2004) tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh lý thần kinh đứng thứ hai sau bệnh lý về nhiễm trùng với tỷ lệ 30,2% [2]. Sự khác biệt này có thể do đặc điểm của khoa HSTC từng bệnh viện. Ở bệnh viện Bạch Mai chủ yếu điều trị các bệnh nhân nội khoa, trong khi đó bệnh viện E là bệnh viện tuyến trung ương tiếp nhận điều trị bệnh nhân nội ngoại khoa, nên tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh ngoại khoa do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động nhiều hơn. Nhóm bệnh về bệnh lý hô hấp cũng chiếm tỷ lệ cao (nhỏ hơn 4,75% so với nhóm bệnh ngoại khoa). Điều này cũng phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trên về tỷ lệ nhập viện do nhóm bệnh hô hấp ở các bệnh nhân nằm trong các đơn vị HSTC.

4.1.1.3. Đặc điểm thời gian nằm viện và thủ thuật xâm nhập được chỉ định và thời gian lưu thiết bị trên bệnh nhân

Các loại thủ thuật xâm nhập được thực hiện trên bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi như: Nội khí quản thở máy (87,10%; thời gian lưu trung bình 8,36 ngày); Nội khí quản không thở máy ( 4,84 %; thời gian lưu trung bình 5,6 ngày); mở khí quản thở máy (43,55%; thời gian lưu trung bình 16,7 ngày); mở khí quản không thở máy (26,34%; thời gian lưu trung bình 16,45ngày); đặt ống thông tĩnh mạch dưới đòn ( 81,72%; thời gian lưu trung bình 13,9 ngày); đặt ống thông tiểu (92,47%; thời gian lưu trung bình 14,11 ngày); đặt ống thông dạ dày ( 98,39 %; thời gian lưu trung bình 17,47 ngày) (biểu đồ 3.3; bảng 3.5). Số lượng thủ thuật trung bình trên bệnh nhân là 4,36 thủ thuật( ít nhất là 2 thủ thuật, nhiều nhất là 6 thủ thuật), tỷ lệ bệnh nhân có tiến hành lớn hơn 3 thủ thuật chiếm tỷ lệ cao nhất là 84,95% (bảng 3.4). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng so với nghiên cứu của tác giả

Nguyễn Thúy An với số lượng thủ thuật trung bình là 4,8±1,6 và tỷ lệ bệnh nhân có tiến hành >3 thủ thuật chiếm tỷ lệ cao nhất là 81,3% [26]. Tuy nhiên,

kết quả nghiên cứu của chúng tôi thì cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Hà Mạnh Tuấn (2006) với số lượng thủ thuật trung bình là 2,54±1,3 thủ thuật[38].Có sự khác biệt này là do sự khác nhau trong việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu, chúng tôi đã chọn đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân có can thiệp đường thở ( nội khí quản thở máy, nội khí quản không thở máy, mở khí quản thở máy, mở khí quản không thở máy) nên dẫn đến số lượng thủ thuật trung bình được thực hiện trên bệnh nhân cao hơn. Thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân là 22,44 ngày(ngắn nhất là 2 ngày, dài nhất là 124 ngày), tỷ lệ bệnh nhân có thời gian nằm viện ≥7 ngày là 82,8%

(bảng 3.3). Kết quả này phù hợp với thực tế, vì các bệnh nhân vào khoa hồi sức tích cực thường trong bệnh cảnh hết sức nặng nề vì thế thời gian nằm viện kéo dài.

4.1.1.4. Đặc điểm về thực hiện phẫu thuật, tình trạng nhiễm khuẩn lúc vào khoa

Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng có 111/186 bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn lúc vào khoa chiếm tỷ lệ 59,68% trong đó có 86/111 bệnh nhân là mắc NKBV từ các tuyến trước, 25/11 bệnh nhân là mắc NKBV trong cộng đồng ( bảng 3.2). Đây là nguồn lây nhiễm quan trọng gây ra NKBV trong khoa HSTC nếu bệnh nhân có NK lúc vào không được cách ly kịp thời. Đặc biệt những bệnh nhân có NK từ tuyến trên chuyển về như bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức hoặc những bệnh nhân từ tuyến dưới chuyển lên như các bệnh viện tuyến tỉnh. Khi chuyển đến khoa HSTC thường bệnh nhân đã thực hiện nhiều thủ thuật can thiệp xâm lấn, có NKBV đều là những vi khuẩn đa kháng với nhiều loại kháng sinh.

Trên những trường hợp mắc nhiễm khuẩn từ trước đặc biệt là những bệnh nhân mắc NKBV sẽ khó phát hiện ra nhiễm khuẩn mới mắc và dễ bị nhầm lẫn với nhiễm khuẩn đã có từ trước tại khoa. Do đó đòi hỏi giám sát viên có hiểu biết sâu, có kinh nghiệm trong giám sát NKBV theo dõi chặt chẽ người bệnh hằng ngày để phát hiện những dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng mới của người bệnh. Kết quả bảng trên cũng chỉ ra có 72/114 bệnh nhân có tiến hành phẫu thuật trong quá trình điều trị, hồi sức tại khoa. Đây cũng là

nhóm bệnh nhân tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể mắc nhiễm khuẩn bệnh viện nếu không được theo dõi và chăm sóc đúng cách.

4.1.2. Đặc điểm về chỉ số mắc nhiễm khuẩn bệnh viện sau khi điều trị tại khoa

4.1.2.1.Tỷ lệ mới mắc nhiễm khuẩn bệnh viện

Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 186 bệnh nhân có can thiệp đường thở tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện E, kết quả cho thấy có 57 bệnh nhân mắc NKBV trong đó xác định được 84 NKBV với tỷ lệ là 30,65% (biểu đồ 3.4; bảng 3.7). Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Đình Phú thực hiện tại 15 đơn vị HSTC trên cả

nước(30,5%) tác giả Merzougui.L thực hiện ở khoa HSTC một bệnh viện tại Tunisie (30,6%) [6, 26, 39] tác giả Kall.H (21,0%), thấp hơn tác giả Lê Bảo Huy tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Thống Nhất (32,6%)%) [26]. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của tác giả

Trương Anh Thư và Nguyễn Việt Hùng thực hiên tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai năm 2013 -2014 với tỷ lệ là 16,0%, tác giả Simonetti.A thực hiện ở đơn vị chăm sóc đặc biệt một bệnh viện tại Italia với tỷ lệ là 16,4% [34, 40], tác giả Kall.H (21,0%), tác giả Legras.A thực hiện ở năm đơn vị chăm sóc đặc biệt tại Pháp (21,6%)[41, 42]. Sự khác biệt này là do tỷ lệ

NKBV mỗi cơ sở y tế khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện khử khuẩn môi trường, dụng cụ, trang thiết bị, cơ cấu bệnh tật, đặc biệt là hệ

thống giám sát NKBV tại bệnh viện đó. Ở một số nước phát triển, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện thấp hơn còn có thể giải thích do mật độ bệnh nhân trên 1 phòng bệnh thấp hơn, tỷ số điều dưỡng so với bệnh nhân cao hơn so với các đơn vị hồi sức tích cực ở Việt Nam. Từ các phân tích trên để góp phần giảm nguy cơ NKBV ngoài việc thực hiện các biện pháp chống nhiễm khuẩn thường quy cần phải lưu ý: giảm mật độ bệnh nhân, tăng cường điều dưỡng chăm sóc, điều trị các bệnh nền.

4.1.2.2.Về phân bố NKBV theo vị trí nhiễm khuẩn.

Kết quả nghiên cứu tại biểu đồ 3.5 cho thấy nhiễm khuẩn phổi bệnh viện chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm tỷ lệ 55,95%, tiếp theo là nhiễm khuẩn tiết

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân có can thiệp đường thở tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện e năm 2020 (Trang 35 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w