Phần III: KỸ NĂNG THỰC HÀNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN TÁC PHẨM BÁO CHÍ VỀ AN SINH XÃ HỘI. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN
1. Nhiệm vụ của các cơ quan báo chí trong việc tuyên truyền An sinh xã hội
Chìa khóa để tạo nên sự hiệu quả chính là việc kết nối một cách thường xuyên liên tục giữa các nhóm có liên quan ở các góc độ, vai trò khác nhau; ví dụ như người lao động, chủ sử dụng lao động, cơ quan xây dựng luật, nhân viên cơ quan an sinh xã hội, cơ quan báo chí… Từ đó tạo nền tảng để chia sẻ thông tin, kiến thức, các ý kiến, quan điểm…
nhằm đem lại lợi ích chung nhất cho các bên liên quan. Công tác truyền thông nếu được thực hiện hiệu quả sẽ đem lại những lợi ích thiết thực.
Theo đó, người dân hiểu rõ được quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia hệ thống an sinh xã hội. Các thông tin phức tạp mang tính chuyên ngành, các quy trình thủ tục hành chính sẽ được chuyển tải một cách đơn giản, dễ hiểu phù hợp với đa số các nhóm công chúng.
Truyền thông tốt sẽ giúp người dân chủ động hơn trong việc thực hiện các thủ tục, giảm áp lực đáng kể cho những nhân viên tiếp nhận, giải quyết hồ sơ ở những khâu đầu tiên.
Truyền thông giúp gia tăng niềm tin từ người dân với về khả năng cung ứng dịch vụ của cơ quan an sinh xã hội cũng như với hệ thống chính sách từ đó tham gia một cách chủ động, dài lâu; bảo đảm tính bền vững cho các quỹ an sinh. Truyền thông tốt cũng sẽ làm hình ảnh tổng thể, vai trò của cơ quan an sinh hiện lên một cách tích cực trong nhìn nhận đánh giá của người dân; nêu cao tinh thần làm việc của nhóm nhân viên nội bộ cùng nâng cao hiệu quả công việc, hướng tới mục tiêu phát triển chung. Từ công tác truyền thông, người làm công tác quản lý cấp cao trong cơ quan an sinh xã hội cũng sẽ có được những khuyến nghị, sáng kiến thiết thực phục vụ công tác điều hành. Xuất phát từ những lý do trên, ISSA nhấn mạnh sự cần thiết phải: xây dựng chiến lược, phát triển mạng lưới truyền thông chuyên nghiệp và hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác truyền thông nhiều kinh nghiệm, chuyên nghiệp; thiết lập bộ công cụ đánh giá hiệu quả truyền thông một rõ ràng.
Yếu tố đầu tiên cần phải được chú trọng trong quá trình xây dựng chiến lược, kế hoạch truyền thông chính là những thông điệp cơ bản về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức an sinh xã hội; cho thấy rõ sứ mệnh, tầm nhìn và vai trò trong việc bảo đảm lợi ích cho người dân tham gia. Bên cạnh đó, với vai trò là cơ quan an sinh xã hội, nắm giữ một lượng lớn thông tin của số đông người tham gia nên quá trình truyền thông, đưa thông tin phải đảm bảo các quy định về đạo đức, bảo vệ các quyền lợi cơ bản của cá nhân người tham gia; thông tin truyền đạt phải chính xác, rõ ràng. Đây cũng là yếu tố cần bảo đảm truyền thông phải mang tính tư vấn, giải đáp mang tính chất phục vụ lợi ích và có sự kết nối thông tin thường xuyên của các bên liên quan; bao gồm cả người dân tham gia và các cơ quan phối hợp thực hiện. Tinh thần cầu thị, lắng nghe, để tiếp nhận thông tin và chủ động giải quyết vướng mắc phát sinh, bảo đảm quyền lợi, qua đó nâng cao niềm tin.
Với tính chất bao gồm đa dạng và số đông đối tượng, truyền thông trong lĩnh vực an sinh xã hội đòi hỏi phải xây dựng chiến lược và kế hoạch thực hiện mang tính phổ quát, với những yêu cầu nhất định về chất lượng, phù hợp, linh hoạt tương ứng hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ chung của cơ quan an sinh xã hội. Truyền thông phải là một phần thiết yếu trong chiến lược phát triển chung của toàn hệ thống; thiết lập cơ chế để các hoạt động, công việc của từng bộ phận hỗ trợ cho công tác truyền thông cả bên trong và bên ngoài.
Chi phí truyền thông cần được kiểm soát chặt chẽ, giám sát để thực hiện đạt được các mục tiêu với kinh phí tiết kiệm. Cần có một bộ phận tổng hợp, cập nhật các tin tức
thường xuyên và lựa chọn người có thể chủ động xử lý, tác động thông tin trở lại đến các bên liên quan. Tính đến việc sử dụng các công nghệ truyền thông mới và mạng xã hội.
Khi có khủng hoảng truyền thông, cần duy trì việc cung cấp thông tin một cách kịp thời, liên tục, chính xác và phù hợp, tránh gián đoạn, hoặc im lặng không cung cấp thông tin.
Lường trước được vấn đề khủng hoảng truyền thông cũng như thời điểm có thể xảy ra là yếu tố quan trọng để xây dựng kế hoạch xử lý.
Người đứng đầu đơn vị truyền thông phải là một trong những quản lý cấp cao của hệ thống cơ quan an sinh xã hội để đảm bảo có thể tham gia các kế hoạch, hoạt động quan trọng. Ngoài việc truyền tải thông điệp cho thấy sứ mệnh, tầm nhìn của cơ quan an sinh xã hội, đơn vị truyền thông cũng cần bảo đảm hỗ trợ cung cấp thông tin cho người dân một cách hiệu quả, nhất là về các hoạt động, dịch vụ liên quan đến quyền lợi hưởng các chế độ an sinh. Việc xây dựng thương hiệu cần được tính đến, bảo đảm thiết kế nhận diện một thương hiệu độc đáo xuất phát từ sứ mệnh và tầm nhìn của cơ quan an sinh xã hội.
Tất cả các công cụ và hoạt động truyền thông đều nhằm đến mục đích quảng bá thương hiệu ngày một mạnh mẽ hơn. Đội ngũ cán bộ truyền thông cần có kỹ năng chuyên nghiệp và am hiểu kiến thức chuyên ngành. Những ứng dụng công nghệ hiện đại cần được sử dụng nhằm đem lại hiệu quả, tăng tính tương tác giữa các nhóm. Xây dựng một bộ chỉ số để đánh giá hiệu quả các hình thức, kênh truyền thông với các nhóm nội bộ cũng như nhóm bên ngoài có liên quan.
Truyền thông nội bộ đóng vai trò quan trọng là một công cụ nhằm tạo sự đoàn kết, cùng hướng tới việc thực hiện một mục tiêu chung, qua đó tăng cường sự gắn kết giữa các bộ phận. Truyền thông nội bộ cũng là công cụ để xây dựng văn hóa, bản sắc của một tổ chức; thúc đẩy sự nhiệt huyết của từng cán bộ, phát triển kỹ năng làm việc nhóm, đoàn kết nội bộ… là các yếu tố nâng cao chất lượng dịch vụ. Trong những trường hợp cần có sự thay đổi về đường hướng phát triển chung, truyền thông là một công cụ chiến lược, tạo sự thống nhất ngay từ trong nội bộ hệ thống. Các vấn đề cần thay đổi, tại sao cần thay đổi, lợi ích đem lại, cách thực hiện và thời điểm thực hiện… sẽ được toàn bộ nhân viên nhận thức một cách nhanh chóng qua đó tạo nguồn động lực lớn cho quá trình tổ chức thực hiện.
Các nhóm đối tượng tham gia và thụ hưởng các chế độ an sinh cũng như các nhóm cơ quan tham gia phối hợp tổ chức thực hiện chính là mục tiêu quan trọng cần hướng tới, chú trọng truyền thông rõ đến người dân/ khách hàng những lợi ích, các chế độ hay dịch vụ họ được thụ hưởng. Cung cấp chuyển tải thông tin một cách chính xác, dễ hiểu về các chế độ, dịch vụ người dân được hưởng qua các kênh khác nhau, một cách thường xuyên liên tục, nhất quán trong các thông điệp, thông tin được chuyển đi dù loại hình, kênh truyền thông có thể khác nhau. Trong quá trình đó, quan hệ với các cơ quan báo chí, truyền thông chuyên nghiệp mang tính đại chúng là một yêu cầu tất yếu. Nhìn chung các chính sách an sinh xã hội thường khá phức tạp. Cần có sự tương tác, quan hệ thường xuyên để bảo đảm đội ngũ biên tập viên, phóng viên các cơ quan báo chí có thể chuyển tải chính xác thông tin, nâng cao hiệu quả tác động đến các nhóm công chúng. Xa hơn cần có chiến lược để phát triển văn hóa an sinh xã hội; truyền thông đóng vai trò như một công cụ chiến lược để thực hiện mục tiêu này.
An sinh xã hội là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Nghiên cứu An sinh xã hội nhằm đưa chủ trương này đến gần với nhân dân là điều rất cần thiết đối với các cơ quan tuyên truyền, đặc biệt là các cơ quan báo chí và mỗi nhà báo. Muốn vậy, các cơ quan báo chí cần chú ý đến một số nhiệm vụ cần thực hiện để nâng cao chất lượng sản
* Thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về An sinh xã hội
Với tư cách là cơ quan ngôn luận của Đảng, báo chí có nhiệm vụ thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác các chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước. Việc thông tin về lĩnh vực An sinh xã hội không nằm ngoài nhiệm vụ đó, tuy nhiên, báo chí ngày nay cần tập trung đưa tin về các hoạt động An sinh xã hội tích cực hơn nữa bởi đây là lĩnh vực mới, cần phổ biến rộng rãi cho công chúng hiểu rõ ràng và đầy đủ.
Xã hội Việt Nam là một xã hội vì con người, đặt con người vào vị trí trung tâm của phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và lấy việc nâng cao chất lượng cuộc sống con người làm mục tiêu phục vụ. Vì thế, trong mỗi bước đi, Đảng và Nhà nước đều nhấn mạnh phát triển kinh tế phải đi đôi với giải quyết tốt những vấn đề xã hội, trong đó trung tâm là đảm bảo An sinh xã hội. Có như vậy Việt Nam mới đảm bảo được sự phát triển bền vững về xã hội, tăng trưởng về kinh tế, giữ vững được ổn định xã hội, tạo nguồn lực cho tương lai của đất nước...
Đại hội IX và X của Đảng nhấn mạnh: “Thực hiện các chính sách xã hội hướng vào phát triển và lành mạnh hoá xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến khích nhân sân làm giàu hợp pháp...”. Theo đó, đã chỉ ra một số mục tiêu cần giải quyết đến năm 2010, trong đó có đề cập đến các chỉ tiêu về các lĩnh vực: giải quyết việc làm, tiền lương và thu nhập, xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, chính sách bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, chính sách chăm sóc và bảo vệ trẻ em...
Như vậy, có thể thấy việc đảm bảo An sinh xã hội có trong tất cả các chính sách của Đảng và Nhà nước, là mục tiêu hàng đầu trong đường li phát triển của Việt Nam.
Thông tin về An sinh xã hội là nhiệm vụ quan trọng của báo chí, thông qua việc thông tin các chính sách về An sinh xã hội cũng như mọi chính sách, chủ trương liên quan đến lĩnh
* Tham mưu, đề xuất cho cơ quan quản lý Nhà nước hoàn thiện hệ thống An sinh xã hội ở Việt Nam
Nhiệm vụ của báo chí không chỉ là phản ánh thông tin một chiều mà còn có trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ và cơ quan quản lý Nhà nước các cấp những sáng kiến nhằm hoàn thiện hệ thống An sinh xã hội ở Việt Nam.
Thông qua kênh thông tin của mình, báo chí đăng tải ý kiến của các nhà chuyên môn, nhà doanh nghiệp, người dân, hoặc chính người làm báo những thẩm định, đánh giá của mình về những chính sách An sinh xã hội đang thực thi trong nước. Như vậy, báo chí thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện những chính sách của Nhà nước đến với đời sống người dân.
Bên cạnh đó, báo chí đưa ra những kinh nghiệm thực hiện An sinh xã hội có lợi cho người dân tại địa phương trong nước hoặc trên thế giới. Báo chí phát hiện và đăng tải gương người tốt, việc tốt trong lĩnh vực An sinh xã hội để nhân rộng trên toàn quốc.
Đồng thời, phê phán những hiện tượng lạm dụng ý nghĩa nhăn văn của hoạt động an sinh nhằm trục lợi cá nhân.
Ngoài ra, báo chí còn có nhiệm vụ tổng kết, dự báo tiến trình An sinh xã hội ở Việt Nam, nhằm gợi mở những giải pháp hữu hiệu cho Nhà nước để đổi mới hệ thống An sinh xã hội, nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho người dân, phù hợp với thông lệ quốc tế.
* Thường xuyên đăng tải các ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân về An sinh xã hội
Báo chí không thông tin một chiều. Thông tin trên báo chí muốn hấp dẫn và có chất lượng cần phải đảm bảo tính đa dạng, phong phú và gần gũi với công chúng. Chính bởi vì ngoài là tiếng nói của Đảng, báo chí còn là diễn đàn của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Qua báo chí, người dân được trực tiếp nói lên tiếng nói của mình. Họ có thể là những
“nhà phê bình” đầy trách nhiệm trước những chính sách mới về An sinh xã hội, hoặc việc
thực thi các chính sách này ở cơ sở, hoặc thái độ, cách thức làm việc của những người thực hiện chính sách.
Qua các bài viết của bạn đọc, thư toà soạn, điều tra ý kiến, tổ chức diễn đàn..., những nhà hoạch định chính sách có một kênh thông tin rất quan trọng, phản ánh mọi phản hồi của công chúng đối với các chính sách đã, đang và sẽ được đưa ra. Mặt khác, chính nhân dân là người phát hiện, cung cấp những hoàn cảnh cần giúp đỡ, những hiện tượng xã hội cần lưu tâm cho báo chí, để sau khi tiếp nhận thông tin đó, các cơ quan chức năng giải quyết các bức xúc trong dân một cách kịp thời và hiệu quả.
Nhận thức được tầm quan trọng của công chúng báo chí đối với các vấn đề An sinh xã hội không chỉ với tư cách độc giả, khán giả, thính giả mà còn là những cộng tác viên, những “tai, mắt” của Đảng, Nhà nước, báo chí cần quan tâm đặc biệt, dành diện tích và thời lượng thích đáng để đăng tải những ý kiến, bài viết của bạn đọc.
* Coi trọng và kịp thời xử lý thông tin phản hồi của công chúng sau khi tiếp nhận các thông tin về An sinh xã hội trên các phương tiện truyền thông đại chúng
Đây là nhiệm vụ và đặc điểm của báo chí hiện đại. Theo mô hình thông tin báo chí đầy đủ, phản hồi là bước cuối cùng, cũng là điểm nối giữa công chúng và báo chí. Đây là bước đánh giá chất lượng và tác động của thông tin sau khi được truyền đi qua các kênh truyền thông đại chúng.
Vì thế, việc đón nhận, đánh giá và phân tích phản hồi đối với các thông tin An sinh xã hội có vai trò rất quan trọng đối với công tác tuyên truyền lĩnh vực này trên báo chí. Các phản hồi sẽ giúp cơ quan báo chí tổ chức các tác phẩm về đề tài An sinh xã hội tốt hơn, hấp dẫn và thiết thực hơn đối với công chúng. Đồng thời, những phản hồi này cũng đánh giá tác dụng của thông tin báo chí đối với nhiệm vụ nâng cao dân trí, định hướng dư luận về An sinh xã hội của Việt Nam.
* Phát hiện, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong lĩnh vực An sinh xã hội
Có thể nói, trong bất cứ lĩnh vực nào, những điển hình tiên tiến cũng có những tác động rất tích cực đối với sự phát triển của cả lĩnh vực đó, đặc biệt khi điển hình được nhân rộng, học tập trong cộng đồng.
Trong lĩnh vực An sinh xã hội, điển hình tiên tiến có thể được ghi nhận khi cắt ngang hệ thống, trong từng thành tố của hệ thống: bảo hiểm, trợ cấp xã hội, ưu đãi xã hội, chính sách lao động xã hội, các phong trào xã hội hoá An sinh xã hội. Điển hình tiên tiến cũng có thể nhìn thấy ở bề dọc của hệ thống An sinh xã hội: tại địa phương (thành phố, tỉnh, quận, huyện, xã, thôn, bản...), trong tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, ở cộng đồng Việt kiều...
Việc phát hiện những nhân tố điển hình để tuyên truyền trên báo chí đòi hỏi mỗi người làm báo phải có trách nhiệm xã hội, óc quan sát, năng lực sáng tạo, sự chịu khó đi công tác địa phương, những mối quan hệ xã hội rộng rãi... để kịp thời đưa lên mặt báo những tấm gương có sức thuyết phục cao, có khả năng phát huy khi được nhân rộng trong cộng đồng.
Trên thực tế, những phong trào xã hội hoá công tác An sinh xã hội thường có hiệu quả khi kết hợp với việc tuyên truyền những tấm gương điển hình trên báo chí. Ví dụ những đợt cao điểm tuyên truyền về Ngày Vì người nghèo, Ngày Thương binh liệt sĩ..., những bài viết phản ánh những tấm gương nông dân nhờ những sáng kiến chế tạo máy móc cơ khí phục vụ cho nông nghiệp mà làm giàu cho bản thân và mang lại lợi ích cho xã hội;
những tấm gương thương binh nặng (mất trên 80% sức lao động) vẫn trở thành giám đốc doanh nghiệp... đã có tác dụng khích lệ những người nghèo, gia đình chính sách đang gặp khó khăn vươn lên khẳng định mình trong xã hội.
* Kêu gọi, vận động cộng đồng, các cơ quan, đơn vị, cá nhân cùng tham gia vào việc đảm bảo An sinh xã hội
Cùng với việc phát hiện, nhân rộng điển hình tiên tiến, báo chí còn có nhiệm vụ kêu gọi,