Kỹ năng thực hành tôt chức thực hiện tác phẩm báo chí về an sinh xã hội

Một phần của tài liệu Tiểu luận Báo chí về Kinh tế và An sinh xã hội (Trang 28 - 35)

Phần III: KỸ NĂNG THỰC HÀNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN TÁC PHẨM BÁO CHÍ VỀ AN SINH XÃ HỘI. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN

2. Kỹ năng thực hành tôt chức thực hiện tác phẩm báo chí về an sinh xã hội

* Hiểu rõ và đưa tin một cách khoa học, chính xác và đầy đủ các khía cạnh của An sinh xã hội

Việc hiểu rõ ý nghĩa, phạm vi của thuật ngữ "An sinh xã hội" sẽ giúp người làm báo có chiều sâu tri thức về lĩnh vực này để viết đúng, viết sâu và có lợi nhất cho nhân dân, cho đất nước.

Thông tin đúng, đủ và phù hợp với nguyện vọng của công chúng về An sinh xã hội không chỉ giúp tờ báo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình, mà còn góp phần nâng cao vị thế của tờ báo.

* Nắm vững và thông tin cập nhật các chủ trương, chính sách mới về An sinh xã hội.

Là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, diễn đàn của quần chúng nhân dân, báo chí luôn phải là ngọn cờ đầu trong việc tuyên truyền các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Tuyên truyền tốt các chính sách An sinh xã hội góp phần làm rõ bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Hơn thế, đó còn là cách bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, giáo dục lối sống lành mạnh, vì nhân sinh.

Kinh nghiệm đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc của Đảng và dân tộc ta cho thấy, khi báo chí tuyên truyền phù hợp với sự phát triển của cách mạng, quyền lợi của nhân dân, thì báo chí sẽ trở thành sức mạnh vô địch trên mặt trận tư tưởng.

* Hợp tác với các nguồn tin

Hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về An sinh xã hội, các chuyên gia về An sinh xã hội, cán bộ các cấp, các đoàn thể... làm công tác An sinh xã hội rất cần thiết cho việc thu thập, xử lý và kiểm chứng thông tin cho các tác phẩm báo chí.

Hợp tác với các cán bộ, chuyên gia về An sinh xã hội cũng giúp người làm báo có cơ hội nâng cao hiểu biết của mình về lĩnh vực này.

* Đưa tin, bình luận thận trọng, chắc chắn

Báo chí cần thận trọng khi đưa tin về một chủ trương mới hay cách giải quyết, xử lý tình huống của các cơ quan chức năng trong lĩnh vực An sinh xã hội.

Thực tế cho thấy, thông tin khi chưa được xử lý thận trọng có thể gây ra tác hại không thể lường trước, đặc biệt là thông tin về lĩnh vực An sinh xã hội- một lĩnh vực tạo sự quan tâm của toàn xã hội và cũng là lĩnh vực rất dễ gây dư luận xã hội.

Trong hoạt động báo chí cũng đã có những trường hợp thông tin sai hoặc thiếu chính xác về vấn đề trợ cấp ưu đãi người có công (ưu đãi xã hội), ứu trợ đột xuất (trợ giúp xã hội), bảo hiểm y tế... gây hoang mang cho người dân.

*Bố trí phóng viên chuyên trách theo dõi các vấn đề về An sinh xã hội

Phóng viên chuyên trách An sinh xã hội là những người có kiến thức và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực An sinh xã hội trong nước. Như trên đã phân tích, việc nắm rõ vai

trò, ý nghĩa, hệ thống An sinh xã hội có tính chất quyết định đến các tác phẩm báo chí về lĩnh vực An sinh xã hội của mỗi phóng viên.

Phóng viên chuyên trách cũng cần thiết là người có tâm huyết với nghề báo, có sự nhạy cảm nghề nghiệp và giàu tình cảm. Bởi lẽ, đây là lĩnh vực đòi hỏi sự xông xáo của phóng viên, phản ánh thông tin về đời sống nhân dân ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, khó khăn nhất. Đồng thời, lĩnh vực này cũng cần có sự nhạy cảm cao để nhận biết những nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn sinh sống của người dân, những kẽ hở của chính sách gây thất thoát quyền lợi của người dân hoặc để cho kẻ xấu lợi dụng... Bên cạnh đó, người phóng viên chuyên trách không thể thiếu cảm xúc. Cảm xúc và kỹ năng viết khiến phóng viên có thể chuyển tải thông tin có liên quan đến An sinh xã hội một cách chân thực và giàu hình ảnh, tạo đồng cảm trong lòng người đọc.

* Cảnh giác với những thông tin do kẻ xấu hoặc các thế lực thù địch

Đây là bài học không chỉ đối với riêng lĩnh vực An sinh xã hội mà với tất cả các lĩnh vực thông tin khác trên báo chí. Trong khi tác nghiệp, phóng viên cần cảnh giác với những kẻ xấu lợi dụng danh nghĩa hoạt động An sinh xã hội để trục lợi trái pháp luật, hoặc những chiêu bài an sinh của thế lực thù địch trong và ngoài nước.

Mặt khác, người làm báo cũng lưu ý tới những mánh khoé thông tin của các thế lực thù địch, tung tin bôi nhọ các chính sách An sinh xã hội của Đảng, Nhà nước, phong trào của nhân dân, gây hại cho tiến trình phát triển và hội nhập của nước ta.

3. Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động báo chí về an sinh xã hội ở Việt Nam

* Hiểu biết đầy đủ khái niệm An sinh xã hội và hệ thống An sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Cơ quan báo chí và người phóng viên, biên tập viên cần xác định tầm quan trọng của hệ thống An sinh xã hội với tư cách là một tổng thể, trong đó, mỗi bộ phận của nó (5 yếu tố) đều có mối quan hệ tương tác và có ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống.

Khi đã đặt An sinh xã hội trong một hệ thống, mỗi tờ báo sẽ có một cái nhìn tổng thể hơn khi giải quyết bất cứ thông tin nào có liên quan đến An sinh xã hội. Ví dụ, khi giải quyết thông tin về tình hình người dân sau cơn bão, người phóng viên có thể đặt ra những vấn đề: nhà nước cứu trợ cho nhân dân như thế nào? Các đoàn thể, cá nhân trợ giúp cho người bị nạn ra sao? Các chính sách về ổn định chỗ ở, việc làm, giáo dục, thực phẩm, sản xuất... cho người dân sau khi bão phá huỷ chỗ làm, nhà ở, ruộng vườn.... của họ? Các đối tượng chính sách người có công được ưu tiên giải quyết khó khăn hay không? Nguyện vọng của người dân sau cơn bão? Chiến lược của chính quyền Trung ương và địa phương để giải quyết khó khăn lâu dài cho nhân dân sau bão và các biện pháp phòng chống thiệt hại của những cơn bão sau... Tất cả những vấn đề đó đều có câu trả lời trong mạng lưới an sinh của xã hội.

Hiểu rõ khái niệm, ý nghĩa, vai trò của hệ thống, báo chí sẽ thành công trong việc tuyên truyền An sinh xã hội- lĩnh vực được coi là chiến lược của Việt Nam trong những năm tới.

*Đào tạo phóng viên có nghiệp vụ, hiểu biết về An sinh xã hội

Phóng viên-nhà báo là những người hoạt động nghiệp vụ báo chí trong lĩnh vực thông tin đại chúng. Người làm báo ở Việt Nam phải là những “chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng- văn hoá”, nên đào tạo một đội ngũ phóng viên có nghiệp vụ báo chí vững vàng, hiểu biết xã hội sâu sắc là nhiệm vụ của báo chí cách mạng.

Phóng viên viết về An sinh xã hội có đủ tính cách của một nhà báo nói chung, tức là của là một nhà hoạt động chính trị-xã hội. Bên cạnh những phẩm chất như trung thực, kiên trì, linh hoạt, lạc quan, dũng cảm,... phóng viên còn cần phải có trình độ văn hoá cao, hiểu biết rộng về hệ thống chính sách An sinh xã hội và nhu cầu an sinh của người dân.

Từ đó, phóng viên mới có thể phân tích, lựa chọn các hiện tượng riêng rẽ để đánh giá, xác định các mỗi quan hệ nhân- quả, rút ra những kết luận đúng đắn và bao quát nhất cho bài viết của mình.

Phóng viên có nghiệp vụ vững vàng, hiểu biết sâu sắc về An sinh xã hội sẽ cung cấp cho công chúng những thông tin, bài viết có nội dung phong phú, chính xác, có sức hấp dẫn và đời sống lâu dài.

* Xây dựng đội ngũ cộng tác viên là các chuyên gia về An sinh xã hội

Báo chí không thể hoạt động tốt, nói cách khác là khó có thể có được các thông tin có giá trị nếu không có đội ngũ cộng tác viên đông đảo. Cộng tác viên báo chí là lực lượng lao động rộng rãi nhất, có hiệu quả rất cao nhưng cũng rất khó xác định cụ thể của một cơ quan báo chí. Tuy nhiên, để duy trì những thông tin chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó, mỗi tờ báo thông thường thiết lập quan hệ với những cộng tác viên là các chuyên gia về các lĩnh vực đó. Cụ thể như đối với lĩnh vực An sinh xã hội, để có một cái nhìn sâu sắc, cách nhìn nhận, đánh giá sắc sảo và sự phân tích chính xác về An sinh xã hội, không ai có thể hơn một chuyên gia ở một cơ quan nghiên cứu, hoặc một cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực này. Tuy nhiên, khi xây dựng các chính sách đối với cộng tác viên là các chuyên gia, cơ quan báo chí cần lưu ý tới các chế độ về nhuận bút, lương cộng tác viên và cách xử lý bài viết trên báo chí.

Bên cạnh đó, toà soạn cũng phải dự liệu tình huống bài viết của cộng tác viên là các chuyên gia tuy rất có giá trị về thông tin song hình thức và cách chuyển tải thông tin qua bài viết có thể khô cứng, không hấp dẫn bạn đọc. Tình huống không thể điều hoà giữa thông tin và hình thức bài báo, toà soạn có thể yêu cầu cộng tác viên là đồng tác giả với một phóng viên chuyên viết về An sinh xã hội, với tư cách cộng tác viên là người cung cấp thông tin, còn phóng viên là người thực hiện bài viết.

* Hợp tác chặt chẽ với các cơ quan thực thi An sinh xã hội

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin An sinh xã hội trên báo chí, không thể bỏ qua vai trò của “đầu mối” thông tin, đó chính là các cơ quan thực thi các hoạt động An sinh xã hội. Báo chí vừa lấy các thông tin từ các cơ quan này để cung cấp cho công chúng của mình, vừa là diễn đàn chuyển tải tiếng nói của họ đến các cơ quan đó. Với vai trò cầu

nối, báo chí hợp tác càng chặt chẽ với các cơ quan thực thi các hoạt động An sinh xã hội, thì cơ hội có những thông tin có giá trị cao, hiệu quả tác động dư luận càng nhiều.

Không chỉ hợp tác với các cơ quan công về An sinh xã hội, báo chí còn cần tìm hiểu, đưa thông tin và giữ mối liên hệ với những tổ chức (Chính phủ và phi Chính phủ, trong nước và quốc tế) và các cá nhân hoạt động trong lĩnh vực An sinh xã hội để vừa có nguồn tin tổng hợp, vừa làm phong phú hơn nội dung thông tin về An sinh xã hội trên báo chí.

* Mở chuyên mục, chuyên trang về An sinh xã hội

Thông tin về An sinh xã hội không chỉ cần đủ mà còn cần phải sâu, rộng. Việc mở chuyên mục, chuyên trang về An sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay trên các tờ báo là rất cần thiết. Các chuyên trang, chuyên mục vừa thể hiện sự quan tâm của cơ quan báo chí đến các vấn đề An sinh xã hội, đồng thời giúp tất cả các đối tác An sinh xã hội nâng cao nhận thức về an sinh.

Với lượng thông tin nhiều, đa dạng và nhiều chiều về An sinh xã hội như hiện nay, việc mở chuyên mục, chuyên trang sẽ giúp toà soạn, phóng viên, biên tập... dễ dàng định hướng, xử lý thông tin An sinh xã hội.

* Tổ chức các cuộc thi hiểu biết về An sinh xã hội

Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về An sinh xã hội cũng là hình thức hấp dẫn, nhằm nâng cao nhận thức của công chúng báo chí về lĩnh vực này. Thực tế, các cuộc thi là hình thức đưa thông tin đến với công chúng nhanh chóng và hiệu quả, do sự hấp dẫn về giải thưởng, sự thu hút đối với đông đảo các tầng lớp nhân dân, sự tò mò được gợi trong các câu hỏi... Tuy nhiên, sự thành công của các cuộc thi phụ thuộc phần lớn vào đơn vị tổ chức, cơ cấu giải thưởng, hình thức thi...

Có thể học tập kinh nghiệm từ các cuộc thi thành công trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay như chương trình "Tôi yêu Việt Nam" (tìm hiểu luật giao thông do Honda Việt Nam tài trợ)...

* Đa dạng hoá các tác phẩm viết về đề tài An sinh xã hội

Hiện nay, nhược điểm của các tác phẩm về An sinh xã hội là thời lượng và tần suất của thông tin ít, rời rạc, đơn điệu. Một số tác phẩm được sử dụng nhiều nhất là tin, phản ánh.

Trong khi đó, kinh nghiệm báo chí cho thấy, việc sử dụng nhiều tác phẩm để thể hiện một thông tin, hoặc các thông tin trong một lĩnh vực thường mang lại hiệu quả rất cao. Bởi có thế, người đọc mới tránh được sự nhàm chán, đồng thời, người viết cũng có "đất" để thoải mái sáng tạo tác phẩm của mình.

Mặt khác, để hấp dẫn, các tác phẩm An sinh xã hội cũng không nên tập trung số lượng vào những thời điểm nhất định. Việc duy trì thường xuyên lượng thông tin này là điều kiện rất cần thiết để lĩnh vực này có mặt rõ rệt hơn trong đời sống báo chí và đáp ứng đòi hỏi của nhân dân.

Việc sáng tạo tác phẩm báo chí còn phụ thuộc vào cách nhìn của nhà báo trước một vấn đề. Kiểu viết truyền thống thường là giọng văn, góc nhìn sự kiện, nhân vật gợi lòng trắc ẩn. Như vậy, xét một cách tổng thể, dễ gây phản cảm, tiêu cực về những con người đang được hệ thống an sinh bảo trợ. Hơn thế, cách viết này cũng tạo lối mòn, làm yếu đi ngòi bút của nhà báo cũng như của biên tập, lãnh đạo toà soạn.

* Cải tiến hình thức thể hiện các tác phẩm về đề tài An sinh xã hội

Việc đổi mới hình thức thể hiện các tác phẩm về đề tài An sinh xã hội là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Các tác phẩm cần có thêm ảnh ấn tượng, có sức gợi tả cao, bởi đây là lĩnh vực mang ý nghĩa xã hội- nhân văn đậm nét.

Về bố cục, tác phẩm về An sinh xã hội nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung hầu như chưa tạo được phong cách hiện đại. Viết ngắn, súc tích, nhấn vào từng chi tiết sẽ có những tác động mạnh đến người đọc.

Cách đặt tít, tít phụ, sa-pô cũng là những điểm cần nhấn trong tác phẩm. Nhiều khi, những yếu tố chiếm dung lượng rất nhỏ trong tác phẩm này lại có sức hấp dẫn, gợi mở nhiều nhất.

Những yếu tố khác như hộp dữ liệu, hình vẽ minh hoạ... tuy không phải là yêu cầu bức thiết với mọi tác phẩm, song cũng có tác dụng nâng cao thông tin cho tác phẩm.

* Điều tra, đánh giá mối quan tâm của độc giả về An sinh xã hội và tác động của An sinh xã hội đối với mỗi người dân

Công việc của các toà soạn báo hiện đại không chỉ đơn thuần là tìm kiếm, phân tích, đăng tải thông tin và chờ đợi sự phản hồi của công chúng về tác phẩm đó, mà còn phải chủ động tiến hành các cuộc điều tra xã hội học đối với độc giả của mình. Có thể nói, điều tra dư luận là hoạt động không thể thiếu và tối quan trọng đối với một toà báo. Bởi lẽ, qua đó, họ xác định được khẩu vị của độc giả đối với từng vấn đề của toà soạn và từng thông tin hoặc khuynh hướng làm báo của mình. Qua đó, toà báo sẽ có những bước đi điều chỉnh phù hợp để thu hút công chúng đến với ấn phẩm của mình nhiều hơn, đồng nghĩa với doanh thu và tiếng tăm của tờ báo sẽ được củng cố.

Điều tra ý kiến độc giả về An sinh xã hội và tác động của lĩnh vực này đối với họ cũng nằm trong công việc trên. Thông qua các cuộc điều tra này, toà soạn sẽ nhận biết trình độ nhận thức của công chúng về An sinh xã hội, sự quan tâm của họ đối với An sinh xã hội cũng như tầm quan trọng của An sinh xã hội đối với cuộc sống của họ và gia đình.

Có thể khẳng định, đây là cuộc điều tra có tác dụng đa chiều. Thứ nhất, nó là thước đo khá chính xác về dư luận xã hội đối với mạng lưới An sinh xã hội của Chính phủ. Thứ hai, đây là dịp nâng cao hiểu biết của người dân về An sinh xã hội- lĩnh vực thiết thân đối với họ. Thứ ba, cuộc điều tra là cơ hội giúp toà soạn báo định hình và định hình lại cơ cấu thông tin An sinh xã hội, mà hiện nay vốn khá vụn vặt và thiếu tính hệ thống.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Báo chí về Kinh tế và An sinh xã hội (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w