1. Công cuộc đổi mới là 1 cuộc cải cách toàn diện về kinh tế - xã hội a. Bối cảnh:
- Ngày 30/4/1975 đất nước thống nhất,tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh,xây dựng VN hòa bình, thống nhất,độc lập dân chủ và giàu mạnh.
- Nước ta đi lên từ nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu,chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.
- Bối cảnh trong nước và quốc tế vào cuối thập niên 70,đầu thập niên 80 của thế kỉ XX phức tạp,nước ta rơi vào khủng hoảng kinh tế xã hội kéo dài,lạm phát cao có lúc ở mức 3 con số.
b.Diễn biến:
- Công cuộc đổi mới được manh nha từ 1979,từ lĩnh vực nông nghiệp sau đó lan sang công nghiệp và dịch vụ.
- Đường lối đổi mới từ Đại hội Đảng lần VI (1986) phát triển theo 3 xu thế:
+Dân chủ hóa đời sống kinh tế xã hội.
+Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa +Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
c-Thành tựu
-Nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội kéo dài,lạm phát được đẩy lùi kiềm chế ở mức 1 con số.
-Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao,trung bình giai đoạn 1987-2004 đạt 6.9%
-Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa:
+Tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp giảm
+Tỉ trọng khu vực công nghiệp-xây dựng tăng nhanh nhất . + Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng .
-Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ chuyển biến :
+ Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm,phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn,các trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn.
+ Ưu tiên phát triển vùng núi,biên giới,hải đảo.
-Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế,nước ta đạt được thành tựu trong xóa đói giảm nghèo,đời sống được cải thiện.
2-Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực:
a-Bối cảnh:
-Xu hướng toàn cầu hóa:
+Cho phép ta tranh thủ các nguồn lực bên ngoài (vốn,công nghệ,thị trường).
+Khó khăn:cạnh tranh gay gắt
-Từ đầu năm 1995 VN và Hoa Kì bình thường hóa quan hệ
-Tháng 7/1995 VN là thành viên của ASEAN và thực hiện các cam kết của AFTA.
-Tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á –Thái Bình Dương (APEC)
-Từ tháng 1/2007 là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) b-Thành tựu :
-Thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài,đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế,hiện đại hóa đất nước.
-Đẩy mạnh hợp tác kinh tế-khoa học kỹ thuật,khai thác tài nguyên,bảo vệ môi trường,an ninh khu vực.
-Ngoại thương phát triển:
+Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng nhanh (Atlat 24 )
+VN xuất khẩu khá lớn các mặt hàng dệt may,thiết bị điện tử,tàu biển,gạo,cà phê,hồ tiêu,điều, thủy sản.
*Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới và hội nhập:
-Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo.
-Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
-Đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa gắn với phát triển nền kinh tế tri thức.
-Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng tiềm lực kinh tế quốc gia.
-Có giải pháp bảo vệ tài nguyên,môi trường và phát triển bền vững.
-Đẩy mạnh phát triển giáo dục,y tế,phát triển văn hóa mới,chống lại các tệ nạn xã hội 3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tê:
3.1-Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:
a. Xu hướng chung:
+Giảm tỉ trọng của khu vực I (nông-lâm-ngư nghiệp)
+Tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp-xây dựng)
+Khu vực III (dịch vụ ) có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định.
Xu hướng chuyển dịch như trên phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nước ta hiện nay.Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
b. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành +Trong khu vực I:
Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt,tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản
Trong ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng cay lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.
+Trong khu vực II: công nghiệp có xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp hơn với yêu cầu thị trường và tăng hiệu quả đầu tư.
Giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác,tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến
Trong từng ngành công nghiệp,cơ cấu sản phẩm thay đổi theo hướng: tăng tỉ trọng các sản phẩm cao cấp có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
+Trong khu vực III:
Tăng trưởng ở 1 số mặt nhất là trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị.
Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như viễn thông,tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ…góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế đất nước
3.2-Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: ( Atlat 17 )
Cơ cấu thành phần kinh tế có những chuyển biến tích cực phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kì đổi mới.
-Thành phần kinh tế Nhà Nước giảm tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế,các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn do Nhà Nước quản lí
-Tỉ trọng của thành phần kinh tế tư nhân có xu hướng tăng. Từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh ,có vai trò ngày càng quan trọng trong giai đoạn mới của đất nước.
3.3-Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế: (Atlat các trang: 17,18,21,30)
-Nước ta đã hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế,vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung,khu chế xuất có quy mô lớn.
-Trên phạm vi cả nước hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm (Atlat 30 ) HƯỚNG DẪN KIẾN THỨC TRỌNG TÂM:
1-Bối cảnh trong nước và quốc tế những năm cuối thế kỉ XX có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc đổi mới và hội nhập ở nước ta?
2-Hãy tìm những dẫn chứng về thành tựu của công cuộc đổi mới và hội nhập ở nước ta?
3- Dựa vào số liệu sau: GDP phân theo thành phần kinh tế nước ta trong giai đoạn 1989- 2005 ( đơn vị: nghìn tỉ đồng )
Năm 1989 1995 1997 2000 2003 2005
Nhà nước 52,1 78,4 95,6 111,5 138,2 159,8
Ngoài nhà nước 71,7 104,0 116,7 132,5 160,4 185,7
Đầu tư nước ngoài 1,8 13,2 19,0 29,6 37,6 47,5
Nhận xét GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta trong giai đoạn 1989-
4.Dựa vào Atlat . Hãy nhận xét sự chuyển dịch: cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ kinh tế nước ta.Giải thích?
5. Dựa vào Atlat các trang 17, 18, 21. 30. Hãy kể tên: các vùng kinh tế năng động, các vùng công nghiệp, các vùng tập trung hoạt động công nghiệp, các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta.
=========* ========*=======