CHỦ ĐỀ VI: ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH KINH TẾ NƯỚC TA

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG địa lý 12 (Trang 24 - 29)

NỘI DUNG 1: ĐỊA LÝ NÔNG NGHIỆP (5 tiết)

I. ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA: học sinh tự nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau:

1-Nền nông nghiệp nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn gì? *

2-Hãy chứng minh rằng nước ta đang phát triển ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới? *

3-Hãy phân biệt 1 số nét khác nhau cơ bản giữa nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp hàng hóa?

II. VẤN ĐỀ PHÂN BỐ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

1-Ngành trồng trọt:

a-Sản xuất lương thực:

- Ý nghĩa của sản xuất lương thực:

+ Đảm bảo an toàn lương thực cho hơn 90 triệu dân.

+ Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực.

+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

+ Tạo nguồn hàng xuất khẩu.

+ Cơ sở đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.

-Điều kiện phát triển:

+Thuận lợi:

 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên đất, nước , khí hậu của nước ta cho phép phát triển sản xuất lương thực phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp.

 Điều kiện kinh tế xã hội: nguồn lao động dồi dào, có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp,chính sách đầu tư và khuyến khích sản xuất của Nhà Nước, phát triển:hệ thống thủy lợi, đẩy mạnh thâm canh áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật và thị trường tiêu thụ rộng.

+Khó khăn: thiên tai (bão, lụt, hạn hán ) và sâu bệnh thường xuyên đe dọa sản xuất nông nghiệp. Công nghệ sau thu hoạch còn hạn chế.

-Tình hình phát triển sản xuất lương thực: (đọc biểu đồ Atlat 19 ) -Phân bố: ( Atlat 19 )

b-Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả:

Cây công nghiệp - Ý nghĩa:

+Cung cấp các sản phẩm phục vụ trong sinh hoạt và đời sống +Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

+Cung cấp các mặt hàng cho xuất khẩu.

+Góp phần giải quyết việc làm, phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước

+Thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở những vùng còn nhiều khó khăn.

+Về môi trường: điều hòa khí hậu, chống xói mòn,điều hòa nguồn nước, hạn chế lũ.

-Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả:

+Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng nhiệt cao, độ ẩm lớn

+Có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp: đất feralit ở miền núi ( đặc biệt là feralit trên đá badan ) và đất phù sa ở đồng bằng, có thể phát triển các vùng cây công nghiệp tập trung

+Nguồn lao động dồi dào có nhiều kinh nghiệm.

+Ngành công nghiệp chế biến ngày càng phát triển +Nhu cầu thị trường lớn.

+Chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển của Nhà Nước.

-Khó khăn: thị trường thế giới có nhiều biến động, sản phẩm cây công nghiệp nước ta chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính

-Hiện trạng phát triển: ( Atlat 19 )- Phân bố: (Atlát 26 – 29 )

Cây công nghiệp

hàng năm

Phân bố Cây

công nghiệp lâu năm

Phân bố

- Mía - Cà phê

- Lạc - Cao su

- Đậu tương - Chè

- Thuốc lá - Hồ tiêu

- Dâu tằm - Điều

- Bông - Dừa

Cây ăn quả: lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, Trung du miền núi Bắc Bộ đáng kể là tỉnh Bắc Giang

2-Ngành chăn nuôi:

a. Hiện trạng ngành chăn nuôi:

-Tỉ trọng ngành chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp tăng khá vững chắc.

-Xu hướng nổi bật:

+Ngành chăn nuôi tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa.

+Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.

+Các sản phẩm không qua giết thịt (trứng, sữa) chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong giá trị sản xuất ngành chăn nuôi

b. Điều kiện phát triển:

-Thuận lợi:

+Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo tốt hơn, từ hoa màu lương thực,đồng cỏ,phụ phẩm của ngành thủy sản,thực phẩm chế biến công nghiệp.

+Các dịch vụ về giống,thú y có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp.

+Mạng lưới công nghiệp chế biến và cơ sở hạ tầng phát triển.

+Nguồn lao động dồi dào và nhiều kinh nghiệm sản xuất.

+Chính sách đầu tư, khuyến khích sản xuất của Nhà Nước.

+Thị trường tiêu thụ rộng lớn -Khó khăn:

+Giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao vẫn còn ít, chất lượng chưa cao nhất là cho yêu cầu xuất khẩu.

+Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm đe dọa lan tràn trên diện rộng.

+Hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao và chưa ổn định.

c. Tình hình phát triển và phân bố ( đọc Atlat 18,19 ) + Tình hình phát triển: (Atlat 19 )

+ Tình hình phân bố: ( Atlat18 )

Vật nuôi Phân bố ( vùng nông nghiệp )

Trâu Bò Lợn Gia cầm

3-Ngành thủy sản:

a-Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản:

Thuận lợi:

Điều kiện tự nhiên:( Atlat 12,20 )

-Bờ biển dài 3260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, nguồn lợi thủy sản phong phú.

-Có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm:

+Cà Mau-Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan)

+Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà Rịa- Vũng tàu. (Cực Nam Trung Bộ ) +Hải Phòng-Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ)

+Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

-Bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá,các cánh rừng ngập mặn thuận lợi nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn.

-Nhiều sông suối, kênh rạch, ao, hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi thả cá,tôm nước ngọt.

-Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm.

Điều kiện kinh tế-xã hội:

-Nhân dân có truyền thống, kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

-Cơ sở vật chất kĩ thuật được chú trọng phát triển:

+Các phương tiện tàu thuyền,ngư cụ được cơ giới hóa với phương tiện đánh bắt hiện đại.

+Dịch vụ thủy sản, nguồn thức ăn công nghiệp cũng phát triển.

+Các cảng cá, nhà máy chế biến thủy sản được nâng cấp, xây dựng mới.

-Chính sách phát triển của Nhà Nước.

-Thị trường xuất khẩu được mở rộng (Hoa Kì, EU, Nhật Bản …)

Khó khăn:

Tự nhiên: hằng năm có 9-10 cơn bão xuất hiện ở biển Đông và áp thấp nhiệt đới, 30- 35 đợt gió mùa Đông Bắc.

Kinh tế-xã hội:

-Tàu,thuyền và các phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới, năng suất lao động còn thấp -Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng được yêu cầu

-Việc chế biến thủy sản nâng cao chất lượng thương phẩm còn nhiều hạn chế.

-Một số vùng ven biển môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản bị suy giảm

b-Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản: (Atlat 20 ) - Tình hình phát triển : đọc biểu đồ.

- Tình hình phân bố: đọc bản đồ thủy sản để trình bày phân bố khai thác và nuôi trồng thủy sản.

Ngành Phân bố

Khai thác thủy sản (đánh bắt thủy sản)

Nuôi trồng thủy sản 4-Lâm nghiệp:

a-Lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái:

Nước ta cú ắ diện tớch là đồi nỳi, lại cú rừng ngập mặn ven biển nờn ngành lõm nghiệp cú vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ.

b-Tài nguyên rừng của nước ta vốn giàu có nhưng đã bị suy thoái nhiều:

*Nguyên nhân suy thoái tài nguyên rừng:

+Đốt rừng làm rẫy, phá rừng lấy đất trồng cây công nghiệp +Phá rừng ngập mặn và rừng tràm nuôi thủy sản

+Cháy rừng.

Rừng được chia thành 3 loại: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất c- Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp: (Atlat 20, 21 )

- Tình hình phát triển ( đọc biểu đồ 20 ) - Tình hình phân bố ( đọc bản đồ 20, 21 )

III. TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP: Học sinh tự nghiên cứu bài học theo câu hỏi định hướng sau:

1-Dựa vào Atlat trang 18 hoàn thành bảng sau:

Vùng nông nghiệp Các ngành chuyênmôn hóa sản xuất (các sản phẩm cây trồng, vật nuôi, thủy sản )

2-Nêu những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta?

BÀI 23. THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT (Hướng dẫn học sinh tự làm, không làm mục 1b)

NỘI DUNG 2: ĐỊA LÝ CÔNG NGHIỆP (4 tiết) I. CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP:

1-Cơ cấu công nghiệp theo ngành:

-Cơ cấu công nghiệp theo ngành thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành ( nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp

-Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng: gồm 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp:

+Nhóm công nghiệp khai thác 4 ngành +Nhóm công nghiệp chế biến 23 ngành

+Nhóm công nghiệp sản, phân phối điện,khí đốt, nước 2 ngành

-Trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đang nổi lên 1 số ngành công nghiệp trọng điểm:là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao và có tác động mạnh đến việc phát triển các ngành kinh tế khác; như: công nghiệp năng lương, công nghiệp chế biến lương thực-thực phẩm, công nghiệp dệt may,công nghiệp hóa chất- phân bón-cao su, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí- điện tử…

-Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch nhằm thích nghi với tình hình mới để có thể hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.

-Phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp:

+xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước cũng như xu thế chung của khu vực và thế giới

+Đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông-lâm-thủy sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

+Tập trung phát triển công nghiệp khai thácvà chế biến dầu khí ,đưa công nghiệp điện năng đi trước 1 bước

+Các ngành khác điều chỉnh theo nhu cầu thị trường

+Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm

2-Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ: ( Atlat 21)

a-Các khu vực có hoạt động công nghiệp tập trung cao:

Bắc Bộ:Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có hoạt động công nghiệp tập trung cao nhất nước. Từ Hà Nội hoạt động công nghiệp với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa theo nhiều hướng dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch:

Nam Bộ: hình thành 1 dải công nghiệp với 4 trung tâm công nghiệp hàng đầu

Hướng chuyên môn hóa đa dạng, trong đó có 1 số ngành công nghiệp non trẻ nhưng phát triển mạnh như khai thác dầu khí, sản xuất điện, phân đạm từ khí

Duyên Hải miền Trung: đọc các TTCN ở DHMT

b-Các khu vực còn lại, nhất là vùng núi, công nghiệp phát triển chậm, phân bố phân tán.

c-Những nhân tố tác động tới phân hóa lãnh thổ công nghiệp: (phần này học sinh tự nghiên cứu)

 Những khu vực tập trung công nghiệp do:

+Tài nguyên thiên nhiên phong phú (khoáng sản, nguồn nguyên liệu tại chỗ do nông – lâm - ngư nghiệp cung cấp )

+Vị trí địa lí thuận lợi.

+Nguồn lao động có tay nghề

+Cơ sở vật chất- kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phát triển +Thị trường tiêu thụ rộng

+Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

+ Các nhân tố khác: chính sách của nhà nước….

3-Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế:

Nhờ kết quả của công cuộc đổi mới,cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế có những thay đổi sâu sắc (đọc biểu đồ cơ cấu…theo thành phần kinh tế Atlat 21)

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG địa lý 12 (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w