Quy trình đúc mẫu và bão dưỡng mẫu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm khả năng chống xâm thực axit của bê tông có sử dụng một số loại rác thải công nghiệp (Trang 69 - 74)

CHƯƠNG 3: THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG CHỐNG XÂM THỰC AXIT CỦA BÊ TÔNG CÓ SỬ DỤNG TRO BAY VÀ TRO XỈ LÒ CAO

3.2. Chương trình thí nghiệm

3.2.5. Quy trình đúc mẫu và bão dưỡng mẫu

Mẫu hỗn hợp bê tông được thực hiện tại Phòng Thí nghiệm xây dựng trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, với vật liệu đã được chuẩn bị sẵn (cát, đá sẽ được phơi khô hoàn toàn); cân đong vật liệu bằng cân điện tử bảo đảm sai số không vượt quá l% đốị với xi măng, nước trộn và phụ gia, 2% đối với cốt liệu [3].

Toàn bộ mẫu được trộn đều bằng máy trộn bê tông tự do dung tích 350 lít. Trước hết cho máy chạy không tải một vài vòng, nếu trộn mẻ đầu tiên thì đổ một ít nước cho

DUT.LRCC

ướt vỏ cối và bàn gạt, như vậy mẻ đầu tiên không bị mất nước do vỏ cối và bàn gạt hút nước và không làm vữa bê tông dính vào cối. Tiếp theo, đổ 15% ÷ 20% lượng nước, sau đó đổ xi măng và cốt liệu cùng một lúc đồng thời đổ dần và liên tục phần nước còn lại, trộn đến khi đều.

Sau đó, độ sụt hỗn hợp bê tông được tiến hành thử ngay không chậm hơn 5 phút, các viên mẫu bê tông cần đúc cũng được tiến hành đúc ngay không chậm hơn 15 phút kể từ lúc lấy xong toàn bộ mẫu. Quy trình thử nghiệm kiểm tra độ sụt bê tông [3]:

- Đặt côn N1 lên nền ẩm, cứng, phẳng không thoát nước, giữ côn luôn cố định trong suốt quá trình đổ và đầm hỗn hợp bê tông.

- Đổ hỗn hợp bê tông vào côn làm ba lớp. Mỗi lớp cao khoảng 1/3 chiều cao côn.

Sau khi đổ, dùng thanh đầm chọc từ ngoài vào trong. Mỗi lớp đầm 25 lần. Lớp sau chọc vào lớp trước 2-3 cm. Ở lớp 3, vừa chọc, vừa cho thêm để giữ hỗn hợp luôn đầy hơn miệng côn. Dùng bay gạt phẵng bề mặt.

- Dùng tay ghì chặt côn xuống nền, thả chân khỏi gối đặt chân. Từ từ nhấc tay theo phương thẳng đứng trong khoảng từ 5-10 giây.

- Đặt côn bên cạnh hỗn hợp vừa tạo hình. Dùng thước đo chênh lệch từ miệng côn đến điểm cao nhất của hỗn hợp. Số liệu đo được làm tròn đến 0,5 cm là độ sụt bê tông.

Mẫu bê tông được đúc thành các viên với kích thước 100x100x100 mm, theo các tổ có 6 mẻ trộn ứng (mỗi mẻ 21 viên) với mẫu M1, M1, M2, M3, M4, M5, M6. Các mẫu được tháo ván khuôn sau 24h, sau đó ngâm nước tại khu vực bảo dưỡng mẫu đến 28 ngày tuổi (Hình 3.10 và 3.11) và được chia làm 2 nhóm như sau:

Hình 3.10: Mẫu bê tông ngâm trong nước Hình 3.11: Mẫu bê tông ngâm trong dung dịch axit

- Nhóm A: Dưỡng hộ ngâm nước: tiến hành đổ 6 mẻ trộn với 6 cấp phối khác nhau. Mẫu nhóm A, mỗi cấp phối đúc 3 tổ mẫu (mỗi tổ mẫu 03 viên), khuôn mẫu lập

DUT.LRCC

phương với kích thước 100x100x100mm. Mỗi tổ mẫu tương ứng với việc ngâm trong nước 28, 56, 90 ngày (sau khi mẫu bê tông được ngâm dưỡng hộ 28 ngày).

- Nhóm B: Ngâm trong dung dịch axit sunfuric H2SO4 10%: tiến hành đổ 6 mẻ trộn với 6 cấp phối khác nhau. Mẫu nhóm B, mỗi cấp phối đúc 4 tổ mẫu (mỗi tổ mẫu 3 viên), khuôn mẫu lập phương với kích thước 100x100x100mm. 03 tổ mẫu tương ứng với việc ngâm trong dung dịch axit sunfuric H2SO4 10% dùng xác định cường độ chịu nén tại các thời điểm 28, 56, 90 ngày (sau khi mẫu bê tông được ngâm dưỡng hộ 28 ngày). Bên cạnh đó, 01 tổ mẫu tiến hành ngâm trong dung dịch axit Sunfuric H2SO410%

dùng xác định khối lượng mẫu tại các thời điểm ngâm trong dung dịch axit 28, 56, 90 ngày tương ứng (sau khi mẫu bê tông được ngâm dưỡng hộ 28 ngày) làm mẫu đối chứng về việc suy giảm khối lượng theo từng thời gian nhất định (mẫu được vớt ra và được phơi khô).

Các viên mẫu bê tông được đúc trong các khuôn kín, không thấm nước, không gây phản ứng với xi măng và có bôi chất chống dính trên các mặt tiếp xúc với hỗn hợp.

Đổ và đầm hỗn hợp bê tông trong khuôn: đổ hỗn hợp vào khuôn thành hai lớp đối với các khuôn. Sau đó, dùng thanh thép tròn đường kính 16 mm, dài 600mm chọc đều từng lớp, mỗi lớp cứ bình quân lcm2 chọc một cái. Lớp đầu chọc tới đáy; lớp sau chọc xuyên vào lớp trước. Chọc xong dùng bay gạt bê tông thừa và xoa phẳng mặt mẫu.

Mỗi cấp phối bao gồm 21 mẫu lập phương kích thước 100x100x100mm, 9 mẫu thuộc nhóm A được dùng để xác định cường độ chịu nén của bê tông khi được dưỡng hộ trong nước tại 28, 56, 90 ngày (sau khi dưỡng hộ mẫu trong nước 28 ngày). Còn đối với 12 mẫu thuộc nhóm B, trong đó 3 mẫu được sử dụng để xác định sự mất mát khối lượng và 9 mẫu được sử dụng để xác định sự suy giảm cường độ sau khi ngâm trong dung dịch axit sunfuric H2SO4 10% trong thời gian tại 28, 56, 90 ngày (sau khi dưỡng hộ mẫu trong nước 28 ngày).

DUT.LRCC

* Quy trình đúc mẫu thí nghiệm thể hiện qua hình ảnh như sau:

Hình 3.12: Quy trình thực hiện thí nghiệm

DUT.LRCC

Hình 3.13: Đo khối lượng từng vật liệu bằng cân điện tử

Hình 3.14: Sử dụng bạt nilong che miệng máy trộn sau khi cho vật liệu vào máy

Hình 3.15: Lấy mẫu đo độ sụt

Hình 3.16: Đo độ sụt bê tông Hình 3.17: Đổ bê tông vào khuôn

DUT.LRCC

Hình 3.18: Dán phiếu bê tông mỗi cấp phối Hình 3.19: Đặt mẫu cố định một chỗ tránh tác động mạnh

Hình 3.20: Dưỡng hộ mẫu bê tông trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm khả năng chống xâm thực axit của bê tông có sử dụng một số loại rác thải công nghiệp (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)