Ảnh hưởng của tro bay và xỉ lò cao đến sự suy giảm cường độ do axit

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm khả năng chống xâm thực axit của bê tông có sử dụng một số loại rác thải công nghiệp (Trang 86 - 89)

CHƯƠNG 3: THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG CHỐNG XÂM THỰC AXIT CỦA BÊ TÔNG CÓ SỬ DỤNG TRO BAY VÀ TRO XỈ LÒ CAO

3.3.4. Ảnh hưởng của tro bay và xỉ lò cao đến sự suy giảm cường độ do axit

3.61 2.59 2.55 2.27 0.89 1.76

9.29 8.61 11.77 6.22 6.69 5.65

13.41 11.37 13.57 10.73 11.1 8.14

0 2 4 6 8 10 12 14 16

M 1 M 2 M 3 M 4 M 5 M 6

(%)

CẤP PHỐI

28 ngày 56 ngày 90 ngày

DUT.LRCC

Bảng 3.26: Suy giảm cường độ chịu nén của bê tông khi ngâm dd axit tại 28, 56, 90 ngày

Cấp phối

Cường độ chịu nén của bê tông (MPa)

Sau 28 ngày dưỡng hộ Sau 56 ngày dưỡng hộ Sau 90 ngày dưỡng hộ Nước Axit

Suy giảm

(%)

Nước Axit

Suy giảm

(%)

Nước Axit

Suy giảm

(%) M1 32.4 16.2 50 43.3 17.4 59.82 44 13.7 68.86 M2 32.9 19.2 41.64 37.4 14 58.75 38.6 13.9 63.99 M3 33 22.1 33.03 38.4 16.3 57.66 38.7 14.1 63.57 M4 30.8 24.2 21.43 37.4 17 54.55 38.7 14.3 63.05 M5 33.1 27.3 17.52 33.2 16.7 49.7 37.4 15.1 59.63 M6 32.4 29.4 9.26 37 18.1 48.08 39.6 16.3 58.84

Hình 3.34: Biểu đồ suy giảm về cường độ bê tông (%)

Tại mục 3.2.6 đã nêu rõ khả năng chống xâm thực axit của bê tông được thí nghiệm dựa trên việc hiệu chỉnh Tiêu chuẩn Mỹ ASTM C267- Tiêu chuẩn thí nghiệm về khả năng chống xâm thực hóa của vữa và bê tông. Dung dịch axit sunfuric H2SO4 10% được

50 41.64 33.03 21.43 17.52 9.26

59.82 58.75 57.66 54.55 49.7 48.08

68.86 63.99 63.57 63.05 59.63 58.84

0 10 20 30 40 50 60 70 80

M1 M2 M3 M4 M5 M6

(%)

28 ngày 56 ngày 90 ngày

DUT.LRCC

tạo ra bằng cách hòa tan axit sulphuric H2SO4 98% với nước máy. Cần lưu ý rằng dung dịch axit sulphuric H2SO4 10% không phải là điều kiện làm việc thực tế của kết cấu thực tế bê tông, tuy nhiên dung dịch axit sunfuric H2SO4 10% đã được sử dụng trong các thí nghiệm về đồ bền chống axit sulphuric của bê tông từ Hạt Los Angeles hơn 15 năm nay.

Nồng độ cao của axit sulphuric H2SO4 10% được dùng nhằm mục đích gia tốc nhanh các thí nghiệm trong khoảng thời gian hợp lý trong phòng thí nghiệm. Vì vậy kết quả cường độ bê tông có thể giảm nhanh chóng tại 28, 56, 90 ngày, cụ thể như sau:

- Mẫu bê tông ngâm trong dung dịch axit sulphuric H2SO4 10% sau 28 ngày (sau khi được dưỡng hộ trong nước 28 ngày), thì sự suy giảm cường độ chịu nén của các mẫu bê tông M2 (20%XLC, 0%TB), M3 (15%XLC, 5%TB), M4 (10%XLC, 10%TB), M5 (5%XLC, 15%TB), M6 (0%XLC, 20%TB) lần lượt là 41.64%, 33.03%, 21.43%, 17.52%, 9.26%, trong khi đó sự suy giảm cường độ mẫu đối chứng M1 là 50%. Qua kết quả sau 28 ngày ngâm trong dung dịch axit sulphuric H2SO4 10%, thì tro bay và xỉ lò cao S95 có thể chống xâm thực axit tốt hơn so với mẫu đối chứng M1.

- Mẫu bê tông ngâm trong dung dịch axit sulphuric H2SO4 10% sau 56 ngày (sau khi được dưỡng hộ trong nước 28 ngày), thì sự suy giảm cường độ chịu nén của các mẫu bê tông M2 (20%XLC, 0%TB), M3 (15%XLC, 5%TB), M4 (10%XLC, 10%TB), M5 (5%XLC, 15%TB), M6 (0%XLC, 20%TB) lần lượt là 59.82%, 58.75%, 57.66%, 54.55%, 49.7%, 48.08%, trong khi đó mẫu đối chứng M1 là 59.82%. Qua kết quả sau 56 ngày ngâm trong dung dịch axit sulphuric H2SO4 10%, thì cho thấy tro bay có khả năng chống xâm thực axit tốt hơn so với xỉ lò cao. Khi hàm lượng sử dụng tro bay càng nhiều thì khả năng chống xâm thực axit của bê tông càng tốt. Còn khi sử dụng xỉ lò cao thì bê tông vẫn có khả năng chống xâm thực axit nhưng không tốt bằng tro bay, điển hình là cường độ chịu nén của mẫu M2 (20%XLC, 0%TB) là 58.75% tương đương với mẫu đối chứng M1 là 59.82%.

- Mẫu bê tông ngâm trong dung dịch axit sulphuric H2SO4 10% sau 90 ngày (sau khi được dưỡng hộ trong nước 28 ngày), thì sự suy giảm cường độ chịu nén của các mẫu bê tông M2 (20%XLC, 0%TB), M3 (15%XLC, 5%TB), M4 (10%XLC, 10%TB), M5 (5% XLC, 15TB), M6 (0%XLC, 20%TB) lần lượt là 63.99%, 63.57%, 63.05%, 59.63%, 58.84%, trong khi đó mẫu đối chứng M1 là 68.86%. Giống như kết quả ngâm mẫu bê tông trong 56 ngày, thì sau 90 ngày ngâm trong dung dịch axit sulphuric H2SO4 10%, thì cho thấy tro bay vẫn có khả năng chống xâm thực axit tốt hơn so với xỉ lò cao; mẫu có sử dụng tro bay càng nhiều thì khả năng chống xâm thực axit của bê tông càng tốt.

Còn khi sử dụng xỉ lò cao thì bê tông vẫn có khả năng chống xâm thực axit nhưng không tốt bằng tro bay.

Nhìn chung, tro bay và xỉ lò cao S95 góp phần nâng cao khả năng chống xâm thực axit của bê tông thì kết quả có tăng cường độ bê tông. Việc sử dụng tro bay càng nhiều thì khả năng chống xâm thực axit của bê tông càng tốt. Ngược lại, việc sử dụng xỉ lò cao

DUT.LRCC

càng nhiều thì khả năng chống xâm thực axit của bê tông càng giảm tuy nhiên vẫn tốt hơn so với mẫu đối chứng khi hàm lượng xỉ lò cao thay thế đến 20%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm khả năng chống xâm thực axit của bê tông có sử dụng một số loại rác thải công nghiệp (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)