NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ THIẾT LẬP MỘT TIÊU ĐỀ VĂN BẢN ĐÚNG VÀ HAY

Một phần của tài liệu Tiêu đề văn bản trong phân tích diễn ngôn (Trang 26 - 30)

* Về cái đúng

Đúng và sai chúng ta cần quy về chuẩn, nhưng khi nói về chuẩn ngôn ngữ không phải là hệ thống bất biến, trái lại nó có thể thay đổi theo thời gian. Cho nên, rất có khả năng xảy ra hiện tượng là cái sai, cái không hợp chuẩn của ngày hôm nay, dần dần trở thành cái đúng, cái hợp chuẩn của ngày mai. Và khi nói đến chuẩn, là đề cập đến chuẩn của một cấp độ ngôn ngữ nhất định như : ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp...chuẩn của một bình diện hành chức nhất định như : quy chiếu, kết hợp, logic, phong cách...

*Về cái hay

Việc xác định cái đúng của phát ngôn đã là một việc khó, việc đánh giá cái đẹp, cái hay của nó lại càng khó khăn hơn. Cái hay của ngôn ngữ nói chung, phát ngôn, trong đó có tiêu đề nói riêng, mọi tiêu chuẩn đưa ra để bình giá đều có tính chất tương đối, đó là chưa kể những khó khăn khi phải nhận định về tiêu đề.

Cái hay trong ngôn ngữ còn lệ thuộc vào chức năng mà đối tượng được thẩm định gánh vác trong giao tiếp nữa. Nói rộng ra, cái hay không thể tách rời vai trò hành chức của bản thân ngôn ngữ.

Tiêu đề là phải gắn bó nó vào ngữ cảnh, vào đặc điểm ngôn ngữ phong cách, vào đặc điểm thể loại và bao trùm lên hết là tính thích hợp, để xem đúng, cái hay của nó. Nhưng dù xem xét từ cơ sở nào thì muốn tiêu đề hay trước hết phải đúng. Đúng với chuẩn tắc ngôn ngữ mà mọi người rong xã hội đã quy ước.

3.1 Những điều kiện để thiết lập một tiêu đề văn bản đúng a. Tiêu đề phải chứa những từ ngữ đúng chuẩn chính tả

Tiếng Việt tức là chữ quốc ngữ được xây dựng trên nguyên lí ngữ âm học, nghĩa là về nguyên tắc hễ phát âm thế nào thì viết thế ấy, những các phương ngữ kể cả Hà Nội đều không có đầy đủ các âm tố như đã được phản ánh trên chữ viết. Cho nên tính thống nhất của chuẩn chính tả rất cao, cũng có thể nói là tuyệt đối, ngoại trừ một số trường hợp nằm trong lưỡng khả. Như vậy, chuẩn chính tả, thực chất là chuẩn chữ viết được mọi người công nhận.

Ví dụ : “Chiến khu rừng sát” (NXB ĐN 1993)

“Sẻ có thêm điểm cao chĩa xuống Tháp Rùa Hồ Gươm” (VHTT 5-11- 1994)

Ta thấy, các lỗi chính tả xuất hiện trong tiêu đề sẻ(sẽ), sát (sác). Có thể nói, tác hại của các lỗi chính tả trên không lớn. Tuy nhiên, khi đọc một văn bản đều đầu tiên ta sẽ ấn tượng với tiêu đề, các lỗi ấy sẽ gây những khó chịu nhất định. Và còn rất nhiều lỗi chính tả xuất hiện trong tiêu đề, như lỗi về phụ âm đầu nhất là lẫn lộng tr/ch, s/x, l/n...Từ đó, ta thấy được tình hình lỗi chính tả trên sách báo hiện nay.

b. Tiêu đề phải chứa những từ ngữ đúng chuẩn từ vựng.

So với đúng chuẩn chính tả, chuẩn từ vựng có biên độ dao động rộng hơn, nhưng dĩ nhiên vẫn được hình thành theo quy ước xã hội. Tuy vậy vượt qua các biên độ cho phép thì sẽ bị sai.

Một số trường hợp như dùng từ sai, dư từ, thiếu từ...

Ví dụ: “ Hiệu lực án văn” (PL TPHCM Số 7.1993) . Với ví dụ này có lẽ người lập VB muốn rút gọn cụm từ “ văn bản thi hành án = án văn” . Cách nói này dễ gây hiểu nhầm và không rõ nghĩa.

Hay với tiêu đề “xúc tiến việc làm thanh niên” thì với tiêu đề này cũng không rõ nghĩa mà thay vào đó nếu thêm thành “Xúc tiến việc làm cho thanh

niên” thì TĐ sẽ rõ nghĩa hơn nhiều. Với những trường hợp dư từ như tiêu đề “ thách thức dữ dội đối với bộ máy thực thi pháp luật ở Long An” thành “ thách thức chính quyền Long An”... cần bỏ bớt từ để cho tiêu đề văn bản trở thành các phát ngôn chuẩn.

Có thể xếp vào loại vi phạm chuẩn từ vựng ở các trường hợp ; phiên âm không nhất quán các tên riêng nước ngoài xuất hiện trong tiêu đề và trong phần còn lại của văn bản, dùng nguyên xi tiếng nước ngoài đối với tên cơ quan, tên các tổ chức xã hội, vốn chua phổ biến ở Việt Nam... Các trường hợp vừa nêu, xuất hiện với tần suất rất cao trong tiêu đề văn bản thuộc phong cách thông tấn.

c. Tiêu đề phải đúng với chuẩn ngữ nghĩa – cú pháp.

Nói đến chuẩn ngữ nghĩa – cú pháp là hàng loạt kiểu câu sai phức tạp. Có một số lỗi ngữ nghĩa – cú pháp như : không liên thông ngữ nghĩa, vi phạm tính logic, quy chiếu, phát ngôn mơ hồ...vv..Một tiêu đề văn bản cần phải đúng ngữ nghĩa – cú pháp để cho người đọc tránh hiểu mơ hồ về nội dung tiêu đề cũng như nội dung văn bản

d. Các ngữ đoạn trong tiêu đề phải sắp xếp một cách cân đối hài hòa.

Tính cân đối có ít ảnh hưởng đến cái đúng và cái sai của tiêu đề. Tuy nhiên, các ngữ đoạn trong kết cấu tiêu đề nếu được sắp xếp một cách hài hòa, cân đối, dễ gây được sự chú ý của người đọc.

Trong tiếng Việt thường khi hai ngữ đoạn có quan hệ đẳng lập mà có sự khác nhau về số lượng về âm tiết thì tốt hơn hết nên đặt ngữ đoạn ngắn hơn tức có ít âm tiết nằm ở trước, ngữ đoạn dài hơn nằm ở sau.

e. Trong kết cấu của tiêu đề phải có dấu hiệu hình thức phân biệt giữa chủ ngôn và khách ngôn.

Trong kết cấu tiêu đề, trong tất cả các phong cách chức năng, trong tất cả các thể loại thường hay xuất hiện khách ngôn hay một bộ phận khách ngôn.

Tiêu đề khách ngôn là tiêu đề trích dẫn câu chữ của người khác, trích dẫn có thể nguyên câu hoặc cũng có thể chỉ một vài từ, cụm từ. Để phân biệt ta nên có dấu hiệu hình thức giữa chúng. Nếu không sẽ gây hiểu lầm đáng tiếc. Dấu câu thích hợp vẫn là thường dùng là ngoặc kép ( “....”)

Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp mà không cần dùng dấu câu vẫn có thể hiểu được nội dung diễn đạt trong tiêu đề. Đó là, ngữ đoạn là khách ngôn có kiểu chữ, cõ chữ hoặc màu sắc khác với phần còn lại của tiêu đề..

3.2 Những điều kiện để thiết lập một tiêu đề văn bản hay

Để một tiêu đề văn bản hay thì trước hết điều quan trọng là tiêu đề đó phải đúng vì mọi cái hay trong phát ngôn đều được xây dựng từ những tiền đề của cái đúng.

Không có một cái chuẩn nào khi đánh giá một tiêu đề hay, tuy nhiên xét từ nhiều phương diện thì cái hay của tiêu đề phải gồm những điều kiện sau:

- Tính tiêu biểu - Tính hấp dẫn - Tính hàm súc

a. Tính tiêu biểu

Nói về tính tiêu biểu, ta nói đến ý nghĩa của tiêu đề phải phán ánh những điều cốt lõi nhất, quan trọng nhất của nội dung văn bản

Việc lựa chọn từ ngữ, hoặc có sức khái quát cao hoặc thể hiện các điểm nút... có vai trò rất quan trọng. Giup cho người đọc qua tiêu đề có thể một mặt nào đó, nhận diện được điều cốt lõi của nội dung văn bản, từ đó giúp người đọc thụ đắc những hàm ý nếu có của văn bản.

Đối với nội dung văn bản, việc lựa chọn từ ngữ phù hợp làm cho kết cấu tiêu đề có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thể hiện tính tiêu biểu cho văn bản.

b. Tính hấp dẫn

Một tiêu đề hấp dẫn là hướng đến sự chú ý của người đọc, và từ đó kích thích sự tò mò, sự thích thú cho họ. Để có một tiêu đề hấp dẫn, ta cần sử dụng nhiều phương thức tạo nên tính trí tuệ, hài hước, dí dỏm, lấp lửng...để khêu gợi nhu cầu nhận thứ, khám phá và đặc biệt là những khả năng liên tưởng bất ngờ đối với người đọc văn bản.

Tiêu đề phải có sự chênh lệch với nội dung văn bản, để gây nên sự tò mò khi chưa đọc nội dung văn bản. Và điều cũng hết sức quan trọng, là tiêu đề phải đánh trúng vào thị hiếu đông đảo của mọi tầng lớp hoặc một tầng lớp cụ thể người đọc văn bản mà tiêu đề hướng tới.

Một phần của tài liệu Tiêu đề văn bản trong phân tích diễn ngôn (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w