CHƯƠNG 3 NÂNG CẤP HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN BẢO VỆ TBA 110KV PHÚ BÀI THEO TIÊU CHUẨN IEC 61850
3.2. Giải pháp cụ thể
3.2.6. Xây dựng hệ thống phần mềm
Bảng 3.2: Danh mục phần mềm cần bổ sung
TT Tên phần mềm Chức năng
1 ABB SYS 600 Phần mềm thiết lập giao diện HMI tại TBA 110kV Phú Bài và TTĐK PC Huế
2 RTUtil560 và CCT Phần mềm cấu hình RTU 560CMD11 3 AcSELerator Architect Phần mềm cấu hình rơle SEL
Hình 3.8: Trình tự thực hiện thu thập và quản lý dữ liệu
DUT.LRCC
3.2.6.1. Giới thiệu phần mềm ABB SYS 600 [2]
ABB SYS 600 là phần mềm chuyên dụng để xây dựng giao diện điều khiển HMI, xử lý và lưu trữ dữ liệu cho một hệ thống SCADA trên nền Windows. ABB SYS 600 có đặc điểm là đặc tính mở. Nó có thể sử dụng một cách dễ dàng với các phần mềm chuẩn và phần mềm của người sử dụng, tạo nên giao diện người-máy đáp ứng nhu cầu thực tế một cách chính xác.
Các đặc điểm chính của ABB SYS 600:
- Giám sát và điều khiển khiển: bao gồm giám sát các thiết bị và các giá trị đo lường,...Đồng thời thực hiện các lệnh thao tác lên các thiết bị.
- Các thông tin cần được thể hiện trên sơ đồ nhất thứ: các thông tin chỉ trạng thái của các thiết bị chuyển mạch, các cảnh báo nếu có trên các thiết bị, các giá trị đo lường, đo đếm, tình trạng làm việc của thiết bị (mang điện, không mang điện, tiếp đất,...)
- Hiển thị thông tin trực quan: thông tin được trình bày sao cho người sử dụng nhanh chóng nhận biết thông tin, nghĩa là được thể hiện dưới dạng đồ họa, dưới các màu khác nhau, dưới các khối hình thể khác nhau,...
- Giá trị đo lường được thể hiện dưới dạng số hoặc đồ thị. Các báo cáo đo lường có thể lựa chọn theo giờ, ngày, tháng..
- Chức năng cấu hình hệ thống (System Configuration): hệ thống sẽ thiết lập cơ chế truyền thông từ hệ thống đến các đối tượng cần giám sát điều khiển. Trong đó các đối tượng sẽ được sắp xếp theo một danh sách địa chỉ cụ thể. Hệ thống tương tác với đối tượng thông qua cơ chế địa chỉ.
- Chức năng ghi nhận sự kiện theo tuần tự (Event Log): là khả năng ghi lại tất cả các sự kiện trên hệ thống điện (thay đổi trạng thái của các thiết bị, tác động bảo vệ rơle…) theo trình tự thời gian.
- Chức năng cảnh báo (Alarm): Chương trình cho phép người dùng thiết lập các cảnh báo khi hệ thống phát hiện các thay đổi bất thường hoặc khi có các sự kiện xảy ra trên các thiết bị điện được giám sát (điện áp thấp, máy cắt mở,...).
- Chức năng đồng bộ theo đồng hồ vệ tinh (GPS time Synchronzation): hệ thống SCADA thực hiện đồng bộ toàn bộ thiết bị trong hệ thống theo một mốc thời gian duy nhất từ đồng hồ GPS. Với khả năng này hệ thống máy tính và các RTU đều chung mốc thời gian do đó các sự theo một mốc thời gian duy nhất từ đồng hồ GPS. Với khả năng này hệ thống máy tính và các RTU đều chung mốc thời gian do đó các sự kiện được hệ thống ghi nhận luôn luôn đồng nhất.
DUT.LRCC
Hình 3.9: Công cụ xây dựng màn hình giao diện
Hình 3.10: Xây dựng giao diện điều khiển ngăn 171 3.2.6.2. Giới thiệu phần mềm CCT [14]
Trong màn hình cửa CCT chúng ta có các cửa sổ con sau:
- Thanh trình đơn và thanh công cụ
- Cửa sổ định hướng dự án (Navigator panel) - Cửa sổ thuộc tính (Properties panel)
- Cửa sổ ngõ ra (Output panel)
DUT.LRCC
Hình 3.11: Cửa sổ các màn hình của một dự án trong phần mềm CCT
Cửa sổ định hướng dự án (Navigator panel) Trong cửa sổ định hướng dự án có bốn phần:
- Phần trạm (Substation section): Phần này hiển thị các thông tin của trạm như:
tên trạm, cấp điện áp, ngăn lộ…
- Phần thông tin (Communication section): Phần này hiển thị cấu trúc mạng truyền thông của các thiết bị IED và các điểm truy cập (access points) đã được cấu hình trước đó.
- Phần thiết bị IED (IED section): Phần này có cấu trúc dạng cây để mô tả các Dataset có trong thiết bị IED.
- Phần các kiểu dữ liệu mẫu (Data Type Templates): Phần này hiển thị các kiểu Nút logic, kiểu đối tượng dữ liệu (DO), kiểu thuộc tính dữ liệu (DA) có sẵn dưới dạng cấu trúc cây.
Cửa sổ thuộc tính (Properties)
Cửa sổ này cho phép chúng ta xem và hiệu chỉnh thuộc tính của các đối tượng.
Thực tế phần mềm CCT chỉ làm việc với các thiết bị IED là chính, do đó chúng ta chỉ cần hiệu chỉnh các thuộc tính liên quan tới các IED và các cấp dưới nó.
Cửa sổ ngõ ra (Output)
Cửa sổ này được thể hiện ở phần cuối của màn hình CCT. Cửa sổ này hiển thị tất cả các hoạt động, cảnh báo, thông điệp lỗi…xảy ra trong suốt quá trình hoạt động của CCT. Cửa sổ này cần thiết cho việc kiểm tra, phân tích các lỗi đã xảy ra khi các lệnh thao tác của chúng ta không hoạt động như mong muốn.
3.2.6.3. Phần mềm RTUtil560 [13]
Phần mềm RTUtil560 là phần mềm dùng thực hiện cấu hình thiết bị RTU560 của ABB cho một hệ thống SCADA.
Phần mềm có khả năng liên kết với Microsoft Excel. Từ tập tin cấu hình có thể xuất ra thành tập tin với định dạng Excel và cũng có thể cấu hình RTU bằng tập tin Excel sau đó tải tập tin Excel đó vào phần mềm RTUtil560.
DUT.LRCC
Cửa sổ của phần mềm RTUtil560 là một dạng cửa sổ chuẩn của Window. Trong đó bao gồm các thanh công cụ chuẩn như: Thanh trình đơn (menu bar), Thanh công cụ (Tool bar), Thanh trạng thái (Status bar) và ba cửa sổ dạng cây (Network Tree, Signal Tree, Hardware Tree) như mô tả trong hình 3.12.
Hình 3.12: Các cửa sổ làm việc trong phần mềm RTUtil560 3.2.6.4. Phần mềm AcSELerator Architect [15]
Hình 3.13: Các cửa sổ làm việc trong phần mềm AcSELerator Architect Được sử dụng để cấu hình các loại Relay do SEL sản xuất với các chức năng chính:
- Thiết lập cấu hình các chức năng bảo vệ cho Relay.
- Cài đặt các Input/Output cho Relay.
- Thiết lập cấu hình IEC 61850.
- Xuất cấu hình các Report của Relay ra file .cid, . icd.
DUT.LRCC
- Download/Upload cấu hình cho các Relay.