CHƯƠNG 3 NÂNG CẤP HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN BẢO VỆ TBA 110KV PHÚ BÀI THEO TIÊU CHUẨN IEC 61850
3.3. Xây dựng kết nối và mô phỏng hệ thống
3.3.6. Xây dựng giao diện điều khiển
Sau khi đã cấu hình RTU560CMD11, dữ liệu sẽ được sử dụng để xây dựng giao diện trên màn hình HMI bằng phần mềm ABB SYS600, qua đó thiết lập được toàn bộ phần mềm tự động hóa TBA 110kV Phú Bài. Sản phẩm cụ thể như hình 3.64
Hình 3.64: Sơ đồ tổng thể TBA 110kV Phú Bài
Sơ đồ tổng quan (Substation Overview) của chương trình cho phép giám sát trạng thái thiết bị, hiển thị điện áp thanh cái, dòng điện, điện áp, .... Từ sơ đồ tổng quan có thể truy cập vào các ngăn (BAY) của TBA thông qua thanh “button bar” hay click chuột vào ngăn đó.
DUT.LRCC
3.3.6.1. Ngăn đường dây 110kV
Giám sát vị trí Local/Remote, trạng thái Đóng/Mở của thiết bị như Máy cắt, Dao cách ly, Dao tiếp địa ở 3 trạng thái thiết bị là ĐÓNG/MỞ/LƯNG CHỪNG, tình trạng làm việc của rơle, ...
Hiển thị trạng thái liên động từng thiết bị cho thao tác đóng/cắt và thông số đo lường (giá trị nhất thứ): dòng điện 3 pha, điện áp 3 pha, f, P, Q, S.
Hình 3.65: Sơ đồ ngăn MC 171 (tương tự đối với ngăn MC 172)
Báo tín hiệu khi xuất hiện các tình trạng bất thường, hệ thống sẽ cảnh báo bằng âm thanh và nhấp nháy kênh tín hiệu tương ứng, việc xác nhận cũng như giải trừ tín hiệu theo thao tác của người vận hành. Bao gồm: Tín hiệu từ DCL, MC, DTĐ (Lỗi mạch cắt, lò xo chưa căng, khí SF6 của MC, Lỗi nguồn DCL, DTĐ, …); tín hiệu bảo vệ từ các rơle SEL 311C (F21), SEL 351 (F67).
Điều khiển thiết bị MC 171; DCL 171-1; DCL 171-7; DTĐ 171-76; DTĐ 171-14;
DTĐ 171-15 của ngăn 171 thông qua BCU-171; MC 172; DCL 172-2; DCL 172-7;
DTĐ 172-76; DTĐ 172-24; DTĐ 172-25 của ngăn 172 thông qua BCU-172:
- Lựa chọn mức điều khiển: khóa vị trí Local/ Remote (trên BCU-171 và BCU- 172) ở vị trí Remote.
- Lựa chọn đối tượng điều khiển DTĐ, DCL, MC.
- Yêu cầu “xác nhận lệnh điều khiển”.
- Thông báo điều kiện liên động Đạt/Không đạt.
- Thông báo kết quả điều khiển.
Giám sát rơle bảo vệ: sau khi lựa chọn rơle cần giám sát trên màn hình xuất hiện cửa sổ thể hiện các thông tin về rơle như tình trạng kết nối với máy tính (bình thường
DUT.LRCC
hoặc hư hỏng ), thông số đo lường (giá trị vận hành và giá trị sự cố gần nhất), thông báo sự cố, thông tin sự cố (loại sự cố, pha sự cố, giá trị dòng sự cố và đèn chỉ thị tương ứng).
3.3.6.2. Ngăn Máy biến áp
Giám sát vị trí vị trí Local/Remote, trạng thái của Quạt mát (FAN), bộ điều áp dưới tải (OLTC),...
Hiển thị thông số đo lường (giá trị nhất thứ): dòng điện 3 pha, điện áp 3 pha, Tần số, hệ số công suất, công suất (P, Q, S). Hiển thị vị trí nấc phân áp và giá trị nhiệt độ dầu, nhiệt độ cuộn dây máy biến áp.
Báo tín hiệu khi xuất hiện các tình trạng bất thường, hệ thống sẽ cảnh báo bằng âm thanh và nhấp nháy kênh tín hiệu tương ứng, việc xác nhận cũng như giải trừ tín hiệu theo thao tác của người vận hành. Bao gồm: Tín hiệu từ OLTC, FAN (lỗi nguồn OLTC, FAN….); Tín hiệu từ bảo vệ nội bộ MBA (Áp lực tăng, nhiệt độ dầu MBA Trip, nhiệt độ cuộn dây MBA Trip,..)
Điều khiển thiết bị MC 131, DCL 131-1, DTĐ 131-15, MC 431, DTĐ 431-38, nấc phân áp (OLTC) và quạt (FAN) máy biến áp T1 qua BCU-T1; MC 132, DCL 132-2, DTĐ 132-25, MC 432, DTĐ 432-38, nấc phân áp (OLTC) và quạt (FAN) máy biến áp T2 qua BCU-T2:
- Lựa chọn mức điều khiển Local/Remote.
- Tăng/ Giảm nấc phân áp: cho phép tăng/giảm trong phạm vi 1↔19.
- Khởi động/dừng quạt mát: cho phép 02 nhóm quạt.
- Cảnh báo lỗi điều khiển trong trường hợp không đủ điều kiện.
Hình 3.66: Điều khiển tăng/ giảm nấc phân áp MBA T1 (tương tự đối với ngăn MBA T2)
DUT.LRCC
3.3.6.3. Gian phân phối 22kV
Giám sát vị trí Local/Remote, trạng thái Đóng/Mở của thiết bị như Máy cắt, Dao tiếp địa ở 3 trạng thái thiết bị là ĐÓNG/MỞ/LƯNG CHỪNG, tình trạng làm việc của rơle,...
Hiển thị trạng thái liên động của từng thiết bị và các thông số đo lường: dòng điện (IA, IB, IC, IN), điện áp (UA, UB, UC, UAB, UBC, UC), tần số, hệ số công suất, công suất (P, Q, S) .
Báo tín hiệu khi xuất hiện các tình trạng bất thường, hệ thống sẽ cảnh báo bằng âm thanh và nhấp nháy kênh tín hiệu tương ứng, việc xác nhận cũng như giải trừ tín hiệu theo thao tác của người vận hành. Gồm có: Tín hiệu từ MC (lỗi mạch cắt, lò xo chưa căng của MC, …); Tín hiệu từ rơle bảo vệ SEL 751 (các cấp quá dòng điện, lỗi MC, đóng lặp lại, ….) và thông số dòng điện khi sự cố (IA_F, IB_F, IC_F, IN_F).
Điều khiển các máy cắt xuất tuyến 22kV (471, 472, 473, 474, 475, 476, 477, 478, 479, 480, 481, 482, 412, 442), ON/OFF F79, nhóm (GROUP) bảo vệ,... thông qua rơle SEL 751. Trình tự thao tác như sau:
- Lựa chọn mức điều khiển LOCAL/REMOTE - Lựa chọn đối tượng điều khiển (máy cắt) - Yêu cầu “xác nhận lệnh điều khiển”
- Thông báo điều kiện liên động Đạt/Không đạt - Thông báo kết quả điều khiển.
Hình 3.67: Sơ đồ ngăn MC 472
DUT.LRCC
Giải trừ cảnh báo của các IED từ xa: Cho phép giải trừ sau khi đã xác nhận các cảnh báo, bằng cách nhấn nút “RSF50” sẽ giải trừ được tín hiệu cảnh báo màn hình và LED hiển thị tại IED.
3.3.6.4. Bảng sự kiện, cảnh báo
EVENT LIST: Hiển thị tất cả sự kiện, tất cả sự kiện đều được gắn nhãn thời gian tương ứng với sự xuất hiện hay mất đi.
ALARM LIST: Hiển thị tất cả thông tin cảnh báo, tất cả các cảnh báo đều được gắn nhãn thời gian tương ứng với sự xuất hiện hay mất đi của tín hiệu.
EVENT/ALARM LIST: cung cấp thông tin như thời gian sự kiện, nguồn gốc sự kiện, nguyên nhân sự kiện…
Tìm kiếm thông tin sự cố trong EVENT LIST hoặc ALARM LIST theo: ngày-giờ, nội dung cảnh báo và giá trị sự cố.
Hình 3.68: Bảng tin sự kiện, cảnh báo sự cố 3.3.6.5. Biểu đồ dạng sóng
Cho phép hiển thị dạng sóng trực tiếp và tra cứu các dạng sóng quá khứ. Các dạng sóng được hiển thị bao gồm: điện áp, dòng điện, tần số, công suất. Các dạng sóng này có thể lựa chọn bởi nhân viên vận hành. Trong trường hợp muốn tra cứu các dữ liệu quá khứ, nhân viên vận hành lựa chọn thời điểm cần xem.
DUT.LRCC