THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Khái quát về T a án nh n n quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội và tình hình khiếu nại trong hoạt động tƣ pháp tại Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
2.1.1. Khái quát về Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm được xây dựng trên diện tích đất 200m2 có địa chỉ tại số 51 phố Lò Sũ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, về cơ sở vật chất của cơ quan có 03 phòng xử, 01 phòng kho lưu trữ, 01 phòng họp và 20 phòng làm việc, trung bình mỗi phòng làm việc 14m2 gồm 01 thẩm phán và 01 thư ký.
Về trang thiết bị làm việc: Cơ quan hiện có 28 máy vi tính, 03 máy photo (trong đó có 01 máy mới và 02 máy đã cũ).
Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm có chức năng xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự, dân sự, hành chính; giải quyết những việc dân sự; giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp; xem xét và kết luận cuộc đình công hợp pháp hay không hợp pháp và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền mà pháp luật đã quy định.
Theo Điều 45, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 quy định về cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương:
“1. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có thể có Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý hành chính. Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc
35
hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Căn cứ quy định tại khoản này và yêu cầu, thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách.
2. Bộ máy giúp việc.
3. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên về thi hành án, công chức khác và người lao động”
Hiện nay, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm có tổng số biên chế gồm 24 cán bộ, công chức, trong đó Ban lãnh đạo Tòa án gồm có đồng chí Chánh án, 02 đồng chí Phó Chánh án; có 13 Thẩm phán (trong đó có 01 Thẩm phán kiêm Thẩm tra viên về thi hành án), 10 Thư ký, 01 Kế toán và 05 nhân viên lao động theo hợp đồng (03 bảo vệ và 02 tạp vụ) và từ ngày 01/11/2018 Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm đã thành lập 01 Trung tâm hòa giải, đối thoại trực thuộc Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm theo Đề án về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân của Tòa án nhân dân tối cao; trong đó Trung tâm có 06 đồng chí làm việc theo hình thức hợp đồng (05 đồng chí hòa giải, đối thoại viên và 01 đồng chí thư ký). Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đơn vị có 18 đồng chí trong biên chế có trình độ cử nhân luật, 01 đồng chí có trình độ tiến sỹ luật, 05 đồng chí có trình độ thạc sỹ luật học; 03 đồng chí đã tốt nghiệp lớp cao cấp lý luận chính trị, 02 đồng chí tốt nghiệp lớp trung cấp lý luận chính trị.
Tóm lại, là đơn vị đóng trên địa bàn một quận trung tâm của Thủ đô, có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích thăm quan lịch sử văn hóa, tập trung đông dân cư, trung tâm thương mại, hành chính, đón nhiều du khách trong và ngoài nước và là nơi diễn ra nhiều hoạt động thương mại, du lịch, dịch vụ, văn hóa thể thao…, nên bên cạnh những thuận lợi, quận Hoàn Kiếm là
36
một quận luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; là địa bàn hoạt động của các đối tượng phản động lợi dụng tôn giáo, dân chủ để kích động, tổ chức các hoạt động tụ tập biểu tình, khiếu kiện đông người…Do đó Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm cũng có những khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Hàng năm đơn vị phải giải quyết số lượng lớn các loại vụ án về hình sự, tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại, lao động .. đa dạng, gay gắt, phức tạp và có chiều hướng ra tăng.
2.1.2. Tình hình khiếu nại trong hoạt động tư pháp tại Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Nhận thức rõ tầm quan trọng của Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26 tháng 5 năm 2014 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của Bộ chính trị, Cấp ủy và lãnh đạo Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm đã phổ biến, quán triệt và tổ chức triển khai nội dung của Chỉ thị số 35- CT/TW ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Bộ chính trị; Chỉ thị số 15 – CT/TƯ ngày 16 tháng 12 năm 2016 của Thành ủy và các văn bản, quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo cho cán bộ đảng viên, đồng thời thường xuyên quan tâm đến công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức tác phong của người cán bộ đảng viên; Việc thực hiện pháp luật về cán bộ công chức, nội quy, quy chế của ngành; quy định về ứng xử của cán bộ công chức Tòa án…
Xác định công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, trọng tâm của ngành Tòa án nên cấp ủy, lãnh đạo cơ quan thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát đến nhiệm vụ này, do vậy lãnh đạo cơ quan đã phân công một đồng chí cán bộ chuyên nhận đơn khởi kiện, đơn khiếu nại, tố cáo của công dân vào ngày thứ 2 và thứ 5 hàng tuần. Lãnh đạo đơn vị trực tiếp tiếp công dân vào thứ 2 hàng tuần sau khi công dân đăng ký với cán bộ văn phòng.
37
Trong điều kiện cơ sở vật chất của đơn vị còn hạn chế, nhưng Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm vẫn dành một vị trí thuận tiện để tiếp công dân.
Mọi khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến hoạt động xét xử, giải quyết các vụ án hoặc khiếu nại liên quan đến cán bộ, thẩm phán đơn vị đều được lãnh đạo đơn vị xem xét và giải quyết kịp thời.
Việc niêm yết, thông báo công khai các biểu mẫu đơn, các thủ tục nhận đơn khởi kiện; thụ lý vụ án, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo… để nhân dân tìm hiểu và thực hiện; tạo điều kiện nhanh chóng trong việc cấp các bản án, quyết định cho công dân, cơ quan tổ chức theo yêu cầu đã góp phần tránh để công dân phải đi lại nhiều lần. Việc giải quyết các loại khiếu kiện, tranh chấp của đương sự, cơ quan, tổ chức kinh tế xã hội một cách kịp thời, công khai đúng pháp luật đã góp phần hạn chế, không để xảy ra khiếu nại, tố cáo bức xúc kéo dài. Không có đơn thư khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ thẩm phán về hành vi sách nhiễu, vòi vĩnh, tham nhũng.
Công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân được Lãnh đạo quan tâm, quán triệt cho cán bộ thẩm phán từ chính trong công tác chuyên môn của đơn vị cụ thể như việc xem xét thụ lý đơn kiện; đảm bảo việc giải quyết vụ án khách quan, đúng quy định pháp luật; trong quá trình tiếp xúc, làm việc, giải quyết các yêu cầu của đương sự. Việc giải quyết các vụ án phải khách quan, đúng quy định pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Từ đó để hạn chế các đơn thư, khiếu kiện bức xúc của đương sự, công dân.
Trong thời gian từ 01/11/2014 đến 01/11/2018, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm đã tiếp 65 lượt công dân đến khiếu nại về tư pháp và tiếp nhận 37 đơn thư khiếu nại trong hoạt động tư pháp. Nhìn chung các đơn thư khiếu nại tập trung khiếu nại những hoạt động tố tụng trong quá trình giải quyết án của Thẩm phán như: Khiếu nại Thông báo trả lại đơn khởi kiện; Khiếu nại Quyết
38
định chuyển vụ án; Khiếu nại về việc thụ lý vụ án; Khiếu nại việc thẩm phán chậm giải quyết các vụ án…
Bảng 2.1. Bảng thống kê số liệu tiếp công dân và tiếp nhận khiếu nại trong hoạt động tư pháp của Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm từ năm 2014 đến
hết năm 2018
Năm
Số lượt công dân
đến khiếu nại
trong hoạt động tư
pháp (lượt)
Số lượt công dân
đến khởi kiện và thực hiện
các thủ tục hành chính - tư
pháp (lượt)
Tổng số lượt
tiếp công
dân (lượt)
Tỷ lệ số lượt công
dân đến khiếu nại trong hoạt
động tư pháp trên tổng lượt tiếp công
dân
Số vụ khiếu nại trong hoạt động tư pháp Tòa án tiếp
nhận (vụ)
Tố tụng hình sự (vụ)
Tố tụng
dân sự (vụ)
Tố tụng hành chính (vụ)
Tổng (vụ)
2014 18 697 715 2,52% 0 11 0 11
2015 17 701 718 2,37% 0 5 1 6
2016 7 712 719 0,97% 0 3 1 4
2017 11 778 789 1,39% 0 7 1 8
2018 12 954 966 1,24% 0 8 0 8
Tổng 65 3842 3907 1,66% 0 34 3 37
(Nguồn: Báo cáo kết quả công tác năm của TAND quận Hoàn Kiếm)
39
Bảng 2.2. Bảng thống kê số liệu thụ lý và giải quyết các loại án của Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm từ năm 2014 đến hết năm 2018
Năm
Số vụ án thụ lý
Tổng giải quyết
Còn lại Tổng Hình
sự
Dân sự
Hành
chính Tổng Hình
sự
Dân sự
Hành chính
2014 1149 414 733 2 982 167 6 160 1
2015 1160 408 751 1 981 179 7 171 1
2016 1161 394 766 1 984 177 1 175 1
2017 1206 310 893 3 1032 174 2 170 2
2018 1484 384 1097 3 1226 258 6 251 1 Tổng 6160 1910 4240 10 5205 955 22 927 6
(Nguồn: Báo cáo kết quả công tác năm của TAND quận Hoàn Kiếm) Phân tích nghiên cứu Bảng thống kê số 2.1 từ năm 2014 đến năm 2018 cho thấy:
Số lượt công dân đến tòa có chiều hướng gia tăng nhưng số lượt công dân đến khiếu nại về tư pháp thì có chiều hướng giảm. Qua đó có thể thấy tình hình công dân đến tòa để khởi kiện và thực hiện các thủ tục hành chính – tư pháp ngày càng gia tăng cả về số lượng và nội dung, tình hình khởi kiện các vụ án dân sự tại tòa diễn ra ngày càng phức tạp và thường liên quan đến lĩnh vực đất đai, nhà ở; tranh chấp các hợp đồng mua bán, tín dụng, … Đặc biệt là từ khi Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 được Quốc hội thông qua vào ngày 25 tháng 11 năm 2015 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 có thêm nội dung mới là Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng [20, tr. 10] thì số lượt công dân đến tòa khởi kiện tăng rõ rệt và nội dung của các tranh chấp cũng phức tạp hơn.
Nhưng bên cạnh đó thì số lượt công dân đến khiếu nại về các hoạt động tư pháp lại có chiều hướng giảm do Cấp ủy và lãnh đạo Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm đã phổ biến, quán triệt và tổ chức triển khai tốt nội
40
dung của Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26.5.2014 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Cấp ủy và lãnh đạo Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm đã quan tâm tập trung giải quyết các khiếu nại trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền; công tác giám sát, kiểm tra việc giải quyết khiếu nại về tư pháp được tăng cường; đã giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc phức tạp, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện kéo dài gây bức xúc trong nhân dân, dư luận xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.
Trình độ nhận thức của đội ngũ cán bộ trong cơ quan cũng được nâng cao hơn, công tác tiếp nhận đơn và giải quyết các vụ án luôn được thực hiện khách quan, đúng quy định pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự.
Tuy nhiên, tình hình khiếu nại trong hoạt động tư pháp tại Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm vẫn còn nhiều vụ việc diễn biến phức tạp do người dân còn chưa hiểu rõ chính sách pháp luật về khiếu nại trong hoạt động tư pháp hoặc cố tình không chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại, một số trường hợp do bị kích động, xúi giục gửi đơn thư khiếu nại về tư pháp nhưng không cung cấp được chứng cứ, chứng minh được hành vi hoặc quyết định trong quá trình tố tụng đã xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trong 5 năm từ năm 2014 đến năm 2018 Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm không tiếp nhận đơn thư khiếu nại nào liên quan đến hoạt động tố tụng hình sự do khi tiếp nhận hồ sơ vụ án từ bên Viện kiểm sát chuyển sang Tòa án luôn xem xét, nghiên cứu kĩ hồ sơ xem có đủ điều kiện để đưa vụ án ra xét xử không; trong trường hợp việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung [22, tr. 249] và
41
Viện kiểm sát có trách nhiệm xem xét lại quá trình tố tụng, điều tra bổ sung vụ án. Do đó các vụ án hình sự khi đưa ra xét xử tại Tòa án luôn đúng theo quy trình tố tụng mà pháp luật quy định; các quyết định và bản án được tuyên đúng người, đúng tội; không xảy ra tình trạng khiếu nại trong quá trình tố tụng hình sự.
Từ năm 2014 đến năm 2018 các khiếu nại về tư pháp tại Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm chỉ liên quan đến quá trình tố tụng dân sự và tố tụng hành chính. Trong đó phần lớn các đơn khiếu nại về tư pháp là liên quan đến quá trình tố tụng dân sự, có 34 đơn khiếu nại liên quan đến quá trình tố tụng dân sự trên tổng số 37 đơn khiếu nại về tư pháp mà Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm tiếp nhận, còn lại là 03 đơn khiếu nại liên quan đến quá trình tố tụng hành chính.
Phân tích nghiên cứu bảng 2.2 thống kê số liệu thụ lý và giải quyết trong các năm từ năm 2014 đến năm 2018 cho thấy:
Các vụ án về dân sự mà Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm thụ lý vào có chiều hướng gia tăng qua các năm và các vụ án dân sự còn tồn lại qua các năm cũng tăng lên, trong đó chiếm tỷ lệ cao là các tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, tranh chấp về đất đai, tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế. Qua công tác xét xử cũng cho thấy, các tranh chấp gắn liền với đất như: Tranh chấp quyền sử dụng đất, chia tài sản chung là nhà và đất, tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng nhà ở, tranh chấp kinh doanh thương mại
… với tính chất vụ việc rất phức tạp, đan xen nhiều quan hệ pháp luật, nhiều cá nhân, nhiều cơ quan, tổ chức tham gia tố tụng. Nguyên nhân gia tăng các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất là do quận Hoàn Kiếm là quận trung tâm của thủ đô Hà Nội, giá đất tại đây vô cùng đắt đỏ lên đến hàng trăm triệu đồng một mét vuông và quận Hoàn Kiếm cũng là nơi đặt trụ sở của các ngân hàng, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.
Do đó, các tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân quận
42
Hoàn Kiếm rất đa dạng và ngày càng phức tạp, nhiều vụ án có tính chất phức tạp, nhiều người tham gia tố tụng nhưng đương sự không hợp tác, vắng mặt nên vụ án phải hoãn nhiều lần, làm cho vụ án kéo dài thời gian giải quyết. Có vụ án cấp giám đốc thẩm TANDTC xử hủy giao về xét xử lại nhưng tài sản không còn trên thực tế nên việc xét xử gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá chứng cứ vụ án. Bên cạnh đó, số lượng đội ngũ cán bộ, công chức của Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm cũng còn nhiều hạn chế, có những Thư ký phải giúp việc cho 02 Thẩm phán cùng lúc..
Hiện tại trung bình một năm một Thẩm phán được giao giải quyết khoảng 120 vụ việc các loại.
Xuất phát từ những lý do trên nên lượng án dân sự còn tồn của Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm có chiều hướng gia tăng theo các năm. Và điều này là nguyên nhân chính làm gia tăng các đơn thư khiếu nại liên quan đến quá trình tố tụng dân sự.
Từ bảng 2.2 cũng cho thấy số lượng các vụ án hành chính Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm thụ lý vào rất ít do từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 Luật Tố tụng Hành chính năm 2015 có hiệu lực thì những hành vi hành chính, quyết định hành chính của Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện trở lên lại thuộc thẩm quyền giải quyết, xét xử của tòa án cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Nhưng số đơn thư khiếu nại liên quan đến tố tụng hành chính vẫn chiếm tỷ lệ cao so với số lượng vụ án hành chính thụ lý do các vụ án hành chính thụ lý vào mang tính chất rất phức tạp, thường liên quan đến nhiều đương sự và các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó một số đối tượng xấu có tư tưởng phản động chống phá nhà nước cũng lợi dụng quyền khiếu kiện, khiếu nại để đến tòa án nộp đơn khiếu kiện, khiếu nại các cơ quan nhà nước.
Nhìn chung, tình hình khiếu nại trong hoạt động tư pháp tại Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm có chiều hướng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp, trong đó tập trung vào hai hoạt động là hoạt động tố tụng dân sự