Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG HOẠT ĐỘNG TƢ PHÁP TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN HOÀN KIẾM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp
3.1.1. Giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp phải bám sát mục tiêu xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã đề ra đường lối và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội những năm tới. Trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 - 2020), bên cạnh những nhiệm vụ kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ là nhiệm vụ "Tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, vững mạnh; hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; phát huy dân chủ, tăng cường trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tệ nạn xã hội và tội phạm”. Đại hội cũng đã đề ra nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Nói một cách khái quát, nhà nước pháp quyền là hệ thống các tư tưởng, quan điểm đề cao pháp luật, pháp chế trong tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước và trong đời sống xã hội. Nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức và quản lý theo pháp luật và đề cao các giá trị nhân văn, tôn trọng và bảo đảm quyền của con người, quyền công dân. Đối với ngành Tòa án khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ nói chung và giải quyết
55
khiếu nại trong hoạt động tư pháp nói riêng là tôn trọng Nhân dân, là người đã ủy quyền cho mình thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW (năm 2002) và Nghị quyết số 49-NQ/TW (năm 2005) của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; trên cơ sở Kết luận số 92-KL/TW ngày 12 tháng 3 năm 2014 của Bộ Chính trị, một số vấn đề trọng tâm trong công tác xây dựng pháp luật đã được tiến hành triển khai, cải cách tư pháp trong hệ thống Tòa án nhân dân ở nước ta đã gặt hái nhiều thành tựu to lớn, các chủ trương, giải pháp, hướng dẫn của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trong những năm qua (nhất là các năm 2017, 2018) đã được các Tòa án triển khai có hiệu quả và thiết thực, chất lượng công tác xét xử của các Tòa án ngày một nâng cao. Đặc biệt, các chủ trương, giải pháp, hướng dẫn này đã được các cơ quan, tổ chức và nhân dân đồng tình ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập như tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng còn bất hợp lý;
năng lực trình độ của cán bộ, người tiến tiến hành tố tụng còn hạn chế, cơ sở vật chất từng bước được đầu tư nhưng vẫn còn thiếu, vẫn còn tình trạng oan sai, khiếu nại bức xúc kéo dài. Yêu cầu của nhà nước, xã hội và người dân ngày một cao đối với hệ thống cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có ngành Tòa án nhân dân. Công tác giải quyết khiếu nại cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Tòa án để đạt được mục tiêu mà Bộ Chính trị giao cho. Làm tốt công tác giải quyết khiếu nại là một trong những biện pháp kiểm soát quyền lực, hạn chế các vụ án oan sai, giải quyết dứt điểm các khiếu nại vượt cấp, kéo dài, góp phần nâng cao vị thế của Tòa án, được nhân dân tin tưởng. Đây là mục tiêu để đưa bộ máy tư pháp của nước ta trở nên trong sạch.
3.1.2. Giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp phải đảm bảo và phát huy quyền con người, quyền công dân
Hiến pháp năm 2013 khẳng định: Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con
56
người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện [18, tr. 9]. Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội, ngày 2-6- 2005 đã đề ra mục tiêu: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”. Để thực hiện các mục tiêu, Chiến lược cải cách tư pháp đã xác định 8 nhiệm vụ, trong đó nhiệm vụ bảo đảm quyền con người, quyền công dân được đặt trong nhiệm vụ đầu tiên: coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội.Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm. Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Giảm bớt khung hình phạt tối đa quá cao trong một số loại tội phạm. Khắc phục tình trạng hình sự hóa quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự và bỏ lọt tội phạm. Hoàn thiện pháp luật dân sự, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch, thúc đẩy các quan hệ dân sự phát triển lành mạnh. Nghiên cứu thực hiện và phát triển các loại hình dịch vụ từ phía nhà nước để tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ chứng minh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đổi mới thủ tục hành chính trong các cơ quan tư pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý; người dân chỉ nộp đơn đến tòa án, tòa án có trách nhiệm nhận và thụ lý đơn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa công dân và cơ quan công quyền trước tòa án. Để thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng này, Chiến lược cải cách tư pháp xác định phải đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm
57
của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, cũng như nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp. Đồng thời, phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với hoạt động tư pháp.
Tuy nhiên, thực tế trong hoạt động tư pháp quyền con người, quyền công dân vẫn còn bị xâm phạm. Trong đó có quyền khiếu nại của người tham gia tố tụng đang bị xem nhẹ, các khiếu nại trong tố tụng chưa được xem xét xét giải quyết, mà các khiếu nại từ cá nhân, tổ chức được các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét như là “thái độ khai báo thiếu thành khẩn, chối tội…”
không được giải quyết theo thủ tục hành chính tư pháp, các cơ quan buộc tội chỉ xem các khiếu nại của họ được chỉ được xem là quyền tự bào chữa tại phiên tòa. Đây là quy trình giải quyết theo trình tự tư pháp tại Tòa án. Xác định đúng các quyền khiếu nại trong quá trình tố tụng của người tham gia tố tụng có ý nghĩa rất lớn trong quá trình thực hiện chức năng xét xử của Tòa án.
Việc tôn trọng, xác định đúng các khiếu nại trong quá trình tố tụng là yêu cầu khách quan của xã hội dân chủ phát triển, khi đó quyền con người, quyền công dân được tôn trọng, hạn chế và tránh được oan sai trong quá trình xét xử của Tòa án.
3.1.3. Giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp phải đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả
Hiệu lực, hiệu quả của giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp thể hiện cụ thể ở số lượng đơn thư khiếu nại được giải quyết đúng pháp luật, số lượng đơn thư giải quyết đúng càng cao thể hiện hiệu lực, hiệu quả giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp cao và ngược lại.
Hiệu lực, hiệu quả của giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp còn thể hiện ở thái độ của công dân và dư luận xã hội đối các quyết định giải quyết khiếu nại của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, quyết định giải
58
quyết khiếu nại đúng pháp luật, xử lý đúng sai phạm sẽ tạo được sự đồng tình trong cộng đồng, trong xã hội, góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân, cho cán bộ, nâng cao lòng tin của quần chúng xã hội vào các chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và hoạt động của bộ máy chính quyền.
Hiệu lực, hiệu quả pháp luật về giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp là kết quả của quá trình sử dụng quyền lực nhà nước, thông qua năng lực áp dụng pháp luật do các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền tiến hành thẩm tra, xác minh, kết luận theo quy định của pháp luật về khiếu nại trong hoạt động tư pháp để ra quyết định xử lý các trường hợp cụ thể từ các khiếu nại trong hoạt động tư pháp của công dân nhằm xác định trách nhiệm pháp lý cụ thể và bảo đảm quyền, nghĩa vụ tương ứng đối với các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật về khiếu nại trong hoạt động tư pháp.
Hiệu lực, hiệu quả của giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp của công dân phụ thuộc trước hết vào tính toàn diện của hệ thống văn bản pháp luật về khiếu nại trong hoạt động tư pháp.
Hiệu lực, hiệu quả của giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp còn phụ thuộc vào ý thức pháp luật về khiếu nạitrong hoạt động tư pháp thể hiện ở các phương diện như xây dựng pháp luật; thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật đối với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hiệu quả của giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp còn phụ thuộc vào cách thức tổ chức và vận hành của bộ máy các cơ quan tư pháp; bộ máy tinh gọn, tổ chức khoa học, vận hành hiệu quả thì dẫn đến việc giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp cũng đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh đó hiệu quả của giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp còn phụ thuộc vào cơ sở vật chất phục vụ công tác giải quyết khiếu nại như phòng làm việc, các công cụ hỗ trợ như máy tính, bàn ghế, tủ đựng tài liệu, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư
59
pháp. Chế độ hỗ trợ cho cán bộ trực tiếp làm công việc giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp.
3.1.4. Giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp phải đảm bảo trách nhiệm của các cơ quan tư pháp
Từ thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp cho thấy, để giải quyết tốt những vụ việc nhiều người khiếu nại về một nội dung phải tiến hành kịp thời, đồng bộ nhiều biện pháp, với sự tham gia có trách nhiệm của các cơ quan tư pháp.
Đề cao trách nhiệm, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị nói chung và các cơ quan tư pháp nói riêng trong công tác giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp, trước hết là nhờ vai trò lãnh đạo của các cấp ủy và thực hiện giải quyết của các cơ quan tư pháp. Các cấp ủy có nghị quyết lãnh đạo công tác giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp. Các cơ quan tư pháp có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp, phân công trách nhiệm một cách rõ ràng, cụ thể để giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc khiếu nại trong hoạt động tư pháp. Người đứng đầu các cơ quan tư pháp thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền.
Trong quá trình giải quyết, các cơ quan tư pháp phải thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ khách quan, làm rõ nguyên nhân phát sinh khiếu nại, kết luận rõ đúng, sai, đề ra phương án giải quyết phù hợp, có lý, có tình.
3.1.5. Giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp phải đảm bảo quá trình hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa
Toàn cầu hoá đang là xu hướng tất yếu và ngày càng được mở rộng.
Trong quá trình hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, nhà nước ta đã ký kết nhiều Hiệp định tương trợ pháp lý với một số quốc gia vì vậy, hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp nói riêng cần phải được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cho
60
phù hợp với các nguyên tắc và các quy phạm được thừa nhận chung của pháp luật quốc tế nhằm đáp ứng kịp thời các đòi hỏi của thực tiễn pháp lý của nước ta, cũng như của cộng đồng quốc tế vì hòa bình và an ninh của nhân loại trong khu vực và trên thế giới.
Tư tưởng của các giá trị pháp luật truyền thống của dân tộc Việt Nam cùng với các nguyên tắc và các quy phạm được thừa nhận chung của pháp luật quốc tế thuộc lĩnh vực giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp cần phải được thể hiện rõ ở các mức độ nhất định nhằm định hướng cho quá trình đổi mới và hoàn thiện các quy định hiện hành của các ngành luật thuộc lĩnh vực giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp của nước ta sao cho phù hợp với các chuẩn mực pháp lý chung của cộng đồng quốc tế.
Bên cạnh đó, cũng đòi hỏi cán bộ ngành tòa án phải đáp ứng yêu cầu về luật pháp quốc tế, vấn đề khu vực Asian, Châu Á, toàn cầu, kịp thời giải quyết các tranh chấp, xung đột pháp luật. Đặc biệt quận Hoàn Kiếm lại là một quận trung tâm của Thủ đô Hà Nội, tại đây có rất nhiều trụ sở của các cơ quan, công ty, tổ chức nước ngoài, việc phát sinh tranh chấp khiếu nại là tất yếu, đặt ra cho công tác giải quyết khiếu nại không chỉ đáp ứng pháp luật quốc gia mà phải phù hợp với thông lệ quốc tế.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả giải qu ết khiếu nại trong hoạt động tƣ pháp - từ thực tiễn t a án nh n n Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội 3.2.1. Giải pháp chung
3.2.1.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp
Điều 4, Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: “Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà
61
nước và xã hội”[18, tr. 9]. Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam được khẳng định trong thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam. Đảng là nhân tố quan trọng hàng đầu, quyết định mọi thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
Điều đó khẳng định trong cuộc đấu tranh giành độc lập lập cho dân tộc, trong công cuộc xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện nay, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới thì vai trong lãnh đạo của Đảng càng được thể hiện rõ. Có thể khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng từ Đại hội XII trong công cuộc chấn hưng đất nước chỉnh đốn đảng, chỉnh đốn đội ngũ cán bộ. Đảng lãnh đạo toàn diện đối với nhà nước và xã hội, Đảng lãnh đạo nhà nước là một nguyên tắc quan trọng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và đối với cơ quan tư pháp nói riêng. Đảng hoạch định chiến lược xây dựng và phát triển ngành tư pháp dân chủ, trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Sự quan tâm của Đảng đối với cơ quan tư pháp thể hiện bằng việc tái thành lập Ban Nội chính ở Trung ương và ở cấp tỉnh, đây là Ban đảng chuyên theo dõi hoạt động tư pháp với mục đính sớm đưa nền tư pháp nước nhà lớn mạnh.
Trong những năm vừa qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng trong hoạt động giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp đã có bước chuyển biến tích cực và hiệu quả. Trong chương trình, kế hoạch công tác 6 tháng và hàng năm của các cấp ủy Đảng đều có nội dung quán triệt đối với giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp. Đảng uỷ đã kịp thời tổ chức học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của Đảng ủy cấp trên về khiếu nại trong hoạt động tư pháp, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền về thực hiện hoạt động giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp; bên cạnh đó, các Đảng uỷ cũng định kỳ sơ kết, tổng kết kịp thời các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước về giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp theo sự hướng dẫn của cấp trên. Từ đó, nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên,