VI. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VIỆT NAM
1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo tồn Đa dạng sinh học
1.5. Nghiên cứu ban hành các văn bản hướng dẫn sử dụng các công cụ Kinh tế cho quản lý nguồn tài nguyên[11]
quản lý nguồn tài nguyên[11]
trong những chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường: “Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các biện pháp hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tự giác, kỷ cương trong hoạt động bảo vệ môi trường” (Khoản 2 Điều 5). Trên cơ sở đó, Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định về thuế môi trường; Điều 113 quy định về phí bảo vệ môi trường và Điều 114 quy định về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Theo quy định này, trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục xây dựng và ban hành các chính sách và văn bản pháp luật sau:
- Luật Thuế Bảo vệ môi trường
Nội dung chính của Luật này là phải khoanh vùng được các đối tượng nộp thuế và mức thuế phải phù hợp để vừa phải đảm bảo phát triển ngành khai thác các loại tài nguyên thiên nhiên vừa đảm bảo khai thác trong khả năng tái tạo đối với các loại tài nguyên tái tạo được và không tái tạo được và bảo vệ môi trường. Chính vì thế tất cả các tổ chức kinh doanh không phân biệt ngành nghề, hình thức khai thác, hoạt động thường xuyên hay không thường xuyên, có địa điểm hay không có địa điểm cụ thể, sử dụng và khai thác các thành phần môi trường, tài nguyên thiên nhiên của đất nước đều phải nộp thuế (phí) và mức phí có thể nên thay đổi theo hướng từ sản lượng thành phần môi trường được khai thác sang trữ lượng các thành phần môi trường được khai thác, có như thế mới khuyến khích các hoạt động khai thác, sử dụng các biện pháp tận thu, vừa tiết kiệm được tài nguyên thiên nhiên, vừa bảo vệ được môi trường.
Các khoản thuế thu được phải được trích một phần xứng đáng để đầu tư trở lại cho vấn đề khắc phục và tái tạo môi trường. Điều này có thể thực hiện được khi hình thành cơ chế hoạt động của hệ thống quĩ môi trường và các ooại thuế sử dụng các thành phần môi trường sẽ là một trong nguồn cơ bản của quĩ môi trường.
- Nghị định về hạn ngạch khai thác tài nguyên, ví dụ khai thác, đánh bắt thuỷ sản, khai thác khoáng sản,... Hạn ngạch khai thác này có thể chuyển nhượng thông qua các giấy phép. - Nghiên cứu xây dựng văn bản sử dụng các loại công cụ khác như đặt cọc - hoàn trả, thưởng phạt, phí gây ô nhiễm phục vụ cho mục đích bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ ĐDSH nói riêng.