2.3 Thực trạng hoạt động marketing thương mại của công ty
2.3.1 Thực trạng về mặt hàng kinh doanh của công ty
Bảng 2: Cơ cấu tỷ trọng các mặt hàng của công ty trong 3 năm từ 2017-2019
STT Loại mặt hàng Tỷ trọng %
2017 2018 2019
1 Suất ăn công nghiệp 69.0 % 71.2 % 73.3 %
2 Tư vấn lắp đặt bếp công nghiệp 7.0 % 6.3 % 8.0 %
3 DV cung cấp nhân lực 6.4 % 6.0 % 6.3 %
4 Kinh doanh nhà hàng và các DV ăn uống lưu động
5.7 % 5.0 % 6.3%
5 Kinh doanh khách sạn và các DV lưu trú ngắn ngày
4.9 % 4.5 % 3.9%
6 Bán lẻ lương thực, thực phẩm 4.0 % 4.3 % 2.2 %
7 DV vệ sinh nhà cửa và các công trình khác 3.0 % 2.1 % 0.0%
Tổng 100 % 100 % 100 %
(Nguồn: Bộ phận kinh doanh) Nhìn vào bảng 2 ta có thể thấy rằng mặt hàng chủ đạo của công ty là suất ăn công nghiệp, tỷ trọng tăng đều qua các năm chứng tỏ hoạt động kinh doanh của mặt hàng này rất hiệu quả, chiếm gần ắ tỷ trọng cỏc mặt hàng. Do mặt hàng này là thế mạnh của công ty vì thế công ty luôn tập trung nhiều nguồn lực để khai thác lợi nhuận do mặt hàng này mang lại.
2.3.1.2 Hoạt động R&D mặt hàng
Hoạt động nghiên cứu và phát triển mặt hàng sản phẩm cũng được bán giám đốc phối hợp cùng với phòng kinh doanh và marketing đề ra để đưa ra những chiến lược sản phẩm nhất định. Tuy nhiên do nguồn ngân sách để chi cho hoạt động này còn hạn hẹp vì thế hiệu quả của hoạt động R&D chưa cao. Trong 3 năm vừa qua Nhật Lâm đã có sự thay đổi trong mặt hàng kinh doanh đó chính là loại bỏ ngành hàng dịch vụ vệ sinh nhà cửa và các công trình khác. Do mặt hàng này có hiệu quả kinh doanh chưa cao, và chiếm tỷ trọng tương đối thấp đóng góp vào doanh thu cho Nhật Lâm và Nhật lâm muốn tập trung các nguồn lực của mình vào thế mạnh là suất ăn công nghiệp. Và theo quan sát của em, em thấy loại bỏ doanh mục này sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn cho Nhật Lâm
2.3.1.3 Các loại hình và đặc điểm dịch vụ cho khách hàng của công ty
Là một công kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vựa thực phẩm nên Nhật Lâm rất chú trọng trong việc tạo lòng tin với khách hàng. Vì thế dịch vụ chăm sóc khách hàng luôn được Nhật Lâm đề cao.
Đối với khách hàng của Nhật Lâm, khách hàng có thể đến trực tiếp trụ sở công ty ở Hà Nội tại số 26 ngách 56/2/5 Lê Quang Đạo –Phú Đô- Nam Từ Liêm – Hà Nội
hoặc liên lạc qua số điện thoại hoặc qua fanpage chính của công ty, khi đó tất cả các khách hàng sẽ được hỗ trợ và giải đáp tất cả các thắc mắc.
+ Trước và trong khi mua; khách hàng sẽ được tư vấn về giá cả, tư vấn về sản phẩm để khách hàng có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp với mục đích và với khả năng chi trả nhất của khách hàng.
+ Sau mua: khác hàng sẽ được hưởng bảo hiểm do Nhật Lâm chi trả trong một vài trường hợp hiểm họa xảy ra. Số tiền có thể lên tới 40 tỷ đồng một năm. Bên cạnh đó các khách hàng tổ chức còn nhận được nhiều ưu đãi, chính sách chiết khấu giá,..
2.3.2 Thực trạng về giá mặt hàng của công ty
2.3.2.1 Các mức giá của các nhóm/ tuyến mặt hàng, mặt hàng hỗn hợp của công ty
Với sản phẩm suất ăn công nghiệp, Nhật Lâm đang để 3 mức giá cho khách hàng lựa chọn.
Bảng 3: Các mức giá của sản phẩm suất ăn công nghiệp tại công ty Nhật Lâm
Mức Giá
Mức 1: mức giá thấp 15.000 VNĐ/1 suất ăn Mức 2: mức giá trung bình 27.000 VNĐ/ 1 suất ăn Mức 3: mức giá cao 33.000 VNĐ/ 1 suẩ ăn
(Nguồn: Bộ phận kinh doanh) Theo quan sát ta có thể Nhật Lâm đưa ra nhiều mức giá cho khách hàng lựa chọn, tùy theo nhu cầu và khả năng tài chính khách hàng có thể lựa chọn một trong 3 mức giá đó. Tuy nhiên với cả 3 mức giá như trên nhân viên Nhật Lâm đều có thái độ nhiệt tình chu đáo, thực đơn đầy đủ dưỡng chất cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho khách hàng, và đặc biệt độ anh toàn tươi ngon là như nhau. Sự khác biệt giữa các mức giá trên là ở khối lượng thức ăn và độ đa dạng của món ăn.
2.3.2.2 Căn cứ định giá và phương pháp xác định giá mặt hàng của công ty:
* Căn cứ định giá
- Căn cứ vào chi phí, lợi nhuận: Dựa trên các nguồn cung cấp và giá của các nguyên liệu đầu vào công ty Nhật Lâm đã xác định được mức chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm của mình. Từ đó, công ty cộng thêm vào một mức lợi nhuận phù hợp bù đắp cho chi phí truyền thông, marketing và các chi phí khác.
- Căn cứ đối thủ cạnh tranh: Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào dịch vụ cung ứng suất ăn công nghiệp do đó công ty Nhật Lâm đã có sự nắm bắt và nhận biết đối thủ từ đó đưa ra mức giá phù hợp để có thể lôi kéo và giữ chân khách hàng.
* Phương pháp xác định giá mặt hàng.
Nhật Lâm sử dụng phương pháp định giá dựa trên chi phí. Để định giá 1 sản phẩm suất ăn công nghiệp, Nhật Lâm xác định các chi phí cố định, chi phí biến đổi và lợi nhuận mong muốn trên sản phẩm đó. Khi xác định được các loại chi phí đó, ta có thể tìm ra được giá bán trên 1 đơn vị sản phẩm
Giá bán= chi phí cố định + chi phí biến đổi + lợi nhuận mong muốn.
Trong đó:
+ Chi phí cố định bao gồm: tiền nguyên liệu tạo ra sản phẩm; tiền thuê mặt bằng;
tiền lương công nhân, thuế … chiếm tỷ trọng khoảng 70% giá bán
+ Chi phí biến đổi bao gồm chi chí hao mòn tài sản, và một vài chi phí khác,..
chiếm khoảng 15%
+ Lợi nhuận mong muốn của công ty khoảng 15%.
Với kết quả và tình hình kinh doanh hiện tại của công ty cho thấy công ty đang phát triển tương đối tốt chứng tỏ phương pháp định giá này của Nhật Lâm đã đạt được hiệu quả tốt.
2.3.2.3 Các bước định giá và phân biệt giá mặt hàng công ty
*Các bước định giá
- Bước 1: Chọn mục tiêu định giá
Nhật Lâm xác định mục tiêu định giá chính là tối đa hóa lợi nhuận và mục tiêu phụ là tăng doanh số bán hàng. Các mục tiêu định giá này đã được kiểm soát và cân đối phù hợp với mục tiêu chiến lược và các mục tiêu marketing khác của công ty.
- Bước 2: Xác định lượng nhu cầu
Tập khách hàng mục tiêu của Nhật Lâm là các doanh nghiệp sản xuất, các công ty, văn phòng, …là những khách hàng có đơn đặt hàng với số lượng lớn nên Nhật Lâm đã có sự phân tích kỹ lưỡng nhóm đối tượng khách hàng này. Với tập khách hàng này thì yếu tố chất lượng sản phẩm, giá, chính sách chiết khấu là những vấn đề được họ
đặc biệt quan tâm. Công ty Nhật Lâm cần xác định rõ lượng nhu cầu của khách hàng để đưa ra những chiến lược giá phù hợp.
- Bước 3: Ước tính chi phí
Nhật Lâm cũng ước tính chi phí dựa vào 2 loại chi phí là chi phí cố định và chi phí biển đổi như ở trên đã liệt kê. Dựa vào các chi phí đó công ty Nhật Lâm xác định được tổng chi phí kinh doanh và đó là cơ sở để Nhật Lâm xác định giá bán sản phẩm.
-Bước 4: Phân tích chi phí, giá và sản phẩm đối thủ cạnh tranh.
Để cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt như hiện nay công ty cần xác định rõ được giá của đối thủ cạnh tranh. Bộ phận marketing sẽ tiến hành thu thập giá thành, thông tin sản phẩm hay phản ứng khách hàng của bên đối thủ từ đó đưa ra mức
giá tối ưu nhất. Theo thực tế cho thấy, giá sản phẩm của Nhật Lâm có mức giá khá là sát so với các đối thủ cạnh tranh, có sự chênh lệch nhưng không rõ rệt.
-Bước 5: Chọn phương pháp định giá
Dựa trên cơ sở phân tích và tính toán trên, Nhật Lâm lựa chọn phương pháp định giá theo chi phí . Phương pháp này đơn giản, phù hợp với tình hình, nguồn lực và mục tiêu của công ty. Ngoài ra, còn giúp công ty thu một phần chi phí từ doanh thu bán hàng.
-Bước 6: Chọn giá cuối cùng
Để lựa chọn được giá bán cuối cùng công ty còn xem xét trên khía cạnh tâm lý khách hàng, rủi ro khi chào hàng, tác động của biến số marketing –mix,…và tham chiếu thêm ý kiến của trưởng phòng kinh doanh.
*Phân biệt giá mặt hàng của công ty
Sự phân biệt giá mặt hàng tại Nhật Lâm thể hiện như sau:
+ Phân biệt theo đối tượng khách hàng. Khách hàng thân thiết lâu năm đặt hàng sẽ có giá thấp hơn so với khách hàng mới.
+Phân biệt theo số lượng: khách hàng mua với số lượng lớn đặt hàng cũng có giá thấp hơn so với khách hàng mua với số lượng vừa và nhỏ.