Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ qua các giai đoạn tuổi.

Một phần của tài liệu hoi chung tieu chay o lon potx (Trang 32 - 36)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 VÀI NÉT VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

4.4.2.Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ qua các giai đoạn tuổi.

đoạn tuổi.

Ở lợn con theo mẹ bị mắc tiêu chảy thường xảy ra theo độ tuổi, ở các độ tuổi khác nhau tình hình diễn ra bệnh tiêu chảy cũng khác nhau.

Giai đoạn lợn con theo mẹ được chia làm 3 giai đoạn nhỏ từ 1 – 7 ngày tuổi, từ 8 – 15 ngày tuổi và từ 16 – 21 ngày tuổi. Lợn con bị mắc bệnh ở giai đoạn này người ta gọi là bệnh phân trắng ở lợn con theo mẹ. Theo nghiên cứu của nhiều tác giả và trên thực tế theo dõi thì thấy tỷ lệ lợn con mắc tiêu chảy nhiều nhất ở độ tuổi từ 8 – 15 ngày tuổi. Thông thường lợn từ 1 – 7 ngày tuổi tỷ lệ mắc tiêu chảy ít hơn, phân có màu trắng xám, có bọt mùi tanh khắm, ở giai đoạn từ 8 – 15 ngày tuổi lợn mắc nhiều hơn phân loãng có màu vàng nhạt, có bọt mùi tanh khắm. Giai đoạn 16 – 21 ngày tuổi tỷ lệ mắc thấp hơn, phân màu kem, màu vàng nhạt keo nhày mùi thối khắm.

Qua bảng 4.5 và biểu đồ 4.2 cho thấy: ở độ tuổi khác nhau thì tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy lợn con cũng khác nhau. Cụ thể ở lứa tuổi từ 8 - 14 ngày tuổi có tỷ lệ mắc hội chứng tiêu chảy là cao nhất chiếm 17,33%, sau đó đến giai đoạn 1-7 ngày tuổi chiếm 6,92% và thấp nhất ở giai đoạn 15-21 ngày tuổi chiếm 5,67%.Khi chúng tôi xử dụng phần mềm Minitab 14 để xử lý số liệu thu được P = 0,028 < 0,05 giá trị ý nghĩa.Từ đó có thể khẳng định rằng giữa các giai đoạn khác nhau thì tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con là khác nhau.

* Giai đoạn lợn con từ 1-7 ngày tuổi

Lợn con từ lúc sơ sinh đến 7 ngày tuổi, trong giai đoạn này lợn con sống hoàn toàn phụ thuộc vào sữa mẹ, sữa mẹ cũng đáp ứng đủ cho lợn con sinh trưởng và phát triển bình thường.

Mặt khác trong giai đoạn này, lợn con được hấp thu một lượng kháng thể có hàm lượng rất cao trong sữa đầu, do đó lợn con được miễn dịch thụ động, chống lại các tác nhân bất lợi từ môi trường. Hơn nữa, hàm lượng sắt tích luỹ trong cơ thể từ thời kỳ bào thai, hàm lượng sắt được cung cấp từ sữa đầu và được bổ sung từ ngoài vào sau 3 - 5 ngày tuổi, đảm bảo cho lợn con phát triển bình thường.

Trên thực tế ở trại, lợn sơ sinh luôn được chú trọng, chăm sóc tốt hơn lợn con ở lứa tuổi 8 - 21 ngày, nhằm nâng cao tỷ lệ sống. Thời gian sưởi ấm trong lồng úm luôn được đảm bảo, khung chuồng được lau dọn sạch sẽ, khô ráo, vì thế mà giai đoạn này tỷ lệ lợn mắc phân trắng lợn con thấp hơn là: 5,67%.

* Giai đoạn lợn con từ 8 - 14 ngày tuổi

Giai đoạn này tỷ lệ mắc phân trắng lợn con là cao nhất, theo chúng tôi điều này là do một số nguyên nhân sau:

Trong giai đoạn này, cùng với sự giảm chất dinh dưỡng trong sữa mẹ thì hàm lượng kháng thể cũng giảm đi rất nhiều so với tuần đầu. Do đó cơ thể của lợn con mất đi yếu tố miễn dịch tiếp thu thụ động do mẹ truyền cho qua sữa. Hơn nữa trong giai đoạn này, hệ miễn dịch của lợn con lúc này vẫn chưa đủ khả năng sản sinh ra kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài, làm cho sức đề kháng và khả năng chống chịu bệnh tật của cơ thể kém, làm lợn dễ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh phân trắng lợn con.

Giai đoạn tuổi

Chỉ tiêu theo dõi

1 – 7 ngày tuổi 8 – 14 ngày tuổi 15 – 21 ngày tuổi

Số con theo dõi (con) 1518 1506 1499

Số con mắc (con) 105 261 85

Tỷ lệ mắc (%) 6,92 17,33 5,67

Số con chết (con) 12 7 2

Tỷ lệ tử vong (%) 11,42 2,68 2,35

Trong giai đoạn này cơ thể lợn con sinh trưởng nhanh, tốc độ tăng trọng rất cao. Theo Trần Cừ (1972), lợn con sau khi đẻ 8 ngày trọng lượng tăng gấp đôi, 10 ngày tăng gấp 3 - 4 lần. Lợn con càng lớn thì nhu cầu sữa ngày càng cao, lượng sữa tiết ra của lợn mẹ không đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Để khắc phục hiện tượng này, nên tiến hành cho lợn con tập ăn sớm (7 - 10 ngày tuổi). Do mới làm quen với thức ăn được cung cấp từ ngoài vào, dễ gây rối loạn tiêu hóa, làm cho lợn con dễ mắc bệnh phân trắng lợn con.

Trong giai đoạn này, nhu cầu sắt để cung cấp cho cơ thể lợn con rất cao. Theo Vũ Duy Giảng (2001), nhu cầu sắt của lợn con là 6 - 7mg/con/ngày trong khi sắt ở sữa lại không đáng kể (1mg/con/ngày), điều đó chứng tỏ lợn con rất thiếu sắt. Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu do giảm hàm lượng hemoglobin, hạn chế sản xuất kháng thể, hạn chế sản xuất HCl hoạt hóa men pepsin, giảm khả năng tiêu hóa protein dễ gây rối loạn tiêu hóa. Vì thế mà con vật rất dễ mắc bệnh

Giai đoạn này, lợn con đã khỏe và hoạt động mạnh, nhanh nhẹn, bắt đầu liếm láp thức ăn rơi vãi, phân lợn mẹ nếu không kịp dọn, gặm khung chuồng, bao lồng úm,… Đây là điều kiện thuận lợi để cho vi sinh vật từ môi trường xâm nhập vào đường tiêu hóa của lợn con, nhất là vi khuẩn E.coli luôn tồn tại trong môi trường, vì vậy mà bệnh dễ phát sinh.

6,9211,42 11,42

17,332,68 2,68 5,67 2,35 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 Tỷ lệ (%) 1-7 ngày tuổi 8-14 ngày tuổi 15-21 ngày tuổi Lứa tuổi

Bảng 4.2. Tình hình họi chứng tiêu chảy ở lợn con theo lứa tuổi

i

Tỷ lệ mắc Tỷ lệ chết

.

Tất cả các yếu tố trên tác động vào lợn con, làm cho sức đề kháng của lợn con giảm, hơn nữa với tác động của các yếu tố ngoại cảnh tạo điều kiện cho bệnh tái phát. Vì vậy mà tỷ lệ bệnh trong giai đoạn này cao nhất: 17,33%.

* Ở lứa tuổi 15 - 21 ngày

Đây là giai đoạn có tỷ lệ mắc thấp (5,67%). Ở giai đoạn này, cơ thể lợn đã dần quen và có khả năng đáp ứng với những thay đổi của môi trường, sức đề kháng của cơ thể được củng cố và nâng cao. Mặt khác, trong giai đoạn này lợn con đã có thể ăn được thức ăn ngoài do lợn con tập ăn sớm, do đó đã khắc phục được sự thiếu hụt về dinh dưỡng của cơ thể. Đồng thời hệ thần kinh cũng đã phát triển hơn, đã điều hòa được thân nhiệt và các yếu tố stress bất lợi từ môi trường, hệ tiêu hóa cũng đã phát triển hoàn thiện hơn để tiêu hóa thức ăn bên ngoài. Do đó đã hạn chế được nguyên nhân của bệnh vì vậy mà giai đoạn này tỷ lệ mắc phân trắng lợn con là thấp nhất trong 3 giai đoạn theo dõi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giai đoạn, chúng tôi nhận thấy: Lợn con ở các lứa tuổi khác nhau thì tỷ lệ mắc bệnh cũng khác nhau. Điều này liên quan đến biến đổi sinh lý trong cơ thể lợn con, và cũng liên quan chặt chẽ đến những tác động bên ngoài, đến công tác vệ sinh phòng bệnh. Do đó, muốn hạn chế được tỷ lệ mắc bệnh chúng ta phải kết hợp nhiều biện pháp nhằm hạn chế tỷ lệ mắc bệnh, trong đó phải chú trọng đến khâu vệ sinh, tạo bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi thuận lợi. Độ ẩm thích hợp cho lợn con theo mẹ là: 75 - 85%, nhiệt độ thích hợp sơ sinh: 34oC, 1 tuần tuổi: 32 - 33oC, 2 tuần tuổi: 31 - 32oC, 3 tuần tuổi: 30 - 31oC.

Một phần của tài liệu hoi chung tieu chay o lon potx (Trang 32 - 36)