Công tác phòng bệnh của trạ

Một phần của tài liệu hoi chung tieu chay o lon potx (Trang 26 - 28)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 VÀI NÉT VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

4.2.2.2.Công tác phòng bệnh của trạ

Công tác phòng bệnh có vai trò hết sức quan trọng trong chăn nuôi, giúp giảm thiểu những tác động của dịch bệnh, tăng hiệu quả chăn nuôi. Do đó việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng. Phòng bệnh chủ yếu tập chung vào hai khâu đó là :

+ Vệ sinh phòng bệnh + Phòng bệnh bằng vacxin

* Vệ sinh phòng bệnh

Vệ sinh phòng bệnh bao gồm vệ sinh chuồng trại và vệ sinh thức ăn nước uống trong chăn nuôi, đây là hai khâu không thể chủ quan trong chăn nuôi lợn công nghiệp.

Vệ sinh chuồng trại

Khâu vệ sinh chuồng trại có vai trò rất lớn đối với chăn nuôi. Nó có tác dụng hạn chế và ngăn chặn mầm bệnh tiếp xúc với cơ thể vật nuôi. Nhận thức được ý nghĩa đó, cán bộ và công nhân trong trại đã áp dụng các biện pháp sau:

+ Hạn chế người lạ ra và trại, trong trường hợp có người lạ vào thì phải lội qua hố khử trùng ở trước cổng trại và phải nặc quần áo bảo hộ lao động của trại.

+ Khu vực chuồng trại luôn được vệ sinh và thu dọn phân hàng ngày

+ Thuốc sát trùng được sử dụng ở trại là: FAM-30, Han – Iodine 10%, vôi bột, sút,… Công tác vệ sinh phòng bệnh luôn được thực hiện định kỳ hàng tuần cụ thể:

+ Các hành lang giữa các dãy chuồng, khu vực xung quanh trại cũng được rắc vôi bột định kỳ 2lần/tuần.

+ Sau mỗi lứa các khung chuồng đều được cọ rửa sạch bằng xà phòng, sau đó được xịt dung dịch sát trùng Han – Iodine 10%, nền chuồng được dội rửa bằng nước vôi.

Vệ sinh thức ăn nước uống

Thức ăn và nước uống có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và phát triển của lợn, do đó việc vệ sinh thức ăn nước uống là khâu không thể chủ quan trong chăn nuôi lợn công nghiệp.

+ Thức ăn cho lợn trong trại thương xuyên được kiểm tra để phát hiện và loại trừ thức ăn không đảm bảo chất lượng, thức ăn nhiễm nấm mốc.

+ Các máng ăn sau khi được sử dụng đều được vệ sinh sạch sẽ, riêng máng tập ăn cho lợn con được định kỳ rửa 2 – 3 lần/ngày rồi để khô từ 1 – 2 giờ rồi mới cho cám vào.

+ Nước uống cho lợn được bơm trực tiếp lên bể lọc rồi theo hệ thống ống dẫn đến các vòi uống tự động.

* Phòng bệnh bằng Vacxin

Tiêm phòng vacxin là phương pháp tạo miễn dịch chủ động cho gia súc chống lại mầm bệnh một cách đặc hiệu khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Do vậy trong chăn nuôi việc tiêm vacxin phòng các bệnh truyền nhiễm là rất cần thiết. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng đó, trại đã thực hiện tiêm phòng vacxin đầy đủ cho đàn lợn, cụ thể được trình theo bảng sau :

Bảng 4.2. Lịch tiêm phòng bệnh bằng vaccine và thuốc tại Trại lợn giống ngoại Thanh long

Ngày tuổi Vaccin và thuốc Phòng bệnh Cách dùng

Liều lượng Đường tiêm Lợn con theo mẹ và sau cai sữa

3 NAODEX Thiếu sắt 2ml Tiêm bắp

14 Pest - Vac DTL 2ml Tiêm bắp

35 Pest - Vac DTL 2 ml Tiêm bắp

55 FMD LMLM 2 ml Tiêm bắp

75 FMD LMLM 2 ml Tiêm bắp

Lợn hậu bị (Trước khi phối)

10 tuần Pest - Vac DTL 2 ml Tiêm bắp

7 tuần Pest - Vac DTL 2 ml Tiêm bắp

4 tuần FMD LMLM 2 ml Tiêm bắp

2 tuần Farrowsure B Khô thai 2 ml Tiêm bắp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 tuần IDEXTIN KST 1ml/33kg P Tiêm bắp

Lợn nái mang thai (Trước khi đẻ)

6 tuần Pest - Vac DTL 2 ml Tiêm bắp

4 tuần FMD LMLM 2 ml Tiêm bắp

2 tuần PR Vac plus giả dại 1ml/10kg P Tiêm bắp

(Nguồn: Phòng kỹ thuật)

Một phần của tài liệu hoi chung tieu chay o lon potx (Trang 26 - 28)