3.1. Phương án điều chỉnh tốc độ quay của khuôn bằng động cơ điện không đồng bộ.
3.1.1. Sơ đồ động của phương án thứ nhất.
06
05
01
03
02
04
Hình 3.1 : Sơ đồ phương án thiết kế thứ nhất.
01. Động cơ. 04. Khớp nối cứng.
02. Khớp nối mềm. 05. Con lăn chủ động.
03. Puli đai. 06. Con lăn bị động.
3.1.2. Nguyên lý hoạt động
Động cơ 1 truyền chuyển động từ động cơ điện đến trục bộ truyền đai 2. Trục I quay làm cho con lăn 3 lắp trên trục I quay theo. Khuôn đặt trên 2 con lăn 3 và 2 con lăn 4,hai con lăn 3 quay làm khuôn quay và hai con lăn 4 cũng quay theo.
Để thay đổi tốc độ quay của khuôn theo yêu cầu của quy trình sản xuất, ta thay đổi tốc độ quay của động cơ điện không đồng bộ 1.
Đây là phương án sản xuất được dùng rộng rãi trong các nhà mấy sản xuất các sản phẩm bằng phương pháp quay ly tâm.
DUT.LRCC
Các phương pháp điều chỉnh tốc độ chủ yếu được thực hiện:
Trên stato, tắt hay đổi điện áp đưa vào dây cuốn, thay đổi số đôi cực dây cuốn hay thay đổi tần số nguồn điện.
Trên rôto, ta thay đổi điện trở roto hay nối nối tiếp trên các mạch điện roto một hay nhiều máy điện phụ gọi là nối cấp.
3.1.3. Ưu nhược điểm của phương pháp.
Phương pháp này có ưu điểm là kết cấu máy nhỏ gọn, đơn giản, điều khiển vận hành máy dễ dàng.
3.1.4. Nhược điểm của phương pháp.
Nhược điểm của phương pháp này là việc chọn động cơ phân cấp tốc độ cho máy là khó khăn. Nếu chọn được động cơ thì giá thành động cơ đắt và yêu cầu về phân cấp tốc độ thấp trở nên khó khăn về các bộ phận điều chỉnh phân cấp.
3.2. Phương án điều chỉnh tốc độ quay của khuôn bằng bộ bánh răng vi sai.
3.2.1. Sơ đồ động học của phương án thứ hai.
Hình 3.2 :Phương án thiết kế thứ 2.
11 08
07
09 12 13
10
DUT.LRCC
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Viết Hào Giáo viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Minh Công
07.Máy phát tốc. 11. Động cơ điện.
08. Bộ truyền bánh răng. 12. Bộ bánh răng vi sai.
09. Bộ truyền xích. 13. Con lăn chủ động.
10. Nối trục. 14. Con lăn bị động.
3.2.2. Nguyên lý hoạt động.
Chuyển động quay từ động cơ (11) qua khớp nối đến trục I làm quay bộ truyền xích (9). Đĩa xích chủ động quay nên đĩa xích bị động lắp lồng chặt trên trục II quay theo. Bộ truyền bánh răng vi sai (12) lắp chặt với đĩa xích bị động và lắp chặt trên trục II. Vì thế khi đĩa xích bị động quay thì bộ truyền bánh răng vi sai quay làm cho trục II quay dẫn đến hai con lăn chủ động (13) và hai con lăn bị động (14)quay, làm khuôn quay. Để thay đổi tốc độ quay của khuôn ta thay đổi trình tự ăn khớp của bộ li hợp ma sát. Để ổn định tốc độ, ta nhờ bộ phát tốc 7 và cặp bánh răng ăn khớp bên cạnh bộ phát tốc.
3.2.3. Ưu nhược điểm của phương pháp.
Với phương án này về mặt kết cấu tương đối gọn nhưng việc thiết kế bộ điều tốc và cặp bánh răng vi sai tương đối phức tạp. Đồng thời, khi ta muốn thay đổi tốc độ của khuôn quay li tâm cũng không thuận lợi nên không được chon làm phương án thiết kế. DUT.LRCC
3.3. Phương án thiết kế dùng hai động cơ điện. 3.3.1. Sơ đồ động của phương án thứ ba.
`
Hình 3.3: Phương án thiết kế thứ 3.
15. Con lăn bị động. 20. Ly hợp ma sát 16. Con lăn chủ động. 21. Đĩa xích.
17. Khớp nối. 22. Ổ bi đỡ.
18. Động cơ. 23. Hệ thống phanh.
19. Hộp tốc độ.
3.3.2. Nguyên lý hoạt động.
Trong giai đoạn phân liệu, ta khởi động động cơ thứ nhất (1), trong khi đó động cơ thứ (2) đứng yên. Chuyển động quay chuyền từ động cơ thứ nhất qua khớp nối đàn hồi làm trục I quay, qua bộ truyền bánh răng Z1, Z2 làm quay trục quay II. Lúc này ly tâm
16
21 20 22
18 19
17
DUT.LRCC23
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Viết Hào Giáo viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Minh Công
ma sát (20) đóng vai trò truyền động từ trục II đến trục III, đến trục con lăn, nhờ bộ truyền xích (21), các cặp con lăn (15) và (16) làm khuôn quay với tốc độ thứ nhất cho đến hết thời gian phân liệu. Tiếp tục đóng động cơ 2 thì động cơ 1 ngắt, đồng thời tách li hợp ma sát (20), lúc ngày chuyển động truyền từ động cơ 2 qua khớp nối đàn hồi làm quay trục III, nhờ bộ truyền xích (21) làm quay các con lăn (15) và (16), làm khuôn quay với tốc độ thứ hai, đến hết thời gian lèn chặt thì nhờ hệ thống phanh để dừng máy hoặc để máy dừng theo quán tính.
3.3.3. Ưu nhược điểm của phương pháp.
a. Ưu điểm: Với phương án thiết kế này, việc thiết kế mạch điện cho hai động cơ điện dễ dàng hơn rất nhiều so với phương án thứ nhất
b. Nhược điểm: Kết cấu máy lớn hơn, các bộ truyền yêu cầu chế tạo phức tạp, khó khăn hơn phương án thứ nhất.
DUT.LRCC