7.1. Yêu cầu về lắp đặt.
- Căn cứ vào yêu cầu thiết kế, tổ chức sản xuất, mặt bằng phân xưởng để xác định vị trí lắp đặt máy đúc ống cống bê tông li tâm hợp lý. Yêu cầu nơi lắp đặt phải bằng phẳng, thoáng mát và chắc chắn.
- Hệ thống máy được lắp đặt trên dàn thép phải đảm bảo chắc chắn an toàn khi vận hành.
- Khi lắp đặt các bộ phận, các chi tiết cần đảm bảo chắc chắn an toàn, đúng khoảng cách an toàn theo qui định, các trục đảm bảo độ đồng trục và đúng khoảng cách qui định.
- Để máy làm việc an toàn, hiệu quả và có tuổi thọ sử dụng cao.
- Khi lắp khuôn lên các con lắn tránh va chạm mạnh giữa khuôn và các con lăn để giảm độ lệch giữa các con lăn.
Khi lắp hai nữa khuôn trên và dưới, yêu cầu đúng vị trí và bắt chặt các bu lông.
7.2. Yêu cầu về vận hành sử dụng.
7.2.1. Kiểm tra kỹ thuật trước khi vận hành máy.
Việc kiểm tra kỹ thuật của máy trước khi vận hành là rất cần thiết và đảm bảo an toàn cho người và máy nên chúng ta phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật của máy với nội dung sau:
- Kiểm tra các bộ phận làm việc của máy như hệ thống khuôn, hệ thống điều khiển, cụm chi tiết con lăn, các trục và cắc gối đỡ trục...Trên cơ sở đó kiểm tra toàn bộ máy,xem xét có đảm bảo yêu cầu an toàn trong vận hành hay không.
- Trước khi vận hành máy, chạy thử không tải các bộ phận máy để kiểm tra, nếu có sai sót thì bảo dưỡng và sửa chữa ngay.
- Khi đặt khuôn lên cần thiết phải chạy thử, sau đó dừng lại để kiểm tra, nếu có sai sót thì bảo dưỡng và sửa chữa ngay.
DUT.LRCC
- Kiểm tra các bộ phận của cần trục để phục vụ cho công việc tháo lắp hệ thống khuôn như bộ phận điều khiển, hệ thống cáp,dàn ray…
- Kiểm tra các thiết bị phục vụ trong công việc chưng hấp cất nhiệt sản phẩm như hệ thống gia nhiệt, các đường ống dẫn hơi nước nóng…
7.2.2. Yêu cầu về kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động.
- Tuy máy có cấu tạo đơn giản nhưng làm việc với tốc độ và tải trọng lớn và có các vấn đề liên quan đến hệ thống điện nên có nhiều nguy hiểm. Vì vậy nếu công tác bảo hộ lao động và an toàn lao động không thực hiện tốt thì rất dễ gây tai nạn đáng tiếc cho người và máy. Vì thế, an toàn lao động là nhiệm vụ chung của xí nghiệp và phân xưởng sản xuất ống cống bêtông ly tâm.
7.2.3. Yêu cầu đối với cán bộ công nhân.
- Toàn thể cán bộ cà công nhân trước khi làm việc phải được huấn luyện và sát hạch về an toàn và bảo hộ lao động, cho đến khi được cấp thẻ an toàn mới được đưa vào làm việc.
- Đối với công nhân được phân công đứng máy, phải được huấn luyện kỹ về quy trình vận hành của thiết bị và nắm vững các thao tác cần thiết cần thực hiện được ghi cụ thể trên bản nội quy an toàn của từng máy để đảm bảo cho máy và người làm việc an toàn không xảy ra bất cứ một sự cố nào.
- Trách nhiệm của người quản lý và công nhân là phải hiểu rõ và thực hiện nghiêm túc các pháp lệnh bảo hộ của nhà nước đã ban hành.
- Xí nghiệp phải cung cấp đầy đủ các trang bị, đồ dùng bảo hộ lao động cho công nhân để tạo điều kiện tốt cho công nhân làm việc như: gang tay, khẩu trang, giày, kính bảo hộ…
- Công nhân vào ca làm việc phải mang đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động cá nhân, nếu như công nhân nào vi phạm sẽ bị kỉ luật và không được bố trí công việc.
- Thường xuyên làm công tác bảo hộ định kỳ, nhắc nhở mọi người làm tốt hơn nữa, phổ biến và phân tích các nguyên nhân những trường hợp tai nạn xảy ra để cho công nhân hiểu và có biện pháp phòng tránh.
DUT.LRCC
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Viết Hào Giáo viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Minh Công
7.2.4. Yêu cầu đối với các chi tiết máy và máy.
- Chỉ làm việc khi máy và thiết bị làm việc trong tình trạng tốt.
Các bộ phận nguy hiểm và các bộ phận chuyển động của máy như: hệ thống điện, xích quay, trục quay…phải có bộ phận che chắn.
- Bộ phận bao che không làm cản trở việc quan sát và điều khiển máy làm việc. Bộ phận bao che phải có cấu tạo đơn giản và tháo lắp dễ dàng.
- Bộ phận bảo hộ cần có cấu tạo để thay đổi với từng loại kích thước cụ thể.
- Bộ phận che chắn phải được kiểm tra xem xét tỉ mỉ trước khi làm việc.
- Không dùng tay hoặc bất cứ vật gì đưa vào bộ phận chuyển động đang quay.
Những cơ cấu tay quay, bàn đạp, tay nắm dùng để điều khiển máy cần đặt ở vị trí thuận lợi.
- Những bộ phận quay tròn với vận tốc lợn hơn 3( ) phải được cân bằng tĩnh.
- Các phế liệu về cốt thép, bêtông được đưa vào đúng nơi quy định.
- Ở gần vị trí làm việc phải có tủ đựng đồ nghề để hiệu chỉnh và sửa chữa máy khi cần thiết.
- Vỏ động cơ điện, tủ điều khiển điện phải được nối đất và che chắn đảm bảo an toàn.
- Khi xảy ra sự cố phải nhanh chống cho máy dừng lại, kiểm tra, sửa chửa. Nếu hỏng nặng phải báo cáo với người có trách nhiệm.
- Khi kết thúc làm việc phải ngắt cầu dao điện đưa máy về trạng thái chưa làm việc.
Kiểm tra các bộ phận máy, nếu phát hiện hư hỏng phải sửa chữa, lau chùi và bôi trơn các bộ phận cần bôi trơn.
7.3. Yêu cầu về bảo quản và bảo dưỡng.
7.3.1. Bảo dưỡng hằng ngày
Yêu cầu mỗi ca trước và sau làm việc phải thực hiện tốt các vấn đề về bảo quản và bảo dưỡng máy.
DUT.LRCC
- Làm sạch các vết bẩn và vữa dính bên trong và bên ngoài máy và khuôn, đồng thời tiến hành bôi trơn theo yêu cầu của bảng bôi trơn, vặn chặt các ốc nối kiểm tra tình hình của các bộ phận máy.
- Kiểm tra độ tin cậy của các bộ phận như: Ly hợp ma sát, độ căng của xích trên đĩa xích… Nếu không đạt yêu cầu phải điều chỉnh kịp thời.
- Trong quá trình vận hành máy phải luôn chú ý đến động cơ, hộp tốc độ, bộ truyền xích , ly hợp ma sát, khớp nối cứng để đảm bảo an toàn. Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của trục và động cơ điện xem có cao quá không.
7.3.2. Bảo dưỡng định kỳ.
Sau một chu kỳ làm việc phải tiến hành bảo dưỡng, sữa chửa định kỳ.
- Trong bảo dưỡng định kỳ ngoài bảo dưỡng hằng ngày, còn tháo kiểm tra hộp giảm tốc, động cơ điện, bánh răng…
- Khi tháo kiểm tra hộp giảm tốc, cần rửa sạch bánh răng, trục, ổ trục, ống dầu, kiểm tra mức độ bị mòn bề mặt làm việc của răng. Thường khe hở ở mặt bên bánh răng không lớn hơn 1,8(mm), khe hở hướng trục của ổ bi không lớn hơn 0,25(mm), nếu không sẽ làm giảm tính ổn định khi làm việc. Nếu khe hở vượt quá quy định phải thay thiết bị mới.
- Sau khi tháo và kiểm tra động cơ điện, cần làm sạch bụi bẩn trên cuộn stato, rửa sạch ổ trục, cho mỡ làm bôi trơn, kiểm tra và điều chỉnh khe hở giữa stato và roto, không để chúng sát vào nhau. Để dảm bảo cách điện của động cơ được tốt cần có bộ phận cách điện của nó, do cách điện dùng đồng hồ rung 500(V) tiến hành dưới nhiệt vận hành. Sau thời gian một phút, trị số cách điện của động cơ nhỏ hơn 0,5 triệu ôm bình thường, nếu không phải xử lý sấy khô động cơ.
- Khi bảo dưỡng bánh răng, bánh răng và ổ trục bánh răng cần được rửa sạch. Khi bánh răng bị mài mòn dưới 20% đến 25%, bánh răng lớn bị mòn tới 30% cần tiến hành sửa chữa hoặc thay thế.
- Khe hở ổ trục trượt cần điều chỉnh vào khoảng 0,08(mm) đến 0,12(mm), nếu bị nhỏ quá hoặc không thể điều chỉnh nhỏ hơn thì phải thay mới.
DUT.LRCC
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Viết Hào Giáo viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Minh Công
- Cần kiểm tra sửa chữa cơ cấu con lăn đỡ nếu bị lệch hoặc bị rung động cần xiết chặt và điều chỉnh lại để đảm bảo độ đồng bộ đồng trục giữa các trục con lăn.
- Kiểm tra, sửa chữa, làm sạch hệ thống khuôn.
- Kiểm tra, sửa chữa hệ thống palăng nâng đỡ, tháo lắp khuôn. Kiểm tra, xem xét sửa chữa hệ thống cấp nhiệt phục vụ cho công việc chưng cất sản phẩm.
7.3.3. Vệ sinh công nghiệp máy.
- Vệ sinh công nghiệp máy được tiến hành thường xuyên theo ca sản xuất và theo các chế độ bắt buộc.
- Phải gắn trách nhiệm của từng tổ, từng bộ phận sản xuất trong phạm vi thao tác.
- Vệ sinh, làm sạch các thiết bị máy móc, tạo điều kiện cho việc quan sát, kiểm tra, sửa chữa kịp thời các sự cố hư hỏng có thể xảy ra.
DUT.LRCC