Một số ý kiến đóng góp nhằm đẩy mạnh cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm – TP. Hà Nội (Trang 49 - 59)

3.3.1. Ý kiến đến cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước

Thứ nhất, ổn định môi trường vĩ mô của nền kinh tế

Nhà nước cần xác định rõ chiến lược phát triển kinh tế, hướng đầu tư,có chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần một cách ổn định, lâu dài, đúng định hướng. Cụ thể: ổn định thi trường, ổn định giá cả, duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức độ hợp lý được coi là nhiệm vụ hàng đầu và thường xuyên của Nhà nước. Chính việc nhà nước tạo ra môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định là điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và mức sống của dân cư, khiến cho khả năng tích luỹ và tiêu dùng của công chúng ngày một tăng lên, thúc đẩy mạnh mẽ cầu về hàng hóa - dịch vụ tiêu dùng. Hơn nữa việc có được môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định cũng giúp cho các doanh nghịêp an tâm tiến hàng sản xuất kinh doanh, đáp ứng các nhu cầu đa dạng, phong phú về hàng hóa - dịch vụ tiêu dùng của dân cư.

Thứ hai, sớm ban hành luật tiêu dùng.

Ngay từ bây giờ, Nhà nước cần chỉ đạo cơ quan luật pháp và các ban ngành có liên quan nghiên cứu về luật tín dụng tiêu dùng, chuẩn bị việc soạn thảo và ban hành luật tín dụng tiêu dùng, Học hỏi, nghiên cứu luật tín dụng tiêu dùng của các nước khác, vận dụng có sáng tạo vào điều kiện thực tế của Việt Nam là việc làm

mọi sự chuẩn bị chu tất đều không thừa.

Thứ ba, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, đầy đủ cho hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động của ngành Ngân hàng nói riêng.

Một trong những khó khăn của khách hàng khi vay tiêu dùng đó là vấn đề về tài sản thế chấp. Hầu hết tài sản thế chấp của khách hàng rất khó xác định giá trị hoặc tính pháp lý của các tài sản này không cao như chưa đủ giấy tờ xác minh quyền sở hữu. Nhằm giải quyết vấn đề này, cùng với các văn bản của Ngân hàng nhà nước, chính phủ cần chỉ đạo, hướng dẫn sự phối kết hợp giữa các ban ngành liên quan để việc xác định giá trị tài sản thế chấp cũng như việc phát mại tài sản ( khi khoản vay có vấn đề) được diễn ra hợp lý, việc cấp sổ đỏ nhà đất, công chứng tiến hành nhanh chóng và thuận tiện hơn, tạo điều kiện để Ngân hàng mở rộng cho vay tiêu dùng.

3.3.2. Ý kiến đối với Ngân hàng nhà nước

Trong thời gian tới, Ngân hàng nhà nước cần ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn cụ thể về các loại hình sản phẩm dịch vụ của cho vay tiêu dùng, đồng thời ban hành các văn bản hỗ trợ, khuyến khích đối với cho vay tiêu dùng, tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng và đầy đủ, nhằm bảo vệ quyền lợi cho Ngân hàng thương mại phát triển hoạt động này.

Ngân hàng nhà nước nên tăng cương hoạt động thanh tra, kiểm soát các Ngân hàng nhằm chấn chỉnh những sai sót, tạo ra sự thống nhất về quản lý và bình đẳng trong cạnh tranh, phòng ngừa tổn thất,.. để tránh trường hợp các Ngân hàng vì lợi nhuận mà phạm luật.

Ngân hàng nhà nước cần đóng vai trò thúc đấy mối liên hệ giữa các Ngân hàng với nhau để các Ngân hàng có thể nắm bắt các thông tin về hoạt động của

hàng - hệ thống cho phép các ngân hàng có khả năng truy cập các thông tin trong lĩnh vực Ngân hàng, các thông tin về khách hàng,...một cách nhanh chóng.

3.3.3. Ý kiến đối với Ngân hàng công thương Việt Nam.

Ngân hàng công thương Việt Nam cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa và định hướng cho Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm phát triển mạnh hình thức cho vay tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội. Trước mắt NHCT Việt Nam nên tạo điều kiện hỗ trợ để các chi nhánh nói chung và NHCT HK nói riêng tổ chức đạo tạo, nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, đặc biệt là nâng cao kiến thức về lý luận và nghiệp vụ vho vay tiêu dùng.

NHCT Việt Nam cần nâng mức phán quyết cho vay tiêu dùng cho NHCT HK để Ngân hàng có thể chủ động hơn trong việc đáp ứng nhu cầu vay tiêu dùng của dân cư đồng thời cũng tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng quy mô cho vay.

Khi được nâng mức phán quyết, NHCT Hoàn Kiếm có thể tận dụng tốt hơn các cơ hội trong kinh doanh, từ đó hoạt động hiệu quả và có sức cạnh tranh lớn hơn so với các Ngân hàng khác, đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng.

NHCT Việt Nam trong điều kiện cho phép nên giúp đỡ NHCT HK về tư liệu, nhân lực... trong việc thành lập và phát triển bộ phận chuyên trách marketing trong Ngân hàng. Điều này có một ý nghĩa quan trọng là tác nhân thúc đẩy làm cho bộ phận này tại Ngân hàng được hình thành sớm hơn.

Mặc dù cho vay tiêu dùng của Ngân hàng mới được triển khai nhưng nó đã khẳng định vai trò tích cực của mình không chỉ đối với Ngân hàng, người tiêu dùng mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tiêu dùng đối vơi Ngân hàng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng, Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm trong những năm gần đây đã tích cực thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng tiêu dùng, khẳng định vai trò Ngân hàng đa năng và có chất lượng phục vụ hàng đầu. Bước đầu hoạt động cho vay tiêu dùng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp vào thành tích chung của NHCT trong những năm gần đây.

Cho vay tiêu dùng là một xu thế tất yếu trong hoạt động Ngân hàng, nó sẽ là lĩnh vực hoạt động thu được lợi nhuận cao cho các Ngân hàng, điều này đã được kiểm chứng tại các nước phát triển. Qua nghiên cứu lý luận và thực tế hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm, được sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn, cán bộ nhân viên NHCT HK nhưng do thời gian có hạn nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý thêm của các thầy cô giáo để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Ths. Trần Thị Thạch Liên và Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm nói chung cũng như Phòng khách hàng cá nhân nói riêng đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề là hoàn toàn trung thực Xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.

Hà Nội, tháng 4 năm 2007 Sinh viên

Đoàn Xuân Hậu

1.TS. Phan Thị Thu Hà – TS. Nguyễn Thị Thu Thảo,

Giáo trình: Ngân hàng thương mại - Đại học Kinh tế Quốc dân 2. GS.TS Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân- Lê Nam Hải( Chuyên viên kinh tế), Giáo trình: Tiền tệ, Ngân hàng thị trường tài chính - NXB Thống kê.

3. PGS.TS Lê Văn Tề - TS. Nguyễn Văn Hà, Giáo trình: Lý thuyết tài chính tiền tệ - NXb Thống kê

4.Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ.

5. Báo cáo thường niên của chi nhánh NHCT HK.

6. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tại chi nhánh NHCT HK từ năm 2003, 2004, 2005, 2006.

7. www.bwportal.com;...

Lời mở đầu...1

Chương 1...3

Khái quát về Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm...3

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng công thương Hoàn Kiếm...4

1.2 Giới thiệu khái quát về NHCT HK:...5

1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHCT HK....5

1.2.2 Các dịch vụ ngân hàng tài chính tại NHCT HK:...5

1.2.3 Mạng lưới giao dịch tại NHCTHK - Hà Nội...6

1.3 Tình hình hoạt động của NHCT HK trong mộ số năm gần đây:...7

13.1 Tình hình huy động vốn...7

1.3.2 Hoạt động tín dụng...8

1.3. 3 Hoạt động dịch vụ...10

1.3.4 Hoạt động tiền tệ kho quỹ...11

1.3.5 Công tác thông tin, điện toán...12

1.3.6 Các hoạt động khác....12

1.3.7 Hiệu quả kinh doanh...13

Chương 2...14

Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm. ... 14

2.1. Xu hướng cho vay tiêu dùng ở Việt Nam:...14

2.1.1. Môi trường cạnh tranh và cấu trúc ngành ngân hàng tại Việt Nam...14

2.1.2. Xu hướng cho vay tiêu dùng tại Việt Nam...17

2.2. Những quy định về cho vay tiêu dùng:...22

2.2.1. Điều kiện vay vốn:...22

2.2.2. Thể loại cho vay...23

2.2.3. Thời hạn cho vay...23

2.2.4. Lãi suất cho vay và phí cho vay...24

2.2.5. Phương thức cho vay, định kỳ trả nợ và lịch trả nợ...25

2.4. Đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHCT HK...32

2.4.1. Thành tựu đạt được...32

2.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân...35

Chương 3...39

Một số giải pháp đẩy mạnh cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm...39

3.1. Mục tiêu phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của NHCT HK...39

3.1.1. Mục tiêu tổng thể về hoạt động cho vay....39

3.1.2. Mục tiêu phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHCT HK:...41

3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh cho vay tiêu dùng tại NHCT HK:...42

3.2.1. Hoàn thiện chiến lược khách hàng:...42

3.2.2. Chính sách lãi suất...43

3.2.3. Vấn đề bảo đảm tiền vay...44

3.2.4. Xây dựng chiến lược sản phẩm cạnh tranh...44

3.2.5. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định:...45

3.2.6. Đẩy mạnh hoạt động marketing tín dụng:...46

3.2.7. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ....46

3.2.8. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng....47

3.3. Một số ý kiến đóng góp nhằm đẩy mạnh cho vay tiêu dùng...48

tại NHCT HK...48

3.3.1. Ý kiến đến cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước...48

3.3.2. Ý kiến đối với Ngân hàng nhà nước...49

3.3.3. Ý kiến đối với Ngân hàng công thương Việt Nam....50

Kết luận...51

Lời cam đoan...52

Danh mục tài liệu tham khảo...53

Bảng 1.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động

Bảng 1.2 : Kết quả hoạt động tín dụng tại NHCT HK Bảng 1.3 : Kết quả hoạt động dịch vụ

Bảng 1.4 : Lợi nhuận trong các năm gần đây

Bảng 2.1: Dự báo về cấu trúc ngành ngân hàng đến năm 2020.

Bảng 2.2: Tình hình kinh tế vĩ mô

Bảng 2.3: Qui mô cho vay tiêu dùng tại NHCT HK trong các năm gần đây

Bảng 2.4: Tỷ trọng Doanh số cho vay tiêu dùng(DSCV TD) trong tổng DSCV của cả chi nhánh.

Bảng 2.5: Cơ cấu cho vay tiêu dùng tại NHCTHK.

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

Hà Nội, ngày tháng năm 2007

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm – TP. Hà Nội (Trang 49 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w