CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC
2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây
3.1.1 Các bi n trong mô hình
Dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, nghiên cứu này đưa ra các biến và cách tính các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế như sau:
3.1.1.1 Biến phụ thuộc
Biến thu nhập bình quân đầu người (GDP) được đo lường bằng cách chia tổng sản phẩm trong nước trong năm cho dân số trung bình trong năm tương ứng.
Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người có thể tính theo giá thực tế, tính theo nội tệ hoặc ngoại tệ, cũng c thể t nh theo giá so sánh để tính tốc độ tăng, dữ liệu được lấy từ World ank. G P bình quân dùng để so sánh mức độ phát triển của các quốc gia với nhau, đồng thời n cũng là chỉ tiêu thường được sử dụng để phán ánh tiêu chuẩn cuộc sống. Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đều sử dụng chỉ tiêu GDP bình quân như là dẫn xuất cho tăng trưởng kinh tế.
3.1.1.2 Biến độc lập
Biến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu dòng vốn FDI vào ròng (net FDI inflows) của World Bank. Theo báo cáo trong
"International Financial Statistics" của Quỹ tiền tệ quốc tế (2000), dòng vốn FDI vào ròng là dòng vốn đầu tư dài hạn của các cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài, trực tiếp tham gia quản lý điều hành hoạt động (n m giữ 10% hoặc nhiều hơn quyền biểu quyết) của một công ty ở một quốc gia khác. Nó bao gồm tổng của vốn đầu tư ban đầu cộng với lợi nhuận tái đầu tư và các khoản nợ nội bộ trên cán cân thanh toán.
Biến hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lai, hoặc tín dụng ưu đãi của các chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phr, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang và chậm phát triển.
Biến kiều hối (REM) được định nghĩa là lượng kiều hối c được do người lao động không thường trú ở nước ngoài gồm tiền lương, tiền công. Họ là những người làm việc xa quê hay làm việc theo hợp đồng ng n hạn chẳng hạn như đại sứ quán ở tại nước đ hoặc chuyển tiền cá nhân đ ch nh là khoản thu nhập của cá nhân thường trú hoặc không thường trú ở nước ngoài được chuyển bằng tiền mặt hoặc hiện vật chuyển về quê hương, gia đình họ.
3.1.1.3 Biến giải thích
Biến đại diện mức độ tự do kinh doanh (IP): Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng chỉ số Business reedom để thay thế. Tự do kinh doanh là một chỉ số tổng thể về hiệu quả quy định của Chính phủ về kinh doanh. Điểm số định lượng này có nguồn gốc từ một loạt các phép đo của sự kh khăn khi b t đầu, điều hành, và đ ng cửa một doanh nghiệp. Điểm số tự do kinh doanh cho mỗi quốc gia là một số từ 0 đến 100, 100 bằng với môi trường kinh doanh tự do. Tỉ số được dựa trên 10 yếu tố, sử dụng dữ liệu từ các nghiên cứu môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới Biến đại diện luật và trật tự (LO): Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng chỉ số Labor reedom để thay thế. Tự do lao động là thước đo định lượng để xem xét các khía cạnh khác nhau của khuôn khổ pháp lý và sự điều tiết của thị trường lao động của một quốc gia, bao gồm cả các quy định về tiền lương tối thiểu, luật ức chế sa thải, yêu cầu thôi việc và đo lường hạn chế trong quy định về tuyển dụng và giờ làm việc. Trong xây dựng các điểm tự do lao động, các dữ liệu này được chuyển đổi sang thang điểm từ 0 đến 100 bằng cách lấy điểm tự do lao động của nước i được t nh toán tương đối so với mức trung bình của thế giới và sau đ nhân với 50.
Biến đại diện mức độ tham nhũng (BQ): Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng chỉ số reedom from corruption để thay thế. Chỉ số này đo lường mức độ tham nhũng. Điểm số cho thành phần này có nguồn gốc chủ yếu từ chỉ số nhận thức tham nhũng PI) của Tổ chức Minh bạch Quốc tế. PI được dựa trên thang điểm 10, trong đ điểm 10 chỉ ra chính phủ rất t tham nhũng và điểm 0 cho thấy một chính phủ rất tham nhũng. Các dữ liệu PI được chuyển đổi thành thang điểm từ 0 đến 100 bằng cách nhân chỉ số PI với 10. V dụ, nếu điểm số PI của một quốc gia là 5,5 thì mức độ tham nhũng tổng thể của quốc gia đ là 55.
ác chỉ số môi trường trên c tác động gián tiếp đến các d ng vốn tài ch nh quốc tế, cụ thể chỉ số tự do kinh doanh tác động đến I, chỉ số tự do lao động tác động đến kiều hối và mức độ tham nhũng tác động đến O . Việc đưa chúng vào bài nghiên cứu nhằm mục đ ch xem xét liệu cùng một lượng vốn như nhau chảy vào các quốc gia c môi trường kinh doanh, mức độ tự do lao động và mức độ tham nhũng khác nhau sẽ c tác động khác nhau hay không?
3.1.1.4 Biến kiểm soát bổ sung
Biến độ mở thương mại (Trade) được đo bằng tỷ lệ thương mại trên GDP
tức là tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch dụ trên GDP.
Biến tăng trưởng dân số (Population Growth) được tính bằng tỷ lệ tăng trưởng dna6 số từ năm t đến năm t + 1. ài nghiên cứu dựa trên thực tế định nghĩa về dân số, gồm tất cả các cư dân bất kể tình trạng pháp lý hoặc công dân trừ cho người tị nạn không được giải quyết vĩnh viễn ở nước tị nạn, những người thường được coi là một bộ phận của dân số tại nước bản xứ của họ.
Biến vốn con người (Human Capital) thể hiện qua tỷ lệ nhập học bậc trung học, được đo bằng tổng số học sinh nhập học bậc trung học bất kể tuổi tác chia cho tổng dân số đến độ tuổi nhập học bậc trung học.
Biến tỷ lệ lạm phát (Inflation) được đo bằng tốc độ tăng trưởng hàng năm của chỉ số giảm phát GDP tiềm ẩn, cho thấy tốc độ thay đổi giá cả trong nền kinh tế nói chung. Có nhiều quan điểm cho rằng, lạm phát cao cùng với nợ qua nhiều đã kìm hãm tăng trưởng kinh tế và làm giảm tác động tích cực của dòng vốn I đến tăng trưởng kinh tế.
Biến Chỉ số phát triển con người (Human Development Index - HDI) là chỉ số so sánh, định lượng về mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia trên thế giới.