Bài học rút ra cho marketing xuất khẩu chè của Việt Nam

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ: Nghiên cứu thị truờng - Marketing trong xuất khẩu chè (Trang 39 - 42)

1.3. Kinh nghiệm của một số n−ớc về marketing xuất khÈu chÌ

1.3.2. Bài học rút ra cho marketing xuất khẩu chè của Việt Nam

định; bố trí lại cơ cấu vùng nguyên liệu cho nhà máy để có thể sản xuất ra các sản phẩm chè có chất l−ợng cao nhằm phục vụ cho xuất khẩu và chế biến các sản phẩm chè xuất khẩu.

- Hỗ trợ sản xuất chè hữu cơ (có sự kiểm tra của một bên thứ 3 độc lập nh− các tổ chức phi chính phủ) để giúp hộ nông dân trồng chè hữu cơ đạt

đ−ợc các chứng nhận của các công ty n−ớc ngoài.

- Trên cơ sở "Giải th−ởng lá chè vàng của ấn Độ" (TGLIA) do Upasi và Uỷ ban chè ấn Độ đ−a ra, Việt Nam cũng cần xây dựng một “Giải th−ởng” t−ơng tự nhằm khuyến khích các doanh nghiệp phải tổ chức các cuộc thi, bầu chọn các doanh nghiệp, các sản phẩm xuất khẩu chè có hiệu quả, có thương hiệu để trao các giải thưởng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp trong hoạt động và trong việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp cho sản phẩm của doanh nghiệp (Giải th−ởng này nên đ−ợc tổ chức hàng năm)...

- Qua kinh nghiệm về quản lý chất l−ợng chè của ấn Độ, chúng ta cũng cần quy định tiêu chuẩn kỹ thuật dựa trên tiêu chuẩn quốc tế ISO 3720

đối với tất cả các mặt hàng chè xuất khẩu gồm chè đen và chè xanh với khối l−ợng lớn và các sản phẩm giá trị gia tăng nh− chè với cái tên là chè gói, chè túi và chè ướp hương được sản xuất để bán trong nước hoặc xuất khẩu hay nhập khẩu từ các n−ớc khác.

- Theo kinh nghiệm của Trung Quốc về phát triển danh trà, Việt Nam cũng cần phải quan tâm đến phát triển các danh trà. Xây dựng thương hiệu cho các danh trà nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm chè. Bên cạnh đó, cũng cần phát triển mạnh mẽ các loại chè hữu cơ, đây là h−ớng đi cần thiết trong t−ơng lai cho ngành chè n−ớc ta.

- Cũng qua kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc xây dựng Trung tâm kiểm dịch chất l−ợng chè theo yêu cầu của EU và Nhật Bản, Việt Nam cũng nhất thiết phải xây dựng Trung tâm kiểm dịch chè chất l−ợng, nhằm khắc phục tình trạng chè không đủ tiêu chuẩn về d− l−ợng thuốc trừ sâu và

đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời, xây dựng các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất kinh doanh chè nhằm nâng cao khả năng cho doanh nghiệp và sản phẩm xuất khẩu trên cơ sở hỗ trợ về vốn và kỹ thuật của Nhà n−ớc.

- Thông qua những kinh nghiệm của các n−ớc sản xuất chè lớn trên thế giới, Việt Nam cần th−ờng xuyên tổ chức hội chợ và triển lãm cho các nhà sản xuất, ng−ời buôn bán trong n−ớc và quốc tế. Những hội chợ, triển lãm này đ−ợc xây dựng trên cơ sở phối hợp của các tổ chức, hiệp hội khác nhau để cùng đ−a ra “Ngày uống chè” ở Việt Nam nhằm phát triển các khía cạnh về kinh doanh và văn hoá chè của Việt Nam.

- ứng dụng kinh nghiệm của khu vực t− nhân của các n−ớc trong việc sử dụng vốn của nhà nước và tư nhân để phát triển thương hiệu và nhãn mác của chè Việt Nam.

- Không dùng thuốc hoá học diệt trừ sâu bệnh mà độ phân giải quá 7 ngày dùng để phun cho chè nhằm sản xuất ra các sản phẩm chè nguyên liệu có chất l−ợng đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh - an toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn về chè sạch của các tổ chức quốc tế và các n−ớc nhập khẩu đ−a ra.

- Để các doanh nghiệp và sản phẩm chè của Việt Nam cạnh tranh có hiệu quả, chúng ta cần phải tăng c−ờng sản xuất chè chính thống và lấy lại những thị trường đã mất.

- Nghiên cứu về điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, tập quán sinh hoạt, hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế điều hành, thu thập thông tin về cung, cầu, giá cả, điều kiện thâm nhập thị tr−ờng của từng sản phẩm, ở từng khu vực thị tr−ờng...

Chơng 2

Thực trạng thị trường xuất khẩu và hoạt động marketing xuất khẩu chè của việt Nam

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ: Nghiên cứu thị truờng - Marketing trong xuất khẩu chè (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)