Ví dụ áp dụng cho bài toán

Một phần của tài liệu Hệ thống trợ giúp thông minh cho quản lý thiết bị và hàng hóa của công ty FPT telecom (Trang 30 - 35)

CHƯƠNG 3. BÀI TOÁN VÀ MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT

3.3 Ví dụ áp dụng cho bài toán

Giả thiết là hiện tại kho hàng A còn tồn một số sản phẩm box truyền hình.

Xét trong khoảng thời gian từ 01/01/2020 đến 30/04/2020 ta biết được nhu cầu sử dụng, thời gian chờ nhập hàng của sản phẩm box truyền hình, hệ số dịch vụ như bảng sau:

Bảng 4 Ví dụ các tham số cho bài toán 3.1 Số lượng

tồn kho

Hệ số dịch vụ

Thời gian chờ trung bình để nhận hàng

Nhu cầu sử dụng trung bình Box truyền

hình thuộc kho A

2100 1.28 16 124

Áp dụng công thức (1) ta tính được số lượng tồn kho an toàn của sản phẩm box truyền hình bằng:

1.28 * 16 * 124 = 2539.52

2100 < 2539.52 nên số lượng tồn kho của box truyền hình đang nhỏ hơn số lượng tồn kho an toàn. Nhu cầu sử dụng là tương đối lớn vì vậy công ty nên nhập thêm sản phẩm box truyền hình để đảm bảo lượng hàng và đạt hiệu quả kinh doanh.

22 3.3.2 Ví dụ 2

Giả sử công ty FPT Telecom quản lí nhiều thiết bị, hàng hóa với tổng kho Hà Nội và kho chi nhánh là kho A, kho B. Các mặt hàng chủ yếu thu mua và tiêu thu là dây cáp, nguồn modem.

Bài toán đặt ra là áp dụng các công thức số (3), (4) của mô hình để tính toán số lượng hàng tồn kho các sản phẩm của tổng kho Hà Nội và kho A, B sau mỗi ngày. Ta áp dụng công thức số (2) để tính toán tổng tất cả các chi phí mà công ty phải tri trả để duy trì hoạt động trong 2 ngày 21/04/2020 và 22/04/2020.

Sau khi có kết quả từ công thức (2) ta có thể so sánh số tiền qua đó tối ưu việc thu chi sản phẩm.

Các kho A, kho B nhận hàng từ tổng kho Hà Nội nên ta giả định chi phí cho mỗi chuyến vận chuyển từ tổng kho đến kho A là 150.000 VNĐ, từ tổng kho đến kho B là 180.000 VNĐ.

Các chi phí để duy trì hàng hóa trong kho như bảng sau:

Bảng 5 Ví dụ chi phí duy trì hàng hóa trong kho

Tổng kho Hà Nội Kho A Kho B

Phí duy trì tồn kho dây cáp

22 19 18

Phí duy trì tồn kho nguồn

modem

14 12 11

Giả sử sau ngày 20/04/2019 thì số lượng của từng loại hàng hóa trong tổng kho và kho chi nhánh như sau:

Bảng 6 Ví dụ hàng hóa trong kho tại tổng kho và kho chi nhánh

Tổng kho Hà Nội Kho A Kho B

Dây cáp 1200 300 400

Nguồn modem 620 170 160

Sau 2 ngày 21, 22 tháng 4 năm 2020 thì số lượng hàng hóa thu mua, các đơn đặt hàng thể hiện qua bảng sau:

Bảng 7 Ví dụ các thông số để tính toán chi phí

Dây cáp Nguồn modem

21/04/2020 Chi phí tổng kho thu mua

25.000 VNĐ 48.000 VNĐ

Kích thước lô sản phẩm

300 300

Số sản phẩm chuyển 200 90

23 từ tổng kho đến kho

A

Số sản phẩm chuyển từ tổng kho đến kho

B

200 125

Số sản phẩm chuyển từ kho A đến nơi

tiêu thụ

60 80

Số sản phẩm chuyển từ kho B đến nơi

tiêu thụ

90 125

Số chuyến từ tổng kho đến kho A

3 Số chuyến từ tổng

kho đến kho B

4 22/04/2020 Chi phí tổng kho thu

mua

25.000 VNĐ 48.000 VNĐ

Kích thước lô sản phẩm

400 260

Số sản phẩm chuyển từ tổng kho đến kho

A

200 118

Số sản phẩm chuyển từ tổng kho đến kho

B

300 130

Số sản phẩm chuyển từ kho A đến nơi

tiêu thụ

80 86

Số sản phẩm chuyển từ kho B đến nơi

tiêu thụ

102 116

Số chuyến từ tổng kho đến kho A

3 Số chuyến từ tổng

kho đến kho B

5

Từ bảng trên ta có thể suy ra được số lượng hàng tồn kho tại tổng kho và các kho chi nhánh sau từng ngày.

Áp dụng công thức (3) ta thu được số lượng sản phẩm tồn kho của dây cáp và nguồn modem tại tổng kho trong các ngày 21 và 22.

24 Áp dụng công thức số (4) ta thu được số lượng tồn kho của dây cáp và nguồn modem tại kho A và B trong các ngày 21 và 22.

Dưới đây là bảng mô tả chi tiết số lượng hàng tồn kho của các sản phẩm.

Ngày 21/04/2020

Bảng 8 Kết quả hàng tồn kho theo ngày trong ví dụ

Tổng kho Hà Nội Kho A Kho B

Tồn kho dây cáp 1100 440 510

Tồn kho nguồn modem

705 180 160

Ngày 22/04/2020

Bảng 9 Kết quả hàng tồn kho theo ngày trong ví dụ

Tổng kho Hà Nội Kho A Kho B

Tồn kho dây cáp 1000 560 708

Tồn kho nguồn modem

717 212 174

Bước tiếp theo là tính toán tổng chi phí mà công ty phải chi trả trong 2 ngày 21/04/2020 và 22/04/2020.

Áp dụng công thức số (2) của bài toán ta có:

Tổng chi phí tồn kho các sản phẩm tại tổng kho sau 2 ngày 21 và 22 là áp dụng biểu thức thứ 1 trong công thức (2) ta có:

Tổng chi phí tồn kho tại tổng kho bằng:

22*1100 + 22*1000 + 14*705 + 14*717 = 66108 VNĐ

Tổng chi phí tồn kho các sản phẩm tại các kho chi nhánh sau 2 ngày 21 và 22 là, áp dụng biểu thức thứ 3 trong công thức (2) ta có:

Tổng chi phí tồn kho tại các kho chi nhánh bằng:

(19*440 + 12*180 + 19*560 + 12*212) + (18*510 + 11*160 + 18*708 + 11*174) = 49302 VNĐ

Tổng chi phí thu mua các sản phẩm tại tổng kho sau 2 ngày 21 và 22 là, áp dụng biểu thức thứ 2 trong công thức (2) ta có:

Tổng chi phí thu mua bằng:

25000*300 + 48000*300 + 25000*400 + 48000*260 = 44380000 VNĐ Tổng chi phí vận chuyển các đơn lấy hàng từ các kho chi nhánh sau 2 ngày 21 và 22 là, áp dụng biểu thức thứ 4 trong công thức (2) ta có:

Tổng chi phí vận chuyển bằng:

150000*3 + 180000*4 + 150000*3 + 180000*5 = 2520000 VNĐ Do đó tổng tất cả các chi phí mà công ty phải bỏ ra trong 2 ngày 21 và 22 là:

66108 + 49302 + 44380000 + 2520000 = 47015410 VNĐ

25 Bên cạnh đó, số lượng hàng hóa bán ra trong 2 ngày lần lượt là: 332 sản phẩm dây cáp và 407 sản phẩm nguồn modem. Giả sử như nếu như giá bán ra 2 sản phẩm này bằng với giá thu mua thì số tiền thu lại sẽ là:

332*25000 + 407*48000 = 27836000 VNĐ

Như vậy số tiền thu được nhỏ hơn chi phí bỏ ra trong 2 ngày 21/04/2020 và 22/04/2020 dẫn đến thua lỗ. Nên từ đây nhà phân phối phải có chính sách khắc phục để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Một số biện pháp được đề xuất như là: giảm số lượng sản phẩm thu mua nếu như nhu cầu thị trường giảm, tăng giá sản phẩm lên mức vừa phải, thuê mặt bằng có chi phí thấp hơn …

3.3.3 Ví dụ 3

Sử dụng nền tảng akaBot để thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại và tốn thời gian như xuất báo cáo tồn kho và gửi mail đính kèm file đến danh sách những người liên quan như thủ kho, kế toán.

Bảng 10 Dữ liệu đầu vào cho bot

STT Mã kho Mã tình trạng Mã hàng hóa Người nhận mail

1 K00001 TT029 20030001 an@fpt.com.vn

2 K00002 TT029 20030002 binh@fpt.com.vn

3 K00003 TT030 20030003 hieu@fpt.com.vn

Bot sẽ đăng nhập hệ thống theo tài khoản, mật khẩu được cấp. Sau đó bot lọc báo cáo theo các tiêu chí mã kho, mã tình trạng, mã hàng hóa để xuất file báo cáo và gửi mail đến những người có trong danh sách.

Một phần của tài liệu Hệ thống trợ giúp thông minh cho quản lý thiết bị và hàng hóa của công ty FPT telecom (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)