Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc

Một phần của tài liệu Tìm hiểu bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Dao Họ thôn Khe Mụ I – xã Sơn Hà – huyện Bảo Thắng – tỉnh Lào Cai (Trang 26 - 32)

2.2.1. Tết nguyên đán (phám san rú).

Ngời Dao họ cũng ăn tết nguyên đán cùng với ngời Kinh, họ chuẩn bị đón tết từ rất sớm, đây là tết đợc ngời Dao họ ở đây tổ chức to nhất trong một năm. hầu hết các gia đình đều nuôi lợn để tết mổ, những nhà không nuôi lợn sẽ cùng chung mổ lợn với gia đình khác...

Trong ngày tết nguyên đán nhà nào cũng gói bánh chng để cúng tổ tiên, đây là một loại bánh độc đáo cổ truyền không thể thiếu trong ngày tết nguyên đán của ngời Dao họ.

Tết đợc bắt đầu từ ngày 30/12 âm lịch, vào buổi chều các gia đình đều làm mâm cỗ cúng tổ tiên và mời ông bà tổ tiên về

ăn tết, mọi ngời đến nhà nhau uống rợu, ca hát và chúc sức khoẻ các cụ già, thanh niên nam nữ thì đi chơi cùng nhau hát giao duyên đối

đáp.

2.2.2. Rằm tháng giêng (xí nhân nhẩu rú).

Ngày trớc ngời Dao họ thờng ăn tết kéo dài cho đến hết rằm tháng giêng mới hết tết, ngày nay do điều kiện kinh tế, ngời dân chỉ ăn trong ba ngày, cho tới rằm tháng giêng họ lại tổ chức làm bánh chng mổ lợn, mổ gà (giống nh ăn tết nhng nhỏ hơn). tết rằm tháng

giêng là lễ cúng hết tết. Ngoài ra một số gia đình còn làm bánh mật, bánh chng trắng, trong ngày này thanh niên nam nữ thờng rủ nhau đi chơi xuân và vui hội.

2.2.3. Tết 3/3 âm lịch.

Tết này còn đợc gọi là Tết Thanh Minh. Trớc ngày 3/3 gia đình nào có ngời mới qua đời mà cha kịp làm chay cho ngời chết thì

phải sắm sửa lễ vật gồm có 1 con gà, 3 quả bánh (hoặc xôi 5 màu)

đi sửa mộ và cúng cho ngời chết tại mộ. Trong ngày này các gia

đình đều làm xôi 5 màu (xanh, đỏ, vàng, trắng, đen) và mổ cúng tổ tiên. tuỳ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện của từng gia

đình mà tổ chức ăn tết thanh minh to hay nhỏ.

2.2.4. Tết rằm tháng bảy (15/7 âm lịch)

Đây là tết cúng khấn với tổ tiên và cúng cho các linh hồn lang thang (ma đói). Mọi nhà đều làm bánh chng gio và bánh chng trắng để cúng, bánh chng gio đợc làm từ gạo nếp và bột gio lấy từ cây lúc lắc và cây vừng đốt lên lọc lấy nớc gio. Các gia đình khá

giả làm bánh dợm và mổ lợn, gà cúng tổ tiên.

Tết rằm tháng bảy các gia đình cúng tổ tiên nên ăn tết tại mỗi nhà, con cháu mới lập gia đình thờng về ăn tết rằm tháng bảy cúng bố mẹ.

Theo chu kỳ một năm ngời Dao họ có 4 lễ tết chính, các phong tục và nghi thức đợc tổ chức các lễ tết trên đợc giữ gìn từ xa đến nay, tuy nhiên về thời gian thì các lễ tết đợc rút ngắn.

2.3. Hội hè - những lễ cúng không theo chu kỳ một năm.

2.3.1. Lễ cúng làng (ang láy).

Lễ cúng làng là cả làng góp tiền vào cúng tổ tiên thần thánh phù hộ cho cả làng đợc mạnh khoẻ, mùa màng tốt tơi, làm ăn gặp nhiều may mắn, cầu mong sự tốt đẹp yên lành tới cho cả làng.

Địa điểm tổ chức cúng làng đợc cúng tại một gia đình, trớc

đây khi làng còn rừng cấm còn có miếu làng thì lễ cúng đợc tổ

chức tại rừng cấm, tại miếu làng. gia đình đợc chọn làm nơi diễn ra lễ cúng làng phải là gia đình đạo đức, ăn ở phúc đức, đợc mọi ng- ời trong làng kính nể, có những điều đốt đẹp.

Dõn tộc Dao trong một năm có 4 lần tổ chức cúng làng (cúng làng theo quý) vào các tháng 2 – 4 – 6 – 10 âm lịch. Trừ tháng sáu thì ngày cúng làng đợc ấn định vào ngày mùng 6, còn các tháng khác việc chọn ngày tổ chức lễ cúng làng sẽ do thầy cúng trong làng xem ngày để chọn ngày cúng.

Để tổ chức lễ cúng dân làng phải họp bàn trớc, mỗi nhà đóng góp 10.000 đồng và một ngời tham dự lễ cúng. Số tiền thu đợc sẽ mua lễ vật cúng nh giấy vàng, gạo và gà vịt thịt lợn. Mâm cúng làng gồm: giấy vàng, hơng, một con gà, một bát gạo và một bộ gan lợn.

Lễ cúng sẽ do thầy cúng chủ trì, việc chọn thầy cúng chủ trì

trong lễ cúng làng phải chọn bằng việc xem chân gà, những thầy cúng nào đợc chọn hàng năm tới ngày cúng làng sẽ chịu trách nhiệm thay mặt dân làng cúng khấn với tổ tiên.

Lễ cúng đợc tổ chức ngoài sân cúng vào khoảng từ 9 giờ đến 10 giờ, sau khi cúng xong cả làng cùng ăn uống tại nhà tổ chức lễ cúng. Kết thúc lễ cúng cả làng thầy cúng bao giờ cũng đợc trả công bằng một đùi lợn hoặc một con gà.

Ngày xa, khi tổ chức lễ cúng làng ở đây ngời Dao họ kiêng không cho ngời ngoài vào làng trong vòng bảy ngày, ngày nay họ đã

bỏ tục kiêng này.

2.3.2. Lễ cơm mới (nhin xàng hằng).

Lễ cúng cơm mới đợc tổ chức một năm một lần vào thời điểm dân làng chuẩn bị gặt lúa, thu hoạch mùa vụ, thời gian không quy

định cụ thể mà tuỳ thuộc vào việc tổ chức mừng cơm mới của mỗi gia đình, thờng mọi ngời đều làm trong tháng tám âm lịch, tuy nhiên cũng có thể làm vào các tháng khác cũng đợc.

Ngày tổ chức lễ cúng do các gia đình lựa chọn nhng họ kiêng không tổ chức vào ngày Sửu, ngày Ngọ.

Ngời Dao họ tổ chức lễ cúng cơm mới với ý nghĩa cám ơn tổ tiên, Tam Đại, Tứ Đại đã ban cho một vụ mùa tốt tơi, gìn giữ cây lúa là lơng thực chính của dân tộc, bởi vậy mọi nhà đều phải làm lễ cám

ơn tổ tiên, dâng cúng những hạt lúa đầu tiên cho tổ tiên của họ h- ởng trớc.

Lễ vật cúng trong ngày cúng cơm mới bao giờ cũng phải có cốm, ngời dân lấy lúa non về giã cốm để cúng tổ tiên, gia đình nào khá

giả tổ chức lớn thì mổ lợn khoảng 20 kg mời anh em trong làng tới dù.

2.3.3. Lễ lập tỉnh (chay).

Đối với ngời Dao họ là nam giới bắt đầu từ 10 tuổi trở lên ai cũng phải đợc làm lập tỉnh (có nơi gọi lễ lập tỉnh là lễ cấp sắc), những ai cha đợc lập tỉnh sẽ không đợc làm thầy cúng, không thờ đợc tổ tiên và khi chết không về đợc với tổ tiên. những ngời đợc lập tỉnh khi chết mới đợc thờ cúng trên bàn thờ tổ tiên.

Lễ lập tỉnh chỉ làm cho nam giới, bởi vậy trong đời khi đủ 10 tuổi trở lên là gia đình sẽ chuẩn bị để tổ chức lễ lập tỉnh cho những ngời đó. Lễ lập tỉnh đợc tổ chức trong ba ngày và 2 đêm.

ngày tổ chức lễ này phải đợc chọn từ trớc. Khi đủ 10 tuổi gia đình sẽ mời thầy cúng xem năm tuổi và xem ngày tổ chức. Thầy cúng sẽ bói xem ngời đó tổ chức lễ vào năm nào, tuổi nào hợp thì sẽ báo cho gia đình chuẩn bị để tới năm đó, ngày đó sẽ tổ chức lễ cho trẻ.

Những gia đình không có điều kiện tổ chức vào đúng ngày hợp cũng có thể lui lại chờ khi có điều kiện sẽ tổ chức sau. Họ thờng tổ chức lễ trong các tháng 10 tháng 12 và trong tháng 8.

Địa điểm tổ chức lễ cúng lập tỉnh đợc tiến hành ở ngoài sân của ngời đợc lập tỉnh, chủ nhà sẽ dựng một chiếc lán ở ngoài sân

(có thể làm ở hai đầu nhà và phía trớc của ngôi nhà đang ở, ngời Dao họ kiêng tổ chức lễ lập tỉnh ở trong nhà hay phía sau nhà), dựng một sàn nhỏ bằng tre nứa (giống nh chiếc bàn) để bày mâm cúng và đồ dùng.

Để tổ chức làm lễ lập tỉnh gia đình phải mời một thầy cúng chính và các thầy cúng phụ đi theo thầy cúng chính để tiến hành các nghi thức của lễ lập tỉnh. Các thầy cúng đợc đón về từ hôm trớc, ngày hôm đó gia đình mổ lợn để cúng Tam Đại, Tứ đại báo cáo về công việc của ngày hôm sau.

Lễ cúng trong lễ lập tỉnh là thịt lợn, bộ gan và cúng gà. Trong ba ngày 2 đêm diễn ra lễ cúng cần phải có nhiều gà và gan lợn để cúng cho từng nghi thức của lễ lập tỉnh.

Trong lễ lập tỉnh của ngời Dao họ ở đây có hai hình thức lập tỉnh:

- Một là lập tỉnh theo thầy Tam Thanh là ngời lập tỉnh khoá dới.

Đối với những ngời lập tỉnh theo hình thức này phải kiêng kỵ rất nhiều điều, kiêng không ăn thịt trong toàn bộ những ngày cúng, làm lễ lập tỉnh. Khi đi ra khỏi lán phải đội nón không đợc để đầu trần, chỉ đợc làm những điều lành, không đợc làm điều ác, không

đợc sát sinh.

- Hai là ngời lập tỉnh theo thầy Tam Nguyên, là lập tỉnh khoá

trên (theo quan niệm của ngời Dao họ Thầy Tam Nguyên là anh cho nên không phải kiêng kỵ). Những điều mà ngời lập tỉnh theo thầy Tam Thanh phải kiêng kỵ thì đối với ngời lập tỉnh theo thầy Tam Nguyên không cần phải kiêng kỵ.

So với trớc đây lễ lập tỉnh ngày nay đã đợc đơn giản đi rất nhiều để phù hợp với điều kiện hiện tại của ngời dân. Các điều kiêng kỵ không còn khắt khe nh trớc, thời gian cúng cũng đợc rút ngắn, mọi nghi thức cũng đơn giản hơn và đợc lợc bớt dần.

Những ngời đợc lập tỉnh thì mới đợc phép trở thành thầy cúng nếu nh sau này đợc học cách cúng và cử hành các nghi lễ theo phong tục cổ truỳên của dân tộc.

2.3.4. Lễ chay (áy chay).

Lễ chay là lễ cúng tiến lễ vật, vật dụng sinh hoạt cho ngời chết lần cuối cùng, sau đó cúng tiễn đa linh hồn ngời chết về với tổ tiên và đa linh hồn ngời chết lên bàn thờ ở bàn thờ tổ tiên. Sau khi làm chay gia đình không phải thờ cúng ngời chết nữa mà chỉ thờ chung cùng tổ tiên trên bàn thờ.

Theo quan niệm của ngời Dao họ đối với những ngời đã chết, ai cũng phải đợc làm chay càng sớm càng tốt, nếu gia đình không tổ chức lễ chay cho ngời chết thì họ cha về đợc với tổ tiên. họ sẽ đòi con cháu phải tổ chức cho họ.

Thời gian tổ chức cúng chay cũng nh ngày lễ lập tỉnh (có thể kết hợp làm hai lễ cùng nhau trong một lần) thờng vào ngày tháng tám và từ tháng 10 đến tháng hai âm lịch, kiêng không làm vào tháng 9, ngày tổ chức sẽ nhờ thầy cúng xem ngày hợp với chủ nhà sẽ tổ chức cúng.

Địa điểm tổ chức cúng cũng kiêng làm trong nhà và phía sau nhà, phải làm một lán cúng ở trớc cửa hoặc ở hai đầu nhà.

Lễ vật cúng gồm thịt lợn và thịt gà, có trờng hợp phải cúng thịt dê thay các lễ vật khác khi mà lúc sống con cháu cha hiếu thảo với bố mẹ thì bố mẹ nói trớc khi chết phải cúng lễ vật đó để tạ lỗi với bố mẹ. Do đó, mà lúc chết phải có các lễ vật đó.

Đối với ngời qua đời đợc làm chay mà trớc khi mất ngời đó đã có bố mẹ, vợ con hay ông bà đã mất trớc rồi thì khi làm chay gia đình phải mổ cúng mỗi ngời đó một con gà, nếu nhiều ngời thân thiết chết trớc thì gia đình đó phải mổ nhiều gà để cúng.

Lễ chay cũng đợc cúng trong ba ngày 2 đêm, hình thức cúng và tổ chức cúng gần giống nh lễ lập tỉnh nhng nội dung các bài

cúng có nhiều bài khác nhau. Cả lễ lập tỉnh và làm chay đều có các

điệu múa trong nghi lễ, có các điệu múa giống nhau.

2.3.5. Cúng giải hạn (cháy hoan).

Lễ cúng giải hạn đợc tổ chức một năm một lần hoặc là hai ba năm mới tổ chức một lần. Khi bị ốm đau chữa thuốc nam không khỏi, thầy bói bói thấy ma về làm hại thì phải tổ chức cúng giải hạn.

Ngày cúng giải hạn sẽ do thầy cúng lựa chọn, gia đình phải chuẩn bị lễ vật là 3 con gà để cúng cho con ma để ma khỏi về quÊy nhiÔu.

Lễ cúng đợc tổ chức tại nhà ngời mắc bệnh, đây cũng là hình thức cúng chữa bệnh của ngời Dao họ ở đây.

Ngoài lễ cúng giải hạn trong một năm ngời Dao họ cúng nhiều lần cúng chữa bệnh cũng tổ chức nh trên nhng cấp độ nhỏ hơn, chủ nhà cũng có thể cúng đợc và không cần phải mời thầy cúng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Dao Họ thôn Khe Mụ I – xã Sơn Hà – huyện Bảo Thắng – tỉnh Lào Cai (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w