Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2. Kiến thức về phòng chống bệnh lao của đối tượng nghiên cứu
Theo kết quả nghiên cứu này cho thấy, kiến thức cụ thể về bệnh lao của người dân về cơ bản là tốt. Song bên cạnh đó còn một tỷ lệ người dân hiểu sai, không hiểu, hiểu lơ mơ về bệnh lao . Điều này gây tác động không nhỏ đến công tác phòng chống
lao tại địa phương. khiến những người cán bộ làm công tác tuyên truyền phòng chống bệnh lao cần phải suy nghĩ
Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh lao ở (bảng 5), kết quả nghiên cứu cho thấy số đối tượng được phỏng vấn, có 86,4% biết nguyên nhân gây bệnh lao là do vi khuẩn gây ra. Tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ trong nghiên cứu điều tra kiến thức thái độ, thực hành về bệnh lao năm 2008 của CTCL quốc gia Việt Nam cho biết, có 53% biết bệnh lao do vi khuẩn gây ra “Bộ Y tế 2008. Kết quả điều tra kiến thức, thái độ và thực hành với bệnh lao của người dân Việt Nam”( Dự án phòng chống lao quốc gia tr.38-42).
Trong nghiên cứu của chúng tôi đáng lưu ý nhất là có 13,6 % số người được điều tra cho rằng người bệnh lao là do di truyền và do lao động gắng sức. Điều này đánh giá được quan niệm của người dân về bệnh lao còn rất lạc hậu chứng tỏ công tác tuyên truyền còn rất hạn chế
Kiến thức về nguồn lây ( bảng 5) đối tượng có nhận thức đúng về nguồn lây qua tiếp xúc với người đang ho khạc ra vi khuẩn lao tương đối cao 94,4%. Nhưng cũng còn 5,5% tỷ lệ đối tượng không biết nguồn lây bệnh, số người hiểu sai nguồn lây của bệnh, họ cho rằng bệnh lao lây qua tiếp xúc với súc vật ốm, hoặc không biết Đa số những người này thuộc nhóm có nghề nghiệp tự do.. Đây cũng là những đối tượng chúng ta cần quan tâm khi làm công tác tuyên truyền trong nhân dân. Theo nghiên cứu của Tống Ngọc Cầm phỏng vấn 310 đối tượng về nguồn lây thì có 68,7% trả lời đúng lây qua tiếp xúc với người đang ho khạc ra vi khuẩn lao, 32,3% không biết nguồn lây bệnh.
Kiến thức về đường lây truyền bệnh lao( bảng 5). Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 398 đối tượng phỏng vấn có 89,7% biết bệnh lao lây qua đường hô hấp. Có 10,3% đối tượng không biết đường lây bệnh lao và cho rằng bệnh lao lây qua đường ăn uống 3,5%, đường tiêm chích 5,8%, ruồi muỗi đốt 1,0%. Tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu điều tra kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh lao năm 2008 của CTCL quốc gia có 82% biết đường lây truyền của bệnh lao là đường hô hấp. Như vây trong nghiên cứu của chúng tôi vẫn còn 10,3% số người không biết bệnh lây theo đường nào? Điều này nói lên kiến thức của người dân còn rất lơ mơ, mới chỉ biết những vấn đề hết sức đơn giản là bệnh lây...cụ thể là lây theo đường nào thì không biết. Hiểu sai về đường lây bệnh sẽ dẫn đến không biết cách phòng bệnh hoặc phòng bệnh sai...
Kiến thức đúng về khả năng chữa khỏi bệnh lao( bảng 5) có 92,2% số điều tra có hiểu biết kiến thức đúng về khả năng chữa khỏi bệnh lao. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu điều tra kiến thức, thái độ về bệnh lao năm 2008 của CTCL quốc gia là 88,6%
Kiến thức về khả năng phòng bệnh lao có 92,7% số đối tượng được phỏng vấn đều biết bệnh lao phòng ngừa được, tỷ lệ trong nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu điều tra kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh lao năm 2008 của CTCL quốc gia Việt Nam, cho biết 85,7% biết bệnh lao có thể phòng được. Đây là một trong những yếu tố chứng tỏ sự hiểu biết của người dân tương đối tốt về bệnh lao
Hiểu biết về các triệu chứng chính của bệnh lao( bảng 6), đa số các đối tượng được phỏng vấn biết triệu chứng chính của bệnh lao. Ho, khạc đờm kéo dài trên 2 tuần chiếm tỷ lệ 82,0%, Tỷ lệ đối tượng điều tra hiểu biết tốt các triệu chứng của bệnh, số biết 3 triệu chứng chiếm 78,8 %, Đây chính là những triệu chứng chính khiến người bệnh phải đi khám bệnh. Nếu chúng ta có những biện pháp thông tin tuyên truyền tốt trong nhân dân, sẽ khuyến cáo được người dân đi khám phát hiện bệnh sớm rất có lợi công tác phòng và điều trị sau này. Kết quả này chúng tôi thấy, tỷ lệ biết các triệu chứng chính của bệnh tương đương với nghiên cứu, điều tra kiến thức thái độ, thực hành về bệnh lao năm 2008 của CTCL quốc gia Việt Nam kết quả có 83,2% đối tượng biết triệu chứng quan quan của bệnh lao phổi là (ho khạc kéo dài trên 2 tuần) “ Kết quả điều tra kiên thức thái độ thực hành với bệnh lao của người dân Việt Nam 2008 của Bộ Y tế”. Theo nghiên cứu của Hoàng Văn Hồng, Hoàng Đình Trọng, Nguyễn Phương Hoa, đánh giá KAP của cán bộ y tế cơ sở xã - thôn - bản vùng cao tỉnh Thái Nguyên cho thấy 80% biết được cách lây truyền của bệnh; 94% nắm được các triệu chứng nghi lao, trong đó có triệu chứng ho khạc đờm kéo dài trên 2 tuần, chúng tôi cho là phù hợp vì đối tượng phỏng vấn là cán bộ Y tế.
Hiểu biết về yếu tố tăng nguy cơ mắc lao. Kết quả nghiên cứu ( bảng 6) cho thấy 53,2% số đối tượng được phỏng vấn biết người bị nhiễm HIV, 73,6% hiểu biết là khi tiếp xúc với người bị bệnh lao là yếu tố thuận lợi mắc bệnh lao. Như vậy sự hiểu biết của các đối tượng phỏng vấn về yếu tố thuận lợi nhiễm HIV thấp so với kết quả nghiên cứu của “dự án phòng chống lao quốc gia năm 2008” 64,4%. Đây là vấn đề cần phải cần phải tuyên truyền trong cộng đồng về mối liên quan giữa bệnh lao và HIV
Kiến thức về điều trị bệnh lao (bảng 5) trong số các đối tượng được phỏng vấn có 91,2% có kiến thức đúng, tiêm và uống thuốc chống lao theo đúng phác đồ. Nhưng cũng còn 8,75% cho là điều trị bằng đông y và cúng bái, điều này rất ảnh huởng đến công tác điều trị cho bệnh nhân, cần phải tăng cường công tác tư vấn TTGDSK về bệnh lao
Hiểu biết về các biện pháp phòng bệnh ( bảng 6) đa số các đối tượng hiểu biết đúng về cách phòng bệnh lao có 74,6% biết cách phát hiện sớm, có 76,1% không khạc đờm bừa bãi, tiêm phòng BCG cho trẻ 57,2%. So với điều tra năm 2008 của chương trình chống lao quốc gia hiểu biết về kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh lao, tỷ lệ hiểu biết tiêm phòng cho trẻ < 1 tuổi là 82,4%. Trong điều tra của chúng tôi tỷ lệ này thấp hơn nhiều. Đây là vấn đề cần quan tâm tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng. Vì trong công tác phòng lao biện pháp tiêm phòng BCG là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay.
Hiểu biết về bảo hiểm y tế với chương trình phòng chống lao ( bảng 6) có 86,1% đối tượng biết điều trị bệnh lao được nhà nước hỗ trợ, 13,8% chưa biết có chương trình. Đây cũng là vấn đề cần quan tâm tuyên truyền trong cộng đồng, đặc biệt là với các đối tượng nghèo khi bị bệnh, do điều kiện kinh tế khó khăn, họ sẽ ngại đi khám bệnh hoặc điều trị bệnh không đủ thời gian sẽ là nguy cơ tiềm tàng lây lan trong cộng đồng về bệnh lao.
Kết quả đánh giá tổng hợp về kiến thức chung trong nghiên cứu của chúng tôi ở (bảng 7) cho thấy, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đạt về phòng chống bệnh lao là 57%, không đạt là 43%.Theo nghiên cứu của Hoàng Hà và Đàm Khải Hoàn (2001), tỷ lệ người dân có hiểu biết khá, giỏi (tức tỷ lệ kiến thức đạt) về bệnh lao tại phường Tân Thinh Thành phố Thái Nguyên và xã Ninh sơn Huyện Đồng Hỷ Thái Nguyên là 19,1% [13], tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ người dân hiểu biết ở mức độ trung bình và yếu (không đạt) là 80,9%[13] tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. Điều đó chúng tôi cho là phù hợp vì theo tác giả: Đối tượng nghiên cứu này là dân khu vực miền núi, chủ yếu sống bằng nông nghiệp, cấy lúa, trồng hoa màu (54%) điều kiện kinh tế còn thấp, tỷ lệ người mù chữ cao chiếm 29% so với số người được hỏi và là người dân tộc ít người 19%[13]
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hà (2003) tại phường Quỳnh Lôi quận Hai Bà Trưng - Hà Nội cho thấy mức độ hiểu biết của người dân về bệnh lao phổi khá cao, tỷ lệ hiểu biết khá giỏi chiếm 68.1%, trung bình, yếu chỉ có 31.9%, tỷ lệ này cao hơn so với với nghiên cứu của chúng tôi. Điều này theo tác giả : “Đối tượng nghiên cứu là người dân nội thành, ở thủ đô, nơi có điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội tốt hơn so với dân ngoại thành và tỉnh lẻ, trình độ học vấn khá giỏi cao, trên cấp 3 là 73.3% [15].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Quốc Tuấn (2005) tại xã Tân Hưng, huyện Sóc Sơn - Hà Nội cho thấy mức độ hiểu biết của người dân chưa cao. Tỷ lệ khá giỏi chỉ chiếm 12.25% [17], tỷ lệ hiểu biết yếu chiếm đa số (78%), điều này cũng dễ hiểu vì địa bàn nghiên cứu là một xã thuộc diện nghèo của huyện Sóc Sơn, người dân chủ yếu sống dựa vào nông nghiệp (84.42%), trình độ học vấn còn thấp dưới cấp 3 là 84.04%, người dân ít có điều kiện giao lưu, học tập do đó có sự hạn chế về nhận thức các kiến thức văn hoá xã hội, trong đó có cả những kiến thức về lĩnh vực y tế - y học.
Theo Phạm Quang Tuệ và cộng sự (1999), nghiên cứu 5 xã ở tỉnh Hà Giang, Gia Lai, Kon Tum, cho biết sự lưu hành bệnh lao ở các khu vực này còn trầm trọng, chỉ số mắc lao rất cao, từ 90-102 AFB(+)/100.000 dân. Điều tra KAP có kết quả rất kém : chỉ có 5,9% biết nguyên nhân gây bệnh lao, 7,6% biết được đường lây bệnh, 36,2% số người cho rằng bệnh nhân lao phải sống cách ly, 54,8% cho rằng bệnh lao có thể chữa khỏi. Tác giả đưa ra kết luận :” chưa tìm thấy thuật ngữ chỉ bệnh lao trong cộng đồng các dân tộc Hmông, Nùng, Tày, Gia Rai ở các tỉnh Hà Giang, Gia Lai, Kon Tum. Sự hiểu biết về bệnh lao của người dân miền núi vùng sâu, vùng xa còn rất hạn chế. [20]