Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Thực hành phòng chống bệnh lao phổi
Thực hành phát hiện bệnh của đối tượng nghiên cứu (bảng 8), 74% đối tượng nghiên cứu có kiến thức thực hành đúng vì biết khi bị nghi ngờ bệnh đi xét nghiệm đờm, chụp X quang. Nhưng cũng còn 36% có thực hành chưa đúng, đối tượng cho là xét nghiệm phân và máu.
Khi nghi ngờ bị bệnh lao (bảng 8) có 88,9% đối tượng biết đi khám bệnh để phát hiện. Nhưng vẫn còn 11% tự mua thuốc uống hoặc điều trị bằng đông y. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu điều tra kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh lao của học viên Tại Trung tâm giáo dục lao động xã hội tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu năm 2009 của Bác sỹ Nguyễn Minh Lương, Trương Phi Hùng “ Đại học Y dược Thành phố Hồ chí Minh
cho biết, 69,2% số đối tượng biết đi khám bệnh và 24,4% tự mua thuốc điều trị, 6,4%
không biết. Đây là những đối tượng có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh lao trong cộng đồng.
Thực hành về cách uống thuốc ( bảng 8) có 34,6% đối tượng có thực hành đúng về uống thuốc lúc đói. Tỷ lệ này thấp hơn so với tỷ lệ trong nghiên cứu điều tra kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh lao của bệnh nhân lao phổi mới Có AFB dương tính được điều trị tại Quận ninh Kiều, Thành phố Cần thơ năm 2009 của Bác sỹ Nguyên Văn Cư, Nguyễn Thị Ngọc Đảnh“Sở Y tế Cần Thơ” cho biết, có 98% số đối tượng được phỏng vấn trả lời đúng uống thuốc lúc đói, trong nghiên cứu của chúng tôi còn cho kết quả có 58% số đối tượng đựơc phỏng vấn trả lời uống sau khi ăn no, 3,75%
uống lúc nào cũng được và không biết uống lúc nào. Như vậy, tỷ lệ đối tượng có kiến thức, thực hành về uống thuốc điều trị lao đúng cách trong nghiên cứu rất thấp, nếu khi bị bệnh dùng thuốc không đúng theo phác đồ như tự ý ngừng thuốc, bỏ trị giữa chừng, hay điều trị không đều đặn, không đủ số lượng thuốc quy định sẽ tạo ra bệnh lao kháng thuốc, mất tác dụng của thuốc gây kéo dài thời gian điều trị.
Kết quả bảng (8) cho thấy thời gian chấp nhận điều trị theo đúng phác đồ 8 tháng 54,2%, không theo phác đồ 45,6% bệnh nhân cho rằng uống thuốc thời gian từ 3-5 và 12 tháng. Theo nghiên cứu của Nguyên Văn Cư, Nguyễn Thị Ngọc Đảnh“Sở Y tế Cần Thơ” điều tra kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh lao của bệnh nhân lao phổi mới Có AFB dương tính được điều trị tại Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần thơ (năm 2009) cho biết bệnh nhân chấp nhận thời gian điều trị 91%, như vậy tỷ lệ này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Trong thực tế điều trị, thời gian uống thuốc không đủ hoặc không theo phác đồ sẽ dẫn đến hậu quả không khỏi bệnh hoặc bệnh nhân dễ bị kháng thuốc, dễ tái phát bệnh, thời gian điêù trị sẽ bị kéo dài hơn, gây tốn kém kinh tế, hại sức khoẻ. Mà trong chương trình lao, mục tiêu điều trị lao là biện pháp chống lao chính. Điều trị tích cực sẽ làm giảm nhanh tình hình dịch lao tại địa phương
Phòng lây bệnh cho người khác ( bảng 8), có 78,9% đối tượng được phỏng vấn khi bị bệnh phải điều trị để phòng bệnh cho người khác, 86,1% đeo khẩu trang khi tiếp xúc. Như vậy trong thực hành phòng bệnh cho người khác đối tượng nghiên cứu có kiến thức thực hành tương đối tốt đối với bệnh lao. Theo Nguyên Văn Cư, Nguyễn Thị Ngọc Đảnh (2009) nghiên cứu điều tra 128 bệnh nhân điều trị bệnh lao phổi tại Quận
Ninh Kiều - Cần Thơ về kiến thức, thái độ, thực hành của bệnh nhân lao phổi có 79%
đối tượng có đeo khẩu trang khi ho.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy rằng: phần lớn người dân khi ở chung với người thân bị mắc bệnh lao, họ đều có sự chia sẻ tốt như động viên, thông cảm, nhắc nhở người thân không khạc nhổ bừa bãi và uống thuốc đều. Nhưng một số đối tượng điều tra có lo sợ và không thân thiện với người bệnh. Ở đây chúng ta hiểu bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm, bệnh lây. Tuy nhiên cần hiểu rõ cách thức lây truyền của bệnh, từ đó có biện pháp phòng tốt. Khi tiếp xúc với người mắc bệnh lao không nên xa lánh. Hiểu biết bệnh lao trong cộng đồng là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện tốt chương trình chống lao. Khi hiểu biết bệnh lao trong cộng đồng tốt thì số người dân nghi mắc bệnh lao chủ động đi khám sẽ tăng lên, số bệnh nhân lao phát hiện ở khu vực đó sẽ nhiều lên đồng nghĩa với nguồn lây trong cộng đồng sẽ giảm xuống, và ngược lại nếu hiểu biết về bệnh lao hạn chế thì số bệnh nhân chủ động đi khám khi có các dấu hiệu nghi mắc lao sẽ ít hơn, tỷ lệ phát hiện bệnh sẽ thấp, số nguồn lây chưa được phát hiện trong cộng đồng sẽ còn nhiều.
Kết quả đánh giá tổng hợp về thực hành chung trong nghiên cứu của chúng tôi ở (bảng 9) cho thấy tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có thực hành đạt là 60,0%, không đạt là 40,0%. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu về “kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh lao phổi tại phường Dịch Vọng - Quận Cầu Giấy – Hà Nội năm 2008” của Tống Thị Ngọc Cầm cho biết tỷ lệ thực hành đạt của các đối tượng là 78,2%
Hà Nội là một trung tâm văn hoá xã hội của cả nước, mật độ dân cư đông đúc, có đầy đủ các phương tiện truyền thông, có mạng lưới y tế cơ sở là nơi thực hiện khá tốt CTCLQG. Tuy nhiên thực tế có một bộ phận không nhỏ người dân còn hiểu sai về nguyên nhân, nguồn lây, đường lây, chưa nắm rõ được các triệu chứng của bệnh lao phổi, hiểu biết không đúng về cách điều trị và sử dụng thuốc lao như thế nào, còn có quan niệm sai lầm khi tiếp xúc với người mắc lao... Để giúp được đại đa số người dân thủ đô có kiến thức về bệnh lao tốt thì những người làm công tác thông tin tuyên truyền của ngành y tế phải xác định đây là một nhiệm vụ rất nặng nề và cũng không phải làm một sớm một chiều có thể thành công ngay. Muốn đạt được mục tiêu trên theo chúng tôi trước hết phải có chiến lược cụ thể trước mắt và lâu dài cho công tác phòng chống lao, phải xã hội hoá công tác này và các cấp chính quyền đoàn thể phải
vào cuộc thực sự thì các cán bộ y tế nói chung và cán bộ làm công tác phòng chống lao nói riêng mời có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.