CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC CỦA DỰ ÁN
3.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng dự án
3.1.1. Nguồn gây tác động liên quan tới chất thải
Trong giai đoạn chuẩn bị, hoạt động vận chuyển, phát quang và thi công các hạng mục công trình phụ trợ làm phát sinh một lượng nước thải, chất thải rắn xây dựng và chất thải nguy hại. Ngoài ra, hoạt động của công nhân khu vực dự án cũng làm phát sinh một lượng nước thải sinh hoạt và chất thải rắn sinh hoạt. Nước thải có thể thải trực tiếp ra mặt đất gây ô nhiễm đất, ô nhiễm nước ngầm hoặc thải vào sông suối gây ô nhiễm nước mặt.
Tuy nhiên, do thời gian diễn ra giai đoạn chuẩn bị không dài (1 năm), chủ yếu là hoạt động giải phóng mặt bằng, phát quang và hoạt động vận chuyển nên tác động đến môi trường nước là không đáng kể.
Trong giai đoạn thi công xây dựng, hoạt động khai thác đất, đá,…phục vụ thi công; hoạt động vận chuyển; hoạt động đào đắp đất; hoạt động đổ bê tông; hoạt động xây dựng nhà máy thủy điện; hoạt động vận hành thử nghiệm và hoạt động của công nhân làm phát sinh một lượng lớn nước thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại. Do thời gian thi công kéo dài (4 năm), khối lượng thi công các hạng mục lớn nên tác động đến môi trường nước của dự án chủ yếu diễn ra trong giai đoạn thi công xây dựng.
Nước mưa chảy tràn cũng là một trong những nguồn gây tác động chủ yếu đến môi trường nước. Nước mưa mang theo đất, đá, chất thải…chảy vào sông suối gây ô nhiễm nước mặt hoặc nước ngầm tại khu vực thi công các hạng mục công trình phụ trợ.
a. Nước thải sinh hoạt
- Tính toán lưu lượng nước thải sinh hoạt:
Giả sử lượng nước thải tính bằng lượng nước cấp cho sinh hoạt của một công nhân xấp xỉ khoảng 100 lít/người.ngày (áp dụng tiêu chuẩn cấp nước đối với dân cư ở khu vực nông thôn theo TCXDVN 33:2006-Cấp nước-Mạng lưới đường ống và công trình- Tiêu chuẩn thiết kế). Trong giai đoạn chuẩn bị, lượng lao động trên khu vực ước tính khoảng 50 người/ngày, vì vậy lượng nước thải tạo ra khoảng 5 m3/ngày. Trong giai đoạn thi công xây dựng, lượng lao động có mặt tại khu vực dự án ước tính tối đa khoảng 1.000 người/ngày, lượng nước thải phát sinh khoảng 100 m3/ngày.
- Phạm vi và đối tượng bị tác động: So sánh với QCVN 14:2008/BTNMT-Quy chuẩn Việt Nam về nước thải sinh hoạt cho thấy, nước thải sinh hoạt có nồng độ các chất vượt quy chuẩn. Nước thải sinh hoạt phát sinh nếu không có biện pháp thu gom và xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nước khu vực dự án do công nhân phóng uế bừa bãi ra môi trường. Khối lượng và nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh trong giai đoạn thi công ước tính trong Bảng 3.3:
Bảng 3.3: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt giai đoạn chuẩn bị
DUT.LRCC
Thông số gây ô nhiễm
Tải lƣợng (g/người.n
gày) (*)
Khối lƣợng (kg/ngày)
Lưu lượng (m3/ngày)
Nồng độ (mg/l)
QCVN 14:2008/BTNMT;
Cột B; k = 1,0
Đánh giá Chất rắn lơ
lửng (SS) 65 3,25
5,0
650 120 Vượt QC
5,42 lần BOD5 của
nước chưa lắng
65 3,25 650 60 Vượt QC
10,83 lần Nitơ của các
muối amôni (N-NH4)
8 0,40 80 12 Vượt QC
6,67 lần Phốt phát
(P2O5) 3,3 0,17 33 12 Vượt QC
2,75 lần Chất hoạt
động bề mặt 2,5 0,13 25 12 Vượt QC
2,08 lần (*) Nguồn: TCXDVN 51:2008-Tiêu chuẩn thiết kế Thoát nước-Mạng lưới và công
trình bên ngoài
Bảng 3.4: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt giai đoạn thi công xây dựng
Thông số gây ô nhiễm
Tải lƣợng (g/người.n
gày) (*)
Khối lƣợng (kg/ngày)
Lưu lượng (m3/ngày)
Nồng độ (mg/l)
QCVN 14:2008/BTNMT;
Cột B; k = 1,0
Đánh giá Chất rắn lơ
lửng (SS) 65 65
100
650 120 Vượt QC
5,42 lần BOD5 của
nước chưa lắng
65 65 650 60 Vượt QC
10,83 lần Nitơ của các
muối amôni (N-NH4)
8 8 80 12 Vượt QC
6,67 lần Phốt phát
(P2O5) 3,3 3,3 33 12 Vượt QC
2,75 lần Chất hoạt
động bề mặt 2,5 2,5 25 12 Vượt QC
2,08 lần - Xác suất xảy ra tác động và khả năng phục hồi của đối tượng bị tác động: Do giai đoạn thi công diễn ra trong thời gian dài, Chủ dự án và các nhà thầu cần sử dụng nhà vệ sinh di động, định kỳ thuê đơn vị có chức năng thu gom và xử lý tại khu vực theo đúng quy định để hạn chế tác động đến môi trường.
DUT.LRCC
b. Nước mưa chảy tràn
- Tính toán lượng nước mưa chảy tràn:
Lượng mưa trung bình tháng 7 lớn nhất tại trạm khí tượng tỉnh Salavan gần khu vực Dự án là 460,8 mm/tháng (Bảng 2.9). Lượng nước mưa chảy tràn trên khu vực của dự án được tính toán theo công thức thực nghiệm sau:
Q = 0,278 × h × F × ψ Trong đó:
- Q (m3/tháng): lưu lượng tính toán;
- 0,278: hệ số quy đổi đơn vị;
- h (mm/h): cường độ mưa tính toán = lượng mưa tháng 7 lớn nhất tại tại trạm khí tượng tỉnh Salavan gần khu vực Dự án là 460,8 mm/tháng;
- F (km2): phạm vi xây dựng công trình và phụ trợ cụm đầu mối và cụm nhà máy, F = 3,88+0,44 = 4,32 km2;
- ψ: Hệ số dòng chảy, lấy trung bình bằng 0,6.
Vậy Q = 0,278 × 0,461 × 4.320.000 × 0,6
= 332.185,54 m3/tháng ~ 0,13 m3/s
Hình 3.1: Bản đồ phân chia lưu vực thủy điện Se Kong 5
DUT.LRCC
- Phạm vi và đối tượng bị tác động: Nước mưa chảy tràn có chất lượng phụ thuộc vào độ sạch của khí quyển và lượng các chất rửa trôi trên mặt bằng khu vực dự án.
Lượng nước mưa chảy tràn lại phụ thuộc vào điều kiện thời tiết của khu vực. Khi trời mưa, nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án sẽ cuốn theo đất, cát, chất thải ra đường và xuống các ao, hồ, suối xung quanh.
- Xác suất xảy ra tác động và khả năng phục hồi của đối tượng bị tác động: So với nước thải, nước mưa khá sạch, ước tính nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn như sau: tổng photpho: 0,004-0,03 mg/l; nhu cầu oxy hóa học COD: 10-20 mg/l; tổng chất rắn lơ lửng TSS: 10-20 mg/l. Tuy nhiên các hoạt động trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng sẽ phát sinh một lượng chất thải rắn, chất thải nguy hại.
Để tránh làm nhiễm bẩn lượng nước mưa, Chủ dự án cần có những biện pháp thu gom và xử lý chất thải hợp vệ sinh.
c. Nước thải xây dựng
- Tính toán lượng nước thải xây dựng:
Trong giai đoạn thi công xây dựng, nước được sử dụng cho công tác bê tông các hạng mục như Đập dâng, Đập tràn, Tuyến năng lượng. Nước sử dụng để sản xuất bê tông nên phần lớn đã ngấm vào vật liệu xây dựng và dần bốc hơi theo thời gian. Lượng nước thải có thể phát sinh do các hoạt động rửa thiết bị máy móc, hoặc do rơi vãi trong quá trình sản xuất bê tông. Giả sử lượng nước hao hụt, vệ sinh máy móc xấp xỉ lượng nước cấp cho sản xuất bê tông thì tổng lượng nước thải phát sinh trong ngày khoảng 26,66 m3/ngày.
Bảng 3.5: Lưu lượng nước thải xây dựng
STT Hạng mục Nước thải xây dựng (m3/ngày)
1 Tuyến áp lực 8,11
2 Tuyến năng lượng 12,08
3 Tổ chức xây dựng 6,47
Tổng (m3/ngày) 26,66
- Phạm vi và đối tượng bị tác động: Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải xây dựng là đất, cát, xi măng. Nếu không có biện pháp thu gom thì đây sẽ là nguồn thải gây ô nhiễm chính cho chất lượng nước mặt trong khu vực.
- Xác suất xảy ra tác động và khả năng phục hồi của đối tượng bị tác động:
Nước thải xây dựng phát sinh là tất yếu, tuy nhiên lượng nước thải phụ thuộc vào biện
DUT.LRCC
pháp thu gom trong quá trình sản xuất bê tông. Chủ dự án cần có biện pháp kỹ thuật thi công để hạn chế và giảm thiểu lượng nước thải này.
d. Chất thải rắn sinh hoạt
- Tính toán lượng chất thải rắn sinh hoạt:
Số lượng công nhân tập trung trong giai đoạn chuẩn bị ước tính 50 người. Lượng rác thải sinh hoạt trung bình ngày là 0,4 kg/người.ngày. Tổng khối lượng rác thải tính toán là 0,4 x 50 = 20 kg/ngày ~ 0,6 tấn/tháng.
Trong giai đoạn thi công xây dựng, số lượng công nhân tập trung tối đa ước tính khoảng 1.000 người. Khối lượng rác thải tính toán là 0,4 x 1.000 = 400 kg/ngày ~ 12 tấn/tháng.
- Phạm vi và đối tượng bị tác động: Rác thải nếu không được thu gom sẽ gây ô nhiễm môi trường nước tại khu vực lưu trữ do nước mưa cuốn trôi rác xuống sông.
- Xác suất xảy ra tác động và khả năng phục hồi của đối tượng bị tác động: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là tất yếu và không thể tránh khỏi. Vì vậy Chủ dự án cần có các biện pháp thu gom và xử lý nhằm giảm thiểu tác động này.
e. Chất thải rắn từ quá trình phát quang mặt bằng - Tính toán lượng chất thải rắn phát sinh:
Để thực hiện đúng thiết kế dự án thì phải tiến hành phát quang thảm thực bì trên vùng lòng hồ dự án tương đương 3.275 ha đất bị sử dụng, biên lòng hồ ứng với cao trình đỉnh đập dâng trên 485 m. Ngoài ra, diện tích chiếm dụng cho đường thi công, vận hành, cụm đầu mối, cụm nhà máy với tổng diện tích khoảng 432,75 ha.
DUT.LRCC
Hình 3.2: Bản đồ chi tiết diện tích đất canh tác bị ảnh hưởng do dự án
Theo kết quả điều tra, thống kê khối lượng sinh khối phát sinh do phát quang giải phóng mặt bằng thể hiện trong Bảng 3.6:
Bảng 3.6: Khối lượng sinh khối từ thảm thực vật rừng phát sinh
STT Diện tích rừng Khối lƣợng
1
Vùng lòng hồ (3.275 ha)
+ Rừng tre nứa chiếm 0,2% = 6,55 ha;
+ Rừng thường xanh 96,87% = 3.172,49 ha
+ 327,5 tấn tre nứa;
+ 959.364 m3 cây gỗ.
2 Cụm đầu mối, cụm nhà máy
+ 56,23 ha xấp xỉ 54,47 ha rừng + 16.472m3 cây gỗ.
3 Đường thi công, đường vận hành:
+ 47.68 ha xấp xỉ 46,188 ha rừng + 13.967 m3 cây gỗ.
DUT.LRCC
STT Diện tích rừng Khối lƣợng TỔNG
+ 989.803 m3 cây gỗ;
+ 327,5 tấn tre nứa.
Nguồn: Cục Quản lý tài nguyên rừng, MONRE và các khảo sát thực địa của sở tài nguyên và môi trường tỉnh Se Kong, 2016.
- Phạm vi và đối tượng bị tác động: Hoạt động phát quang giải phóng mặt bằng diễn ra trên 3.385,06 ha làm phát sinh khoảng 989.803 m3 cây gỗ và 327,5 tấn tre nứa, cùng với lượng chất thải rắn xây dựng, vật dụng kiến trúc. Chất thải rắn này cùng với sinh khối cây xanh nếu như không có biện pháp thu gom và xử lý kịp thời sẽ bị cuốn trôi xuống sông, suối vào mùa mưa, gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận.
- Xác suất xảy ra tác động và khả năng phục hồi của đối tượng bị tác động:
Chất thải rắn từ quá trình phát quang, giải phóng mặt bằng là tất yếu và không thể tránh khỏi. Để hạn chế lượng chất thải, cành, thân to sẽ được lực lượng kiểm lâm huyện Kaleum và Chủ dự án thu hồi và xử lý đúng quy định của pháp luật Lào, một phần nhỏ được tận dụng làm cọc tiêu, thanh chống, xà gồ chất đốt…phần còn lại (dây leo, lá, cành, thân nhỏ không được tận dụng) sẽ được để rải rác cho phân hủy tự nhiên hoặc tập kết trong khu vực riêng để đốt có kiểm soát.
f. Chất thải rắn rơi vãi trong quá trình vận chuyển - Tính toán lượng chất thải rắn rơi vãi:
Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu (xi măng, đá, cát…) đến công trình làm phát sinh một lượng chất thải rắn do rơi vãi trong quá trình vận chuyển. Trong đó mức hao hụt theo % khối lượng gốc do vận chuyển ngoài công trình được tính theo theo hướng dẫn phụ lục công văn 1784/BXD-VP:
Bảng 3.7: Mức hao hụt theo % khối lượng gốc
STT Loại vật liệu Mức hao hụt theo % khối lƣợng gốc (tham khảo theo 1784/BXD-VP)
1 Cát vàng 3
2 Cát mịn 2
3 Đá dăm 1
4 Đá hộc 0,5
5 Sỏi 1
6 Gạch 1
7 Xi măng cát loại 0,5
DUT.LRCC
- Phạm vi và đối tượng bị tác động: Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu làm rơi vãi một lượng chất thải rắn, chủ yếu trên tuyến đường vận chuyển. Chất thải rắn rơi vãi một phần sẽ bị nước mưa cuốn trôi xuống sông, suối gây ô nhiễm môi trường nước khu vực.
- Xác suất xảy ra tác động và khả năng phục hồi của đối tượng bị tác động: Chất thải rắn rơi vãi chủ yếu là cát vàng, cát mịn. Để hạn chế lượng chất thải rắn rơi vãi trong quá trình vận chuyển, Chủ dự án sẽ có phương án che chắn, đảm bảo các yêu cầu tiêu chuẩn của ô tô vận chuyển nguyên vật liệu để hạn chế đến mức thấp nhất khối lượng hao hụt phát sinh.
g. Chất thải nguy hại
- Tính toán khối lượng chất thải nguy hại:
Hoạt động bảo dưỡng máy móc các phương tiện thi công và châm nhiên liệu cho xe, máy thi công làm phát sinh dầu mỡ thải. Theo thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường thì dầu mỡ thải được phân loại là chất thải nguy hại. Lượng dầu mỡ thải phát sinh tùy thuộc vào các yếu tố sau:
+ Số lượng phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới trên công trường;
+ Lượng dầu mỡ thải ra từ các phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới;
+ Chu kỳ thay nhớt và bảo dưỡng máy móc;
Theo kết quả nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu tái chế nhớt thải thành nhiên liệu lỏng do Trung tâm Khoa học Kỹ thuật Công nghệ Quân sự - Bộ Quốc phòng thực hiện vào năm 2002 cho thấy lượng dầu mỡ thải ra từ các phương tiện vận chuyển và thi công cơ giới trung bình 7 lít/lần thay; Chu kỳ thay nhớt và bảo dưỡng máy móc: trung bình từ 3-6 tháng thay nhớt 1 lần tùy thuộc vào cường độ hoạt động của phương tiện
Giai đoạn thi công diễn ra trong vòng 4 năm, các phương tiện thi công tập trung khoảng 102 phương tiện. Lượng dầu mỡ thải phát sinh tối đa trong giai đoạn này là 102 x 7 x 2 = 1.428 lít/năm (thay 02 lần/năm). Quá trình châm nhiên liệu cho xe, máy thi công cũng làm phát sinh một lượng dầu do rơi vãi. Tuy nhiên hoạt động châm nhiên liệu không diễn ra thường xuyên và thời gian diễn ra ngắn, do đó các tác động do nhiên liệu rơi vãi là không đáng kể.
Ngoài dầu mỡ thải thì giẻ lau dầu mỡ cũng được xem là nguồn chất thải nguy hại. Khối lượng giẻ lau sử dụng ước tính 7 kg/tháng. Lượng giẻ lau này không nhiều
DUT.LRCC
nên tác động đến môi trường không đáng kể. Chủ đầu tư cần có biện pháp thu gom và xử lý phù hợp để tránh phát tán, rơi vãi ra môi trường xung quanh.
Bảng 3.8: Danh sách các CTNH phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng
STT Tên CTNH(*) Mã CTNH
Mã EC
Tính chất nguy hại chính
Trạng thái (thể) tồn tại thông thường
Ngƣỡng CTNH 1 Dầu động cơ, hộp
số và bôi trơn thải 17 02 13 02 Đ, ĐS, C Lỏng **
2 Nhiên liệu thải 17 06 13 07 C, Đ, ĐS Lỏng **
3
Chất hấp thụ, vật liệu lọc, giẻ lau và vải bảo vệ thải
18 02 15 02 Đ, ĐS Rắn *
(*) Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT, ngày 30 tháng 6 năm 2015 về quản lý chất thải nguy hại
- Phạm vi và đối tượng bị tác động: Chất thải nguy hại chủ yếu phát sinh tại khu vực thay dầu mỡ như bãi để xe. Lượng chất thải nguy hại phát sinh không nhiều nhưng đây vẫn là nguồn ô nhiễm đáng lưu ý đối với chất lượng nước mặt trong khu vực khi không có các biện pháp thu gom và xử lý thích hợp.
- Xác suất xảy ra tác động và khả năng phục hồi của đối tượng bị tác động: Chất thải nguy hại phát sinh là tất yếu và không thể tránh khỏi. Đối với loại chất thải này, cần thu gom sau mỗi lần thải ra từ hoạt động bảo dưỡng, thay dầu mỡ máy móc, sau đó tập kết và xử lý bởi các đơn vị chức năng để giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực.