CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC CỦA DỰ ÁN
3.2. Đánh giá, dự báo các tác động đến môi trường nước trong giai đoạn vận hành của dự án
Trong giai đoạn vận hành nhà máy, hoạt động tích nước, vận hành hồ chứa và hoạt động vận hành nhà máy thủy điện là các hoạt động chính tác động đến môi trường nước.
Việc khảo sát thị trường điện và nhu cầu điện của 2 nước Lào và Thái Lan đã được tiến hành, đồng thời việc tính toán và đưa ra quy trình vận hành hồ chứa cũng đã được thể hiện rõ. Theo đó, hồ chứa nhà máy sẽ khống chế diện tích lưu vực 2.518 km2, lưu lượng bình quân đến tuyến công trình là 125 m3/s. Hồ chứa thủy điện Se Kong 5 là hồ điều tiết tháng, nhiệm vụ của hồ là điều tiết lượng nước giữa mùa lũ và mùa kiệt.
Nhiệm vụ chính của nhà máy Se Kong 5 là cung cấp điện cho hệ thống điện 2 nước Lào và Thái Lan.
Các tác động đến môi trường nước trong giai đoạn vận hành có thể chia thành 2 thời kỳ ứng với hoạt động tích nước hồ chứa là thời kỳ tích nước và thời kỳ cấp nước.
Bảng 3.9: Nguồn gây tác động đến môi trường nước trong giai đoạn vận hành STT Hoạt động Nguồn gây tác động Quy mô tác
động
Thời gian bị tác động
1 Hoạt động tích nước hồ chứa
- Sinh khối cây xanh còn sót lại trong quá trình giải phóng mặt bằng;
- Thay đổi hệ sinh thái lòng hồ, thay đổi chất lượng nước hồ chứa, ảnh hưởng tới chất lượng môi trường sinh thái hồ chứa và ảnh hưởng đến động vật nổi và động vật đáy;
Phạm vi lòng hồ chứa nước
Trong thời kỳ tích nước
DUT.LRCC
STT Hoạt động Nguồn gây tác động Quy mô tác động
Thời gian bị tác động - Chất thải rắn xây dựng còn
sót lại trong quá trình thi công xây dựng;
2
Hoạt động cấp nước, vận hành nhà máy thủy điện
Chất thải rắn và chất thải nguy hại từ hoạt động vận hành nhà máy thủy điện
Phạm vi nhà máy thủy điện
Trong thời kỳ cấp nước
3
Hoạt động khác như phát quang cây dại, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hư hỏng máy móc, thiết bị
Chất thải rắn, chất thải nguy hại từ hoạt động bảo trì, bảo dưỡng…
Tại khu vực bảo trì, bảo dưỡng…
Trong thời gian bảo trì, bảo dưỡng…
4 Hoạt động của nhân viên quản lý
Nước thải sinh hoạt và chất thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt và làm việc của cán bộ công nhân viên
- Khu vực nhà quản lý cụm đầu mối;
- Khu vực nhà quản lý cụm nhà máy
Trong giai đoạn vận hành
3.2.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải
Trong thời kỳ tích nước nhà máy, lượng nước trong hồ sẽ được điều tiết giữa mùa lũ và mùa kiệt để đảm bảo cho hoạt động tích nước hồ. Hoạt động tích nước sẽ kết thúc khi mực nước hồ đạt đến cao trình mực nước dâng bình thường mà lưu lượng đến hồ vẫn lớn hơn lưu lượng tối đa qua nhà máy, khi đó nhà máy sẽ phát điện theo công suất lắp máy.
Việc tích nước hồ sẽ khiến nước hồ bị ô nhiễm do chất thải rắn như đất, cát và sinh khối còn sót lại trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng. Tác động này là tất yếu và không thể tránh khỏi. Chủ dự án cần có biện pháp vệ sinh lòng hồ sạch sẽ trước khi tích nước để hạn chế tác động này.
Vào thời kỳ cấp nước, vận hành nhà máy, các tác động đến môi trường nước có liên quan đến chất thải chủ yếu là do nước thải sinh hoạt, chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nguy hại.
a. Nước thải sinh hoạt
- Tính toán lưu lượng nước thải sinh hoạt:
DUT.LRCC
Giả sử lượng nước thải tính bằng lượng nước cấp cho sinh hoạt của một công nhân xấp xỉ khoảng 100 lít/ngày (áp dụng tiêu chuẩn cấp nước đối với dân cư ở khu vực nông thôn theo TCXDVN 33:2006). Trong giai đoạn vận hành, lượng cán bộ công nhân viên vận hành tại nhà quản lý cụm đầu mối và cụm nhà máy ước tính khoảng 50 người, vì vậy lượng nước thải tạo ra khoảng 5 m3/ngày.
- Phạm vi và đối tượng bị tác động: So sánh với QCVN 14:2008/BTNMT-Quy chuẩn Việt Nam về nước thải sinh hoạt cho thấy, nước thải sinh hoạt có nồng độ các chất vượt quy chuẩn. Nước thải sinh hoạt phát sinh nếu không có biện pháp thu gom và xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường nước khu vực dự án do cán bộ công nhân phóng uế bừa bãi ra môi trường. Khối lượng và nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh trong giai đoạn vận hành nhà máy ước tính trong Bảng 3.10:
Bảng 3.10: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt giai đoạn vận hành nhà máy
Thông số gây ô nhiễm
Tải lƣợng (g/người.n
gày) (*)
Khối lƣợng (kg/ngày)
Lưu lượng (m3/ngày)
Nồng độ (mg/l)
QCVN 14:2008/BTNMT;
Cột B; k = 1,2
Đánh giá
SS 65 3,25
5,0
650 120 Vượt QC
5,42 lần
BOD5 65 3,25 650 60 Vượt QC
10,83 lần
N-NH4 8 0,40 80 12 Vượt QC
6,67 lần
Photphat 3,3 0,17 33 12 Vượt QC
2,75 lần Chất hoạt
động bề mặt 2,5 0,13 25 12 Vượt QC
2,08 lần (*) Nguồn: TCXDVN 51:2008-Tiêu chuẩn thiết kế Thoát nước-Mạng lưới và công
trình bên ngoài
- Xác suất xảy ra tác động và khả năng phục hồi của đối tượng bị tác động: Các tác động đến môi trường do nước thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn vận hành là không thể tránh khỏi. Chủ dự án và đơn vị vận hành cần có biện pháp thu gom hợp vệ sinh như xây dựng nhà vệ sinh có bể tự hoại, định kỳ thuê đơn vị có chức năng thu gom và xử lý tại khu vực theo đúng quy định để hạn chế tác động đến môi trường.
b. Nước thải từ quá trình vận hành máy
Trong quá trình vận hành Nhà máy thủy điện Se Kong 5 sẽ phát sinh lượng nước thải chứa dầu mỡ đó là:
DUT.LRCC
- Lượng nước tháo khô hầm xả của tổ máy khi sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ theo các dự án tương tự khoảng 2 m3. Với lượng nước không lớn nên sẽ thoát chung với hệ thống nước rò rỉ.
- Nước rò rỉ từ thiết bị và nước thấm qua công trình ở các tầng ngầm tham khảo từ các dự án tương tự khoảng 1 l/s.
- Nước chữa cháy máy biến áp và dầu sự cố.
Các nguồn nước trên không phát sinh đồng thời mà phụ thuộc vào chu kỳ vận hành của nhà máy. Nhà máy đã thiết kế đầy đủ hệ thống vệ sinh theo tiêu chuẩn thiết kế dân dụng nên không thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên, không gây ô nhiễm môi trường nước hạ du sông Se Kong.
c. Chất thải rắn sinh hoạt
- Tính toán lượng chất thải rắn sinh hoạt:
Số lượng cán bộ công nhân viên ước tính 50 người. Lượng rác thải sinh hoạt trung bình ngày là 0,4 kg/người.ngày. Tổng khối lượng rác thải tính toán là 0,4 x 50 = 20 kg/ngày ~ 0,6 tấn/tháng.
- Phạm vi và đối tượng bị tác động: Rác thải nếu không được thu gom sẽ gây ô nhiễm môi trường nước tại khu vực lưu trữ do nước mưa cuốn trôi rác xuống sông.
- Xác suất xảy ra tác động và khả năng phục hồi của đối tượng bị tác động: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là tất yếu và không thể tránh khỏi. Vì vậy Chủ dự án và đơn vị vận hành cần có các biện pháp thu gom và xử lý hợp vệ sinh nhằm giảm thiểu tác động này.
d. Chất thải nguy hại
Trong giai đoạn vận hành, hoạt động bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị hư hỏng sẽ làm phát sinh một lượng chất thải nguy hại, chủ yếu là giẻ lau dầu mỡ thải. Theo kinh nghiệm từ các dự án thủy điện, lượng chất thải nguy hại phát sinh từ giẻ lau dầu mỡ thải trong giai đoạn vận hành trung bình 7 kg/tháng. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, tần suất thấp nên các tác động đến môi trường là không đáng kể. Dù vậy, chủ dự án và đơn vị vận hành cần quan tâm thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế các tác động này.
3.2.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải a. Bồi lắng lòng hồ, sạt lở bờ hồ và bờ sông ở hạ lưu
DUT.LRCC
Khi vận hành hồ chứa nước, một lượng lớn phù sa sẽ bị giữ lại, dẫn đến làm giảm lượng bồi lắng ở lòng sông và gây xói lở bờ sông, đáy sông. Sự thay đổi chế độ dòng chảy trên sông có thể tạo ra một hình thái xói lở và bồi lấp mới ở hạ lưu. Sự thay đổi này ảnh hưởng đến sự ổn định bờ sông và hệ sinh thái hai bên bờ sông.
b. Thay đổi hệ sinh thái lòng hồ
Trong quá trình tích nước hồ, hầu hết các hồ chứa sẽ phải trải qua 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Hủy hoại hệ sinh thái cũ;
+ Giai đoạn 2: Hình thành khu hệ thủy sinh vật mới;
+ Giai đoạn 3: Hình thành khu hệ thủy sinh tương đối ổn định về thành phần loài và số lượng;
+ Giai đoạn 4: Đầm lầy hóa, bắt đầu từ khi lượng bùn bồi tích đạt tới mực nước chết.
Trong giai đoạn hủy hệ sinh thái cũ, các loài thủy sinh vật, đặc trưng cho thủy vực chảy xiết như sông, suối vùng thượng lưu và các loài thủy sinh vật sống ở ven bờ như giun đất, ốc cạn…sẽ bị suy giảm về số lượng. Các loài tôm sẽ chuyển sang lối sống ven bờ hồ, nơi có nhiều cây cỏ. Tôm sẽ phát triển mạnh nhờ nguồn thức ăn rất lớn là mùn bã hữu cơ phân hủy từ xác thực vật. Thành phần các loài cá trong những năm đầu mới ngập nước sẽ có những biến động lớn, đặc biệt các loài cá ưa vùng nước chảy hay các loài cá có tập tính di cư lên thượng nguồn đẻ trứng.
Thành phần động vật nổi cũng sẽ thay đổi rõ ràng sau khi hình thành hồ chứa.
Trong thời kỳ đầu mới ngập nước, nền đáy hồ chứa ổn định, các nhóm động vật thân mềm như trai, hến, ốc sẽ giảm mạnh. Sau khoảng 5 năm kể từ khi hình thành hồ, nền đáy hồ sẽ bắt đầu ổn định, nhóm động vật thân mềm mới có khả năng phát triển trở lại và chỉ phân bố ở những nơi có bùn cát.
Trong mỗi giai đoạn tích nước hồ, đều có những đặc điểm đặc trưng về cấu trúc thành phần và thủy sinh vật dưới tác động trực tiếp của các yếu tố môi trường nước.
Dinh dưỡng cung cấp thường xuyên cho hồ từ 2 nguồn chính là: nguồn dinh dưỡng ngoại lai (external), nguồn này bao gồm từ dòng chính đổ vào và từ vùng lưu vực thông qua sự xói mòn và nguồn dinh dưỡng được tạo ra ngay từ bên trong hồ (internal) do quá trình phân hủy khoáng hóa từ lớp trầm tích đáy và từ các lồng nuôi cá (nếu có). Những điều đó cho thấy những tác động của con người trong vùng lưu vực là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới chất lượng môi trường sinh thái hồ chứa và ảnh hưởng đến động vật nổi và động vật đáy.
c. Tác động đến dòng chảy và các mục đích sử dụng nước trên sông Se Kong
DUT.LRCC
Việc vận hành hồ chứa sẽ tác động đến dòng chảy sông Se Kong và các mục đích sử dụng nước. Hiện nay, trên lưu vực sông Se Kong tính từ thượng nguồn sông Xesap tới vị trí thủy điện Se Kong 1 theo quy hoạch sẽ có các nhà máy thủy điện gồm: Se Kong 5, Se Kong 4B, Se Kong 4A, Se Kong 3A, Se Kong 3B, Se Kong 2, Se Kong 1 như đã mô tả tại mục 1.2.3.
Tham khảo các báo cáo Đánh giá tác động Môi trường và Xã hội của các dự án Thủy điện Se Kong 4A,4B (2011), thì việc thực hiện các dự án thủy điện đều được đánh giá sẽ làm thay đổi các yếu tố dòng chảy của sông Se Kong trong giai đoạn dẫn dòng thi công, thay đổi chế độ thủy văn trong giai đoạn vận hành các nhà máy thủy điện Se Kong 3A, Se Kong 3B. Trên thực tế, các tác động đến chế độ dòng chảy là rất nhỏ và không đáng kể, các hồ chứa thủy điện đều làm tốt vai trò điều tiết nước, nhà máy phát điện với công suất thiết kế.
d. Thay đổi mực nước ngầm
Khi hồ tích nước và đi vào vận hành sẽ làm tăng mực nước ngầm do sự thay đổi trữ lượng ẩm trong đất và không khí khu vực xung quanh vùng hồ.
e. Thay đổi chất lượng nước hồ chứa
Việc hình thành hồ chứa sẽ làm thay đổi chế độ dòng chảy và do đó chất lượng nước hồ cũng sẽ biến đổi rất mạnh. Tuy nhiên, tùy thuộc vào quy mô hồ chứa, địa hình lòng hồ, sự biến đổi chất lượng nước cũng rất khác nhau.
Trong giai đoạn đầu tích nước, chất lượng nước hồ phụ thuộc vào việc thu dọn lòng hồ. Vật chất tích tụ từ lượng sinh khối của cây trồng và chất thải sinh hoạt từ các hộ dân trong vùng lòng hồ chưa được thu gom có thể gây tình trạng phân hủy và thối rữa vật chất hữu cơ, ảnh hưởng đến chất lượng nước trong hồ và nước sông khi xả về hạ lưu. Điều này dẫn đến chất lượng nước không đảm bảo nhu cầu tưới cho cây trồng của khu vực dự án cũng như các đối tượng sử dụng nước ở hạ lưu. Nếu thực hiện tốt việc thu dọn, vệ sinh lòng hồ thì chất lượng nước sẽ ít bị tác động, ngược lại nước hồ sẽ bị ô nhiễm và dẫn đến phú dưỡng hóa.