CHƯƠNG 2.CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CHỊU TẢI VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CHỊU TẢI CỦA CẦU
2.2. Đánh giá năng chịu tải một số cầu trên địa bàn huyện Tiểu Cần
2.2.2. Đánh giá tải trọng hợp pháp cầu Nhơn Hòa
2.2.2.1.Giới thiệu chung Cầu Nhơn Hòa, đường huyện 26, tỉnh Trà Vinh
Cầu Nhơn Hòa (Hình 2.2) nằm trên Đường huyện 26, tại Km6+200 thuộc xã Tân Hòa,huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà vinh.Cầu BTCT kiểu giản đơn, gồm 5 nhịp 16,5 m + 16,5m +16,5m +16,5m + 16,5m Mặt cắt ngang gồm 2 dầm chữ T BTCT DUL. Bề rộng mặt cầu 4,0 m phần xe chạy 3,5m. Mố nhẹ BTCT trên hệ 5 cọc 35*35cm, L=24m; trụ dẻo trên hệ 6 cọc 35cm*35cm, L=30m.
Tải trọng cho phép lưu thông hiện 3,5 T.
Hình 2.2. Cầu Nhơn Hòa
2.2.2.2 Các vị trí lắp đặt thiết bị đo ứng suất, chuyển vị & dao động
Vị trí thực hiện: Nguyên tắc: Đo ứng suất tại các điểm chịu lực bất lợi. Số lượng điểm đo đủ cho kết quả tin cậy để đánh giá được khả năng chịu lực của kết cấu.
Đo ứng suất dầm dọc: Dầm chủ nhịp 16,5m; trên mỗi dầm chủ bố trí 2 điểm đo tại vị trí đáy dầm và cánh dầm ở giữa nhịp (nhịp có 2 dầm chủ).
Đo ứng suất dầm ngang: Đo ứng suất dầm ngang trên nhịp, trên mỗi nhịp bố trí 3 điểm đo dầm ngang (theo phương ngang cầu).
Đo ứng suất bản mặt cầu: Đo ứng suất cục bộ bản mặt cầu nhịp, trên mỗi nhịp bố trí 3 điểm đo tại mặt cắt giữa nhịp (theo phương ngang cầu)
Đo độ võng do hoạt tải đặt tĩnh của dầm:
+ Mục đích: Xác định độ võng dầm chủ ở mặt cắt giữa nhịp để so sánh với độ võng tính toán theo mô hình lý thuyết nhằm xác định trạng thái làm việc thực tế của dầm, đồng thời so sánh độ võng cho phép để đánh giá độ cứng của kết cấu, đồng thời xác định hệ số phân bố ngang thực nghiệm làm cơ sở cho việc tính toán đánh giá khả năng chịu lực của cầu.
+ Nguyên lý-phương pháp: Đo chênh lệch cao độ đáy dầm chủ ở mặt cắt L/2 ở thời điểm chưa có tải và thời điểm có tải bằng võng kế hoặc thiết bị có chức năng tương đương.
Đo dao động:
+ Mục đích: Đánh giá khả năng xảy ra hiện tượng cộng hưởng của kết cấu nhịp với các phương tiện giao thông, đánh giá gián tiếp khả năng chịu lực của công trình, xác định hệ số xung kích. Ngòai ra, giúp đánh giá định tính chất lượng của mố cầu.
+ Nguyên lý-phương pháp: Sử dụng đầu đo gia tốc kết hợp với máy đo dao động xác định được gia tốc. Từ sự biến thiên gia tốc sẽ tìm ra được phương trình dao động, thông qua phương trình dao động xác định được chu kỳ, tần số dao động riêng của kết cấu.
Vị trí: Đo đao động tại tại tất cả các kết cấu nhịp và mố, trụ để có cơ sở đánh giá được khả năng chịu lực chung cho toàn cầu. Đầu đo được đặt tại vị trí có biên độ dao động lớn. Tại mỗi vị trí đo dao động theo 02 phương tương ứng với 03 điểm đo:
+ Phương ngang dọc cầu.
+ Phương ngang ngang cầu.
2.2.2.3. Đánh giá tải trọng hợp pháp cầu Nhơn Hòa a. Tải trọng thử
Tải trọng thử là xe tải được xếp tĩnh lên kết cấu nhịp theo sơ đồ tính toán trước sao cho gây ra được hiệu ứng tải lên mặt cắt đang xét nằm trong khoảng 70% đến 120%
hiệu ứng tải thiết kế theo quy định tại điều 3.7 và 3.8 của Quy trình kiểm định cầu trên đường ô tô 22TCN243-98.
Bảng 2.3. Khoảng cách và tải trọng các trục của xe tải đo
Stt Hãng xe Khoảng cách trục xe (m) Tải trọng trục xe (tấn) 1 HYUNDAI MIGHTY
HD72-3,5 TẤN
Theo phương dọc: 3,735 Theo phương ngang: 1,2
- Trục trước: 1,319 - Trục sau: 2,181 b. Đo đạc độ võng các dầm chủ với tải trọng thử
Theo Thông tư số 84/2014/TT-BGTVT ngày 31/12/2014 của Bộ Giao thông Vận tải về Quy định về tổ chức giao thông và đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe qua cầu đường bộ, cần thiết phải xác định hệ số phân bố ngang thực tế của các dầm chủ ứng với các xe thử tải đối với các nhịp.
c. Nhịp 1, (L= 16,5m)
Trong các Hình 2.3 và 2.4 thể hiện các sơ đồ xếp tải và các vị trí thiết bị đo chuyển vị các dầm chủ tại tiết diện giữa nhịp theo phương dọc cầu và ngang cầu của nhịp 1.
Hình 2.3. Xếp tải tĩnh và thiết bị đo tại giữa nhịp 1 theo phương dọc cầu
Khi đo đạc được giá trị độ võng tại tiết diện giữa nhịp, hệ số phân bố ngang của từng dầm chủ thực tế được xác định. Giá trị hệ số phân bố ngang lớn nhất sẽ được sử dụng để đánh giá hiện trạng của kết cấu nhịp 1.
Hình 2.4. Các thế tải và thiết bị đo chuyển vị nhịp 1 theo phương ngang cầu d. Nhịp 2, (L= 16,5m)
Ở các Hình 2.5 và 2.6 thể hiện các sơ đồ xếp tải và các vị trí thiết bị đo chuyển vị các dầm chủ tại tiết diện giữa nhịp theo phương dọc cầu và ngang cầu của nhịp 2.
Hình 2.5. Xếp tải tĩnh và thiết bị đo tại giữa nhịp 2 theo phương dọc cầu
Hình 2.6.Các thế tải và thiết bị đo chuyển vị nhịp 2 theo phương ngang cầu Khi đo đạc được giá trị độ võng tại tiết diện giữa nhịp, hệ số phân bố ngang của từng dầm chủ thực tế được xác định. Giá trị hệ số phân bố ngang lớn nhất sẽ được sử dụng để đánh giá hiện trạng của kết cấu nhịp 2.
2.2.2.4 Kết quả đo
a. Kết quả đo ứng suất dầm chủ
Do kết cấu nhịp giản đơn, tiến hành đo ứng suất của dầm chủ tại mặt cắt L/2 của dầm, trên nhịp đo tất cả các dầm chủ, mỗi dầm bố trí 2 điểm đo: Một điểm đo tại đáy dầm và một điểm đo tại bản cánh của dầm.
Để tính ra ứng suất theo biến dạng đo được lấy môđun đàn hồi của bê tông dầm chủ là Eb ~ 34833.98Mpa tuơng ứng với cường độ bê tông f’c = 42.00Mpa (theo kết quả kiểm tra cuờng độ bêtông).
Bảng 2.4. Kết quả đo ứng suất hệ dầm chủ
Điểm đo Biến dạng tương đối Ứng
suất
e1 e2 e3 εtb σtb
x10-6 x10-6 x10-6 x10-6 (Mpa)
SƠ ĐỒ XẾP TẢI ĐỒNG TÂM
U1-1 58,33 60,42 60,42 59,72 2,08
U1-2 -14,58 -15,10 -15,10 -14,93 -0,52
U2-1 62,50 62,50 61,67 62,22 2,17
U2-2 -15,63 -15,63 -15,42 -15,56 -0,54
SƠ ĐỒ XẾP TẢI LỆCH TÂM
U1-1 56,25 56,25 56,25 56,25 1,96
U1-2 -14,06 -14,06 -14,06 -14,06 -0,49
U2-1 60,42 62,50 60,42 61,11 2,13
U2-2 -15,10 -15,63 -15,10 -15,28 -0,53
b. Nhận xét về kết quả đo:
Ứng suất kéo lớn nhất : 2.17 Mpa tại điểm đo U2-1 ở đáy dầm số 2 tính từ dầm biên phía thượng lưu khi xếp tải đồng tâm;
Ứng suất nén lớn nhất : -0.54 Mpa tại điểm đo U2-2 ở đỉnh dầm số 3 tính từ dầm biên phía thượng lưu khi xếp tải đồng tâm;
c. Kiểm tra ứng suất dầm chủ:
Ứng suất do tĩnh tải được tính theo mô hình lý thuyết bằng phần mềm Midas/Civil 2011. Kết cấu làm việc theo 2 giai đoạn:
Giai đoạn I (Giai đoạn chưa liên hợp): Sau khi thi công xong bản mặt cầu và bản mặt cầu chưa hình thành cường độ.
+ Đặc trưng hình học: Mặt cắt làm việc chỉ có dầm chủ.
+ Tải trọng tác dụng: Trọng lượng bản thân dầm chủ, dầm ngang, bản mặt cầu (tĩnh tải giai đoạn I), dự ứng lực.
Giai đoạn II (Giai đoạn liên hợp): Các tĩnh tải phần 2 như lan can, lề người đi, lớp phủ mặt cầu.
d. Tổng hợp kết quả tính ứng suất theo các giai đoạn làm việc của dầm:
Bảng 2.5. Ứng suất do tĩnh tải và dự ứng lực dầm T
Vị trí Ứng suất (Mpa)
Tĩnh tải Giai đoạn I
Dự ứng lực căng trước
Tĩnh tải
Giai đoạn II Tổng
Đáy dầm 10.10 -20.19 0.10 -9.99
Đỉnh dầm -4.13 -0.87 -0.03 -5.03
e. Kiểm tra ứng suất dầm chủ + Kiểm tra ứng suất đáy dầm:
+ Ứng suất tổng tại điểm bất lợi nhất (đáy dầm số 2 tính từ dầm biên phía thượng lưu khi xếp tải đồng tâm): -9.99Mpa (do tĩnh tải và dự ứng lực) + 2.17Mpa (do xe thử tải) = -7.82Mpa > 0.
Đáy dầm chịu nén.
+ Kiểm tra ứng suất đỉnh dầm:
+ Ứng suất tổng tại điểm bất lợi nhất (đỉnh dầm số 3 tính từ dầm biên phía thượng lưu khi xếp tải đồng tâm): -5.03Mpa (do tĩnh tải và dự ứng lực) + (-0.54)Mpa (do xe thử tải) = -5.57Mpa < 0.
Đỉnh dầm chịu nén.
Kết luận: Đáy dầm và đỉnh dầm đều chịu nén, dầm không bị nứt.
- Kiểm tra ứng suất nén:
- Theo Điều 5.9.4.2.1 của tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN 272-05 quy định giới hạn ứng suất nén của bêtông ở trạng thái giới hạn sử dụng sau mất mát cho cấu kiện dự ứng lực toàn phần: Đối với các cầu không xây dựng phân đoạn và do tổng của dự ứng lực hữu hiệu và các tải trọng thường xuyên gây ra không vượt quá 0,6f’c. Giới hạn ứng suất nén: 0,6f’c = 0,6 * 42.00 = 25.20Mpa.
- So sánh: 7.74Mpa (ứng suất nén lớn nhất) < 25.20Mpa (giới hạn ứng suất nén).
Ứng suất nén bất lợi nhất nằm trong giới hạn cho phép.
Kết luận: Bêtông dầm không bị nứt, ứng suất nén nằm trong giới hạn cho phép, kết cấu đảm bảo an toàn chịu lực đối với tải trọng thử.
2.2.2.5 Kết quả đo ứng suất tĩnh và kiểm tra ứng suất bản mặt cầu
a. Đo ứng suất cục bộ bản mặt cầu, trên nhịp bố trí 3 điểm đo tại mặt cắt giữa nhịp (theo phương ngang cầu), khối lượng thực hiện:
- Toàn cầu đo: 3 điểm đo/nhịp x 1 nhịp = 03 điểm đo.
- Để tính ra ứng suất theo biến dạng đo được lấy môđun đàn hồi của bêtông bản mặt cầu là Eb ~ 29440.10Mpa tương ứng với cường độ bê tông f’c=30.00Mpa (theo kết quả kiểm tra bê tông).
- Kết quả đo ứng suất bản mặt cầu:
Z
Bảng 2.6. Kết quả đo ứng suất bản mặt cầu nhịp
Điểm đo
Biến dạng tương đối Ứng suất
1 εtb σtb
x10-6 x10-6 x10-6 x10-6 (Mpa)
SƠ ĐỒ XẾP TẢI ĐÚNG TÂM
B1 29,17 25,00 29,17 27,78 0,82
B2 33,33 33,33 33,33 33,33 0,98
B3 29,17 31,25 29,17 29,86 0,88
- Để tính ra ứng suất theo biến dạng đo được lấy môđun đàn hồi của bêtông bản mặt cầu là Eb ~ 29440.10Mpa tương ứng với cường độ bê tông f’c=30.00Mpa.
Kết quả đo ứng suất bản mặt cầu: Biến dạng tương đối lớn nhất trong số các điểm đo ở mặt cầu đo được trong các lần xếp xe thử tải là 3.46x10-5. Ứng suất tương đương lớn nhất trong trường hợp bê tông bị nứt là 1.02Mpa.
Kiểm tra điều kiện chống nứt đối với bản mặt cầu bêtông cốt thép thường:
Kiểm tra ứng suất trong cốt thép bản mặt cầu:
+ Điều kiện tính duyệt (Theo điều 5.7.3.4-1 của 22TCN 272-05):
fs ≤ fsa = Z
(dcA)13
≤ 0.6fy
• Ứng suất trong cốt thép do xe thử tải : 4.69Mpa
• Ứng suất trong cốt thép do tĩnh tải : 5.68Mpa
• Tổng ứng suất trong cố thép : fs=10.37Mpa Điểm đo
Biến dạng tương đối Ứng suất
1 εtb σtb
x10-6 x10-6 x10-6 x10-6 (Mpa)
SƠ ĐỒ XẾP TẢI LỆCH TÂM
B1 29,17 25,00 25,00 26,39 0,78
B2 29,17 31,25 29,17 29,86 0,88
B3 33,33 37,50 33,33 34,72 1,02
• Giới hạn ứng suất trongcốt thép : fsa=144Mpa
• So sánh: fs = 10.37Mpa < fsa = 144Mpa Đạt
Kết luận: Ứng suất trong bản mặt cầu nằm trong phạm vi cho phép. Độ mở rộng vết nứt nằm trong phạm vi cho phép (≤0.2mm).
b. Kết quả đo ứng suất tĩnh và kiểm tra ứng suất dầm ngang:
Đo ứng suất cục bộ dầm ngang, trên nhịp bố trí 3 điểm đo khối lượng thực hiện:
- Toàn cầu đo: 3 điểm đo/nhịp x 1 nhịp = 03 điểm đo.
- Để tính ra ứng suất theo biến dạng đo được lấy môđun đàn hồi của bêtông dầm ngang là Eb 29440.10Mpa tương ứng với cường độ bê tông f’c=30.00Mpa (theo kết quả kiểm tra bê tông).
- Kết quả đo ứng suất dầm ngang:
Bảng 2.7. Kết quả đo ứng suất dầm ngang nhịp
Điểm đo
Biến dạng tương đối Ứng suất
1 εtb σtb
x10-6 x10-6 x10-6 x10-6 (Mpa)
SƠ ĐỒ XẾP TẢI ĐÚNG TÂM
DN1 20,21 16,04 20,21 18,82 0,55
DN2 24,38 24,38 24,38 24,38 0,72
DN3 20,21 22,29 20,21 20,90 0,62
SƠ ĐỒ XẾP TẢI LỆCH TÂM
DN1 20,21 16,04 16,04 17,43 0,51
DN2 20,21 22,29 20,21 20,90 0,62
DN3 24,38 28,54 24,38 25,76 0,76
Nhận xét:
+ Tổng độ mở rộng vết nứt do tĩnh tải và tải trọng thử trong quá trình đo tại các vị trí dầm ngang nhỏ hơn giá trị cho phép (<0.2mm).
+ Ứng suất trong cốt thép trong dầm ngang tương ứng với các biến dạng đo được tại các điểm kiểm tra đều nhỏ hơn giá trị cho phép.
Kết luận: Dầm ngang làm việc an toàn với tải trọng thử.
c. Kết quả đo độ võng kết cấu nhịp do hoạt tải thử đặt tĩnh:
- Đo độ võng của dầm chủ tại mặt cắt L/2 của dầm, trên nhịp đo tất cả các dầm, mỗi dầm bố trí 1 điểm đo.
- Toàn cầu đo: 1 điểm đo/dầm x 3 dầm /1 nhịp x 1 nhịp = 3 điểm đo - Kết quả đo độ võng trong hệ dầm khi xếp tải trọng thử:
Bảng 2.8.Kết quả đo độ võng
Vị trí Lần 1 (mm) Lần 2 (mm) Lần 3 (mm) TB (mm) HS PBN SƠ ĐỒ XẾP TẢI ĐỒNG TÂM
Dầm 1 3,69 3,82 3,82 3,78 0,394
Dầm 2 3,96 3,96 3,90 3,94 0,411
SƠ ĐỒ XẾP TẢI LỆCH TÂM
Dầm 1 3,56 3,56 3,56 3,56 0,371
Dầm 2 3,82 3,96 3,82 3,87 0,403
Nhận xét kết quả đo độ võng:
+ Độ võng lớn nhất: 3.96 mm tại dầm số 3 tính từ dầm biên phía thượng lưu khi xếp tải lệch tâm.
+ Hệ số phân bố ngang lớn nhất đối với dầm chính: 0.411.
d. Kiểm tra độ võng do hoạt tải đặt tĩnh nhịp 16.5m:
+ Độ võng cho phép theo Điều 2.5.2.6.2 của 22TCN 272-05: [f] = Ltt/800.
+ Chiều dài nhịp tính toán: Ltt=16.5 m-2*0.3m=15.9m.
+ Độ võng cho phép: [f]=Ltt/800=15900/800=19.875mm.
+ Độ võng lớn nhất do hoạt tải đặt tĩnh: fmax=3.96mm; so sánh: fmax<[f].
Kết luận: Độ võng của các dầm nằm trong phạm vi cho phép. Kết cấu đảm bảo độ cứng theo phương dọc cầu.
e. Đo dao động của kết cấu nhịp, mố:
- Tải trọng thử động sử dụng 1 xe thử tải trong các xe thử tải chạy qua cầu với tốc độ 25 ÷ 30 km/h để tạo lực kích thích các bộ phận của cầu dao động.
- Dao động được đo bằng hệ thống thiết bị đo chuyên dụng bao gồm: đầu đo gia tốc, bộ nguồn, máy đo rung và thiết bị hiển thị.
- Với mỗi lần đo dao động, kết quả hiển thị có đồ thị kèm theo:
Bảng 2.9. Kết quả đo dao động Nhịp Phương đo dao
động
f (Hz) T (s) Amax (mm) Amin (mm)
Nhịp 1 Nằm ngang
ngang cầu 5.66 0.18 0.1459 0.1345
Nằm ngang dọc
cầu 4.88 0.20 0.2298 0.2159
Thẳng đứng 4.88 0.20 1.8840 1.5660
Mố M1 Nằm ngang
ngang cầu 5.66 0.18 0.0472 0.0485
Nằm ngang dọc
cầu 4.88 0.20 0.0431 0.0485
Thẳng đứng 4.88 0.20 0.0520 0.0575
Mố M2 Nằm ngang
ngang cầu 10.93 0.09 0.0737 0.0741
Nằm ngang dọc
cầu 4.95 0.20 0.0438 0.0435
Thẳng đứng 4.81 0.21 0.0353 0.0469
Nhận xét kết quả đo dao động:
- Hệ số xung kớch tớnh theo lý thuyết (1+à)Lýthuyết = 1 + 0,0075(45 - λ)= 1.156 - Hệ số xung kích đo được theo phương thẳng đứng : 1+IM =1.092
- Chu kỳ dao động theo phương thẳng đứng của các bộ phận cầu không nằm trong phạm vi cộng hưởng 0.45 < T < 0.6s. Chu kỳ dao động theo phương nằm ngang không trùng hoặc bằng bội số của chu kỳ dao động riêng theo phương thẳng đứng.
- Hệ số xung kích đo được nhỏ hơn hệ số xung kích theo quy trình
- Biên độ dao động lớn nhất của Mố đều nhỏ hơn 0.7mm. Tình trạng chịu lực của mố vẫn tốt.
- Kết quả đo độ võng tĩnh của dầm (độ vồng):
Bảng 2.10. Kết quả đo độ vồng
Dầm số Khoảng cách
Cao độ rung bình (mm)
Độ vồng tĩnh(mm) Đầu Dầm Giữa dầm Cuối Dầm
Dầm 1 1322 1556 1718 1520 36,00
Dầm 2 1328 1564 1725 1527 37,50
Nhận xét kết quả đo độ võng tĩnh:
Độ võng tĩnh của dầm đều lớn hơn 0, chứng tỏ vẫn còn dự ứng lực trong dầm.
Dầm vẫn làm việc tốt.
f. Kết quả kiểm tra cường độ và độ đồng nhất của bê tông:
Kiểm tra đánh gia chất lượng bê tông của các bộ phận: dầm chủ, dầm ngang, bản mặt cầu bằng phương pháp kết hợp máy siêu âm và súng bật nẩy:
+ Dùng súng bắn bê tông để xác định cường độ bê tông.
+ Dùng máy siêu âm để xác định cường độ bê tông.
Bảng 2.11.Kết quả cường độ và vận tốc siêu âm
Cấu kiện Cường độ (kG/cm2)
Vận tốc truyền xung
siêu âm (Km/s)
Hệ số đồng nhất về cườngđộ
Hệ số đồng nhất về siêu âm
Đánh giá
Cường độ
HS đồng nhất
về cường độ
HS đồng nhất về siêu âm
DẦM CHỦ NHỊP 1 : 16.5m
Dầm2-1 542.2 4.752 0.918 0.944 Đạt Đạt Đạt
Dầm2-2 525.9 4.622 0.942 0.922 Đạt Đạt Đạt
Dầm2-3 548.8 4.640 0.941 0.918 Đạt Đạt Đạt
Dầm2-4 535.7 4.559 0.917 0.919 Đạt Đạt Đạt
DẦM NGANG NHỊP 1
DN 351.3 3.968 0.925 0.928 Đạt Đạt Đạt
BẢN MẶT CẦU NHỊP 1: 24.54m
BMC-1 341.7 4.315 0.902 0.935 Đạt Đạt Đạt
BMC-2 358.7 4.108 0.912 0.944 Đạt Đạt Đạt
BMC-3 345.1 4.246 0.855 0.924 Đạt Đạt Đạt
BMC-4 365.5 4.119 0.914 0.897 Đạt Đạt Đạt
MỐ CẦU
Mố 1-1 348.5 3.985 0.920 0.944 Đạt Đạt Đạt
Mố 1-2 342.8 3.799 0.888 0.937 Đạt Đạt Đạt
Mố 2-1 334.3 3.787 0.921 0.929 Đạt Đạt Đạt
Mố 2-2 354.2 3.761 0.892 0.923 Đạt Đạt Đạt
Nhận xét kết quả đo cường độ và đo xung siêu âm bê tông :
- Dựa trên kết quả đo xung siêu âm sẽ tính được độ đồng nhất của bê tông. Việc đánh giá chất lượng bê tông dựa trên độ truyền sóng siêu âm trong bê tông và độ đồng nhất.
- Tiêu chuẩn Việt Nam không quy định cách đánh giá chất lượng bê tông theo vận tốc truyền xung siêu âm, tham khảo tiêu chuẩn của Vương Quốc Anh như sau :
+ V < 2 Km/s : Chất lượng bê tông kém.
+ 2 Km/s < V < 3 Km/s : Chất lượng bê tông trung bình.
+ 3 Km/s < V < 4 Km/s : Chất lượng bê tông tốt.
+ 4 Km/s < V : Chất lượng bê tông rất tốt.
- Cường độ bê tông trung bình khi chưa xét đến tuổi của bê tông : + Dầm chủ nhịp 1 : 525.9 ÷ 548.8 kG/cm2→ Đạt
+ Dầm ngang nhịp 1 : 351.3 ÷ 351.3 kG/cm2→ Đạt + Bản mặt cầu nhịp 1 : 341.7 ÷ 365.5 kG/cm2→ Đạt + Mố cầu : 334.3 ÷ 354.2 kG/cm2→ Đạt.
- Vận tốc truyền xung siêu âm trung bình:
+ Dầm chủ nhịp 1: V = 4.559 ÷ 4.752 Km/s → Chất lượng bêtông rất tốt.
+ Dầm ngang nhịp 1: V = 3.968 ÷ 3.968 Km/s → Chất lượng bêtông tốt.
+ Bản mặt cầu nhịp 1: V = 4.108 ÷ 4.315 Km/s → Chất lượng bêtông rất tốt.
+ Mố cầu : V = 3.761 ÷ 3.985 Km/s → Chất lượng bêtông tốt.
- Độ đồng nhất bê tông đo được tại các vị trí ngẫu nhiên của các bộ phận kiểm tra đều đạt trên 0.7 → Đạt yêu cầu.
- Căn cứ vào vận tốc siêu âm và hệ số đồng nhất thống kê trong bảng trên có thể kết luận bê tông tại các bộ phận kết cấu đo của cầu đảm bảo chất lượng và yêu cầu về độ đồng nhất.
2.2.2.6. Kiểm toán đánh giá cầu a. Tổ hợp và hệ số tải trọng
Đánh giá khả năng chịu lực của kết cấu cầu dưới tác dụng của các tải trọng:
Tĩnh tải DC: trọng lượng bản thân của dầm dọc, dầm ngang, lề người đi bộ, lan can;