Đo cường độ bê tông bằng súng bật nẩy

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng chịu uốn của dầm bê tông cốt thép có số liệu đầu vào dạng khoảng (Trang 47 - 54)

CHƯƠNG 3. Đ NH GI KHẢ NĂNG CHỊU UỐN CỦA DẦM BÊ TÔNG CỐT THÉP CHO KHU KH M BỆNH CỦA BỆNH VIỆN ĐA ĐA KHOA TỈNH KHÁNH HÒA

3.1. Đo đạc hiện trường

3.1.2. Đo cường độ bê tông bằng súng bật nẩy

Trong thí nghiệm đo đạc hiện trường này, cường độ bê tông tại thời điểm hiện tại đƣợc xác định bằng súng bật nẩy. Súng đƣợc sử dụng là mẫu C181N của Italy với các thông số kỹ thuật nhƣ sau:

Xuất xứ: Control – Italy Model: C181N

Thang đo trên súng bật nẩy: 10 – 100N/mm2 Lực bật nẩy: 2.207J

Kích thước: 33 x 10 x 10cm

Hình 3.4. Súng bật nẩy C181N

Phương pháp sử dụng súng bật nẩy:

Để súng bật nẩy bê tông có độ bền tốt nhất và hiệu quả công việc tốt nhất thì việc biết sử dụng súng bật nẩy đúng cách là điều rất quan trọng, cụ thể nhƣ sau:

1. Chuẩn bị

Lấy súng bật nẩy bê tông ra và nhẹ nhàng đặt đầu piston vào một bề mặt đủ cứng rồi nhấn piston vào trong, khi đó piston sẽ đƣợc giải phóng khỏi chốt giữ và đẩy ra, khi đó búa thử cường độ bê tông đã sẵn sàng để sử dụng.

Lưu ý: nhả piston ra một cách từ từ.

2. Sử dụng

Khi sử dụng súng bật nẩy bê tông để kiểm tra mác bê tông thông thường có 2 cách để đọc kết quả:

Cách thứ nhất:

Đặt đầu piston vào mẫu thử và nhấn gia tăng áp lực cho đến khi búa đóng đƣợc giải phóng (có tiếng va chạm), nhấn và giữ nguyên búa thử cường độ bê tông rồi đọc kết quả giá trị bật nẩy trên thang đo.

Khi lấy súng bật nẩy bê tông ra khỏi bề mặt mẫu piston sẽ tự đẩy ra hoàn toàn và sẵn sàn cho lần kiểm tra tiếp theo.

Lưu ý: Khi sử dụng cách này không cần nhấn nút giữ Cách thứ hai:

Đặt đầu piston vào mẫu thử và nhấn gia tăng áp lực cho đến khi búa đóng đƣợc giải phóng (có tiếng va chạm) thì nhấn nút giữ ngay và lấy súng bật nẩy bê tông lên đọc kết quả giá trị bật nẩy trên thang đo.

Lưu ý: Với cách này thì khi nút giữ được sử dụng pisston sẽ được giữ lại bên trong súng khi lấy ra khỏi bề mặt mẫu, để sử dụng cho lần tiếp theo hãy quay trở lại thao tác như bước 1 chuẩn bị ở trên.

3. Đọc kết quả

Giá trị bật nẩy trên thang đo khi sử dụng theo 3 phương hướng lên, xuống và ngang sẽ tương ứng với đồ thị đường cong của biểu đồ ghi trên súng.

Lưu ý: Để có kết quả tương đối chính xác nên lấy khoảng 15 giá trị bật nẩy đƣợc kiểm tra có sự thay đổi điểm tiếp xúc mẫu với khoảng cách 2-3cm, kết quả đƣợc cho là đáng tin cậy nếu khoảng 10 kết quả giá trị bật nẩy đọc đƣợc sai số không nhiều và nằm trong phạm vi sai số trung bình.

Phương pháp xác định cường độ nén bằng súng bật nẩy

Đo đạc xác định cường độ nén bê tông bằng súng bật nẩy tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 9334: 2012.

Không áp dụng tiêu chuẩn TCVN 9334: 2012 trong các trường hợp sau:

Đối với bê tông có cường độ nén dưới 10 MPa và trên 50 MPa

Đối với bê tông dùng các loại cốt liệu lớn có kích thước trên 40 mm (Dmax >

40mm).

Đối với bê tông bị nứt, rỗ hoặc có các khuyết tật

Đối với bê tông bị phân tầng hoặc là hỗn hợp của nhiều loại bê tông khác nhau.

Đối với bê tông bị hoá chất ăn mòn và bê tông bị hoả hoạn.

Không đƣợc dùng tiêu chuẩn này thay thế yêu cầu đúc mẫu và thử mẫu nén

Hình 3.5. Kiểm tra súng bắn bê tông tại hiện trường

Hình 3.6. Đo cường độ bê tông dầm tại hiện trường

Cường độ bê tông của dầm D1 được tiến hành đo đạc 02 lần, kết quả 02 lần đo đƣợc phân tích thép theo mô hình phân phối chuẩn và đƣợc tổng hợp trong các bảng bên dưới đây:

Bảng 3.1. Kết quả đo đạc xác định cường độ bê tông của dầm D1 –14/4/2018

STT Vùng thử

Cường độ bê tông sau hiệu chuẩn

(N/mm2)

Ghi chú

1 MẶT CẮT 1/ VÙNG 1 10.6197

2 MẶT CẮT 1/ VÙNG 2 10.8920

3 MẶT CẮT 1/ VÙNG 3 10.7830

4 MẶT CẮT 2/ VÙNG 1 11.4366

5 MẶT CẮT 2/ VÙNG 2 10.6741

6 MẶT CẮT 2/ VÙNG 3 10.6197

7 MẶT CẮT 2/ VÙNG 4 10.7286

8 MẶT CẮT 3/ VÙNG 1 10.2384

9 MẶT CẮT 3/ VÙNG 2 10.8375

10 MẶT CẮT 3/ VÙNG 3 11.0009

Kết quả phân tích hàm mật độ xác suất của cường độ bê tông - 14/4/2018

Hình 3.7. Kết quả phân tích thống kê cường độ bê tông theo mô hình phân phối chuẩn- 14/4/2018

Hình 3.8. Hàm mật độ phân phối chuẩn của cường độ bê tông – 14/4/2018

Bảng 3.2. Kết quả đo đạc xác định cường độ bê tông của dầm D1 – 10/5/2018

STT Vùng thử

Cường độ bê tông sau hiệu chuẩn

(N/mm2)

Ghi chú

01 MẶT CẮT 1/ VÙNG 1 10.9464

02 MẶT CẮT 1/ VÙNG 2 10.7286

03 MẶT CẮT 1/ VÙNG 3 11.4910

04 MẶT CẮT 2/ VÙNG 1 10.3474

05 MẶT CẮT 2/ VÙNG 2 11.5455

06 MẶT CẮT 2/ VÙNG 3 10.4018

07 MẶT CẮT 2/ VÙNG 4 11.2187

08 MẶT CẮT 3/ VÙNG 1 11.5999

09 MẶT CẮT 3/ VÙNG 2 10.4563

10 MẶT CẮT 3/ VÙNG 3 10.2929

Kết quả phân tích hàm mật độ xác suất của cường độ bê tông - 10/5/2018

Hình 3.9. Kết quả phân tích thống kê cường độ bê tông theo mô hình phân phối chuẩn- 15/5/2018

Hình 3.10. Hàm mật độ phân phối chuẩn của cường độ bê tông –10/5/2018

Như vậy, sau mỗi lần đo đạc, giá trị cường độ bê tông có thay đổi, ta chấp nhận giá trị cường độ bê tông là biến ngẫu nhiên có dạng phân phối chuẩn, với kỳ vọng Rb và độ lệch chuẩn Rblà các giá trị biên thiên trong một khoảng nhất định:

10,824 10,859 ( )

Rb Rb Rb MPa

    

  0,38447 0, 44779 ( )

Rb Rb Rb MPa

     

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng chịu uốn của dầm bê tông cốt thép có số liệu đầu vào dạng khoảng (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)