6.1. Lắp đặt và điều chỉnh máy.
Tuổi thọ và chất lượng của máy phụ thuộc rất nhiều vào những phương pháp sử
dụng và bảo quản nó. Nếu tổ chức sử dụng và bảo quản hợp lí, máy ó thể làm trong một thời gian dài. Do đó, vấn đề sử dụng và bảo quản máy, ngoài tính chất kỹ thuật nó còn có ý nghĩa kinh tế rất lớn.
Đối với cán bộ điều hành cần am hiều những vấn đề cơ bản về sử dụng và bảo quản hợp lí, để có thể giải quyết tốt những vấn đề kĩ thuậy trong khi điều hành sản xuất.
Tính toán, sắp xếp vị trí rong công trường, đảm bảo an toàn và thao tác thuận tiện cho công nhân, đảm bảo việc điều chỉnh và thay thế dễ dàng các chi tiết trong máy.
Đối với công nhân trực tiếp đứng máy cần phải nắm vũng nguyên lý hoạt động của máy, nguyên tắc vận hành, bảo dưỡng và sữa chữa máy.
6.1.1. Lắp ráp máy.
Sau khi đã chế tạo tất cả các chi tiết của máy ta tiến hành lắp các bộ phận máy theo yêu cầu. Từ các cụm bộ phận này, ta ghép chúng lại với nhau để được như máy đã thiết kế.
+ Thứ tự lắp đặt máy :
- Lắp các chi tiết vào trục hộp giảm tốc như bánh răng, lắp các ổ bi vào trục, vòng chắn. Lắp các trục này vào thân của hộp giảm tốc như bánh răng, lắp các ổ bi vào trục, vòng chắn. Lắp các trục này vào thân của hộp giảm tốc.
- Lắp các chi tiết vào trục của bộ truyền ngoài, lắp các ổ bi vòng chắn. Lắp cắc trục này vào vỏ bộ truyền ngoài.
- Lắp cụm cơ cấu cắt.
- Lắp động cơ vào giá máy.
- Lắp hộp giảm tốc vào giá máy.
- Lắp bộ truyền ngoài vào giá máy.
DUT.LRCC
- Nói trục của hộp giảm tốc với bộ truyền ngoài thông qua li hợp ma sát côn.
- Lắp ráp cơ cấu cắt.
- Lắp mâm uốn vào trục ra.
- Lắp các cơ cấu phụ, lắp bộ truyền đai, lắp puli vào động cơ.
- Xiết chặt các bu lông, kiểm tra lần cuối để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về máy.
6.1.2. Chạy thử máy.
Mục đích của chạy thử :
- Kiểm tra lại các thông số cơ bản của máy.
- Điều chỉnh lại máy cho phù hợp với yêu cầu thiết kế. Các sản phẩm trong quá trình chạy thử được kiểm tra và đánh giá chất lượng. Quá trình điều chỉnh chỉ dừng lại sau khi chất lượng sản phẩm đã đạt được các yêu cầu kỹ thuật đề ra. Sauk hi chạy thử, kiểm tra lần cuối chất lượng máy, xem có đạt yêu cầu đề ra hay không, đánh giá một cách chính xác mới tiến hành đưa vào sử dụng.
6.1.3. Hướng dẫn sử dụng máy.
Trước khi làm việc công nhân cần kiểm tra toàn bộ máy như phần điện, kiểm tra các bu long, đai ốc, vít khớp, nối trục,..
Công nhân đứng sau máy là người nắm được tính năng kỹ thuật của máy.
Sauk hi máy không làm việc phải tiến hành thu dọn, lau chúi, kiểm tra lại máy và bảo quản máy.
6.2. Bảo dưỡng máy trong quá trình sử dụng.
Sau một thời gian làm việc, các chi tiết máy bị mòn và do đó làm giảm chất lượng của sang, ảnh hưởng tới năng suất máy, làm cho các thông số kỹ thuật không được bảo đảm, nhiều khi gây hư hỏng bất ngờ, làm gây chi tiết máy.
Để làm chậm quá trình hao mòn, đảm bảo trạng thái làm việc bình thường ta phải tiếng hành bảo dưỡng và sữa chữa máy trong mọt thời gian nhất địng. Tức là thực hiện sữa chữa dự phòng theo kế hoạch. Đay là phương pháp bảo dưỡng và sữa chữa tiên tiến nhất, đảm bảo sử dụng máy có hiểu quả và năng suất cao nhất.
6.2.1. Bảo dưỡng và sữa chưa từng ngày.
- Bảo dưỡng : trước lúc làm việc, công nhân phải kiểm tra các chi tiết máy quan trọng đảm bảo bề mặt sạch sẽ tránh bụi. Bôi trơn bề mặt chuyển động của trục quay, bôi trơn ổ bi.
DUT.LRCC
- Trước khi nghỉ việc một ca công nhân phải lau chùi sạch sẽ.
- Kiểm tra : để khắc phục và phát hiện những thiếu sót nhỏ, bất thường xảy ra trong quá trình cắt uốn nhằm ngăn ngừa sự cố hư hỏng các bộ phận của máy và giảm chi phí sữa chữa. Đi đôi đó phát hiện những hư hỏng lớn, kịp thời sữa chữa.
6.2.2. Kiểm tra định kỳ.
- Kiểm tra kết cấu định kỳ nhằm xác định trạng thái khả năng làm việc của các chi tiết máy hay bộ phận máy mà không cần đến tháo lắp, xét độ rơ, độ mòn, thiếu xót ghi vào phiếu kiểm tra.
-Kiểm tra chính xác định kỳ chung sau kích thước và chuyển động của các chi tiết máy bằng các dụng cụ đo cần thiết như kiểm tra các bánh răng ăn khớp, các ổ bi.
6.2.3. Sữa chữa định kỳ theo kế hoạch.
a. Sữa chữa nhỏ.
Sữa chữa nhỏ là nhằm khắc phục hư hỏng nhỏ và thay thế những chi tiết bị mòn nhanh. Sữa chưa máy chỉ tháo từng bộ phận và chỉ làm trong thời gian ngắn.
Công việc chủ yếu của sữa chữa nhỏ là :
- Khảo sát toàn máy, tháo bộ phận chủ yếu của máy như bộ phận cắt, hộp giảm tốc.
- Thay và bơm mỡ vào các nút mỡ.
- Thay các chi tiết bị mòn như bánh răng, ổ bi.
- Kiểm tra tiếng ồn, chất lượng sản phẩm.
Sauk hi sữa chữa xong cho máy chạy thử.
b. Sữa chữa vừa.
- Tháo tất cả các bộ phận máy ra và sữa chữa.
- Sơn lại toàn máy.
- Kiểm tra sữa chữa động cơ điện.
- Kiểm tra độ cứng vững của toàn bộ hệ thống, độ cứng vững của trục.
- Kiểm tra lại toàn bộ chính xác và toàn bộ chất lượng sản phẩm.
c. Sữa chữa lớn.
- Sữa chữa và làm lại toàn bộ máy như ban đầu, đồng thơi kết hợp cải tiến và hiện đại máy. Sữa chữa lớn được tiến hành tại phân xưởng sữa chữa và phòng kỹ thuật có trách nhiệm kiểm tra chất lượng máy.
DUT.LRCC
KẾT LUẬN
Trong thời gian 3 tháng làm đề tài tốt nghiệp đã giúp em hệ thống lại kiến thức đã học đê ứng dụng vào việc thiết kế. Ngoài ra còn giúp em nắm vững hơn những yêu cầu cần thiết trong thiết kế, chế tạo sản phẩm cơ khí về kỹ thuật sản xuất và tổ chức nhằm đạt các chi tiêu kinh tế kỹ thuật trong điều kiện và quy mô sản xuất cụ thể.
Với sự nổ lực của bản thân và sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy hướng dẫn Hoàng Minh Công và các thầy trong Khoa Cơ Khí, em đã hoàn thành nhiệm vụ thiết kế. Tuy nhiên do khả năng và thời gian có hạn, tài liệu tham khảo còn hạn chế nên việc thiết kế toàn bộ máy không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong quý thầy cô góp ý để bổ sung các thiếu sót.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 06 tháng 12 năm 2019 Sinh viên thiết kế
Hà Bửu Hoan
DUT.LRCC