Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Trang 33 - 36)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư; đồng thời thể hiện quyết tâm trong việc thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc mà Việt Nam đã cam kết.

Để tạo sự chuyển biến trong công tác giảm nghèo, Nhà nước phải định hướng giảm nghèo bền vững, việc định hướng giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước hoạch định được các chiến lược dài hạn, trung hạn và đề ra các mục tiêu cần thực hiện góp phần thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.

Tùy theo từng thời kỳ, giai đoạn Đảng ta luôn xác định mục tiêu và những định hướng để thực hiện công tác giảm nghèo bền vững hiệu quả, những định hướng trên của Đảng đã được Quốc hội, Chính phủ cụ thể hóa bằng hệ thống văn bản pháp luật về cơ chế chính sách, các chương trình dự án về giảm nghèo bền vững, trên cơ sở đó chính quyền các cấp đã đưa ra những định hướng riêng dựa trên định hướng của Trung ương, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để nhằm quản lý và tổ chức triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững đảm bào đồng bộ và đem lại hiệu lực, hiệu quả cao.

34

Có thể thấy rằng chính những định hướng của nhà nước s đảm bảo các chương trình, dự án về giảm nghèo bền vững đi đúng hướng, thông qua đó vạch ra những cách đi, bước làm cụ thể dựa trên các nguồn lực để góp phần nâng cao cuộc sống của người dân và giảm nghèo nhanh và bền vững.

Chính những định hướng của nhà nước là tiền đề, là yếu tố cơ bản nhất nhằm đảm bảo cho chương trình giảm nghèo bền vững luôn đi đúng con đường và mục tiêu đã đề ra góp phần thực hiện thành công chương trình giảm nghèo bền vững theo từng thời kỳ và giai đoạn.

1.2.2. trợ nh m gi m ngh o ền v ng

Trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo bền vững sự hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng là vô cùng cần thiết, đây là vấn đề cơ bản và cốt l i đảm bảo cho việc thực hiện các chương trình, dự án đối với người nghèo được thực hiện đồng bộ, thông suốt và đem lại hiệu quả cao.

Sự hỗ trợ của nhà nước trong công tác giảm nghèo bền vững rất đa dạng và phong phú trải đều trên tất cả các lĩnh vực như hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề, vay vốn, giáo dục, y tế, xây dựng kết cấu hạ tầng thông qua sự hỗ trợ giúp cho các hộ nghèo có điều kiện tiếp cận với các nguồn lực, đây chính là đòn bẩy để người nghèo nhanh chóng vươn lên thoát nghèo bền vững, nhưng bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước thì chính bản thân người nghèo cũng cần có động lực để vươn lên tránh ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước.

Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước, các cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân các tổ chức trong và ngoài nước đã đóng góp to lớn vào sự thành công của công tác giảm nghèo bền vững hiện nay, thông qua các hình thức như hỗ trợ về vốn, các chương

35

trình .đối với người nghèo, sự hỗ trợ này cùng với sự hỗ trợ tích cực của nhà nước đã góp phần vào sự thành công của công tác giảm nghèo bền vững.

1.2.3. n thiệp v o các hoạt đ ng phát triển inh t – h i để gi m ngh o ền v ng theo chương tr nh mục tiêu đ được ác đ nh

Xét tình hình thực tế, khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới thì sự phân hóa giàu nghèo diễn ra rất nhanh nếu không tích cực giảm nghèo và giải quyết tốt các vấn đề xã hội khác thì khó có thể đạt được mục tiêu xây dựng một cuộc sống ấm no về vật chất, tốt đẹp về tinh thần, vừa phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừa tiếp thu được yếu tố lành mạnh và tiến bộ của thời đại.

Do đó trong chính sách phát triển kinh tế -xã hội ở bất kỳ một thời kỳ nào, nhà nước cũng phải xây dựng được các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có chương trình giảm nghèo quốc gia. Giảm nghèo bền vững không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần, mà nó còn là vấn đề kinh tế -xã hội quan trọng, do đó nhà nước cần can thiệp vào các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội để giảm nghèo bền vững theo chương trình, mục tiêu đã được xác định.

Xuất phát từ điều kiện thực tế nước ta hiện nay, giảm nghèo về kinh tế là điều kiện tiên quyết để giảm nghèo về văn hóa, xã hội .Vì vậy, nhà nước luôn phải đề ra những cách thức,phương pháp tùy vào từng thời kỳ, từng địa phương để tác động vào hoạt động kinh tế-xã hội nhằm đảm bảo chương trình giảm nghèo bền vững mang lại hiệu quả cao nhất, như nhà nước tiến hành đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển công nghiệp, mở rộng thị trường, nhất là vùng nông thôn, tạo việc làm tại chỗ, thu hút lao động vào sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ, phát triển giáo dục, y tế, đây được xem là những cách tác động cơ bản và là con đường để giảm nghèo nhanh và bền vững.

36

Trong công tác giảm nghèo nhanh và bền vững hiện nay, vai trò của Nhà nước là rất cần thiết khách quan, vì đảm bảo an ninh lương thực cho toàn xã hội, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, chú trọng nghiên cứu thị trường, đảm bảo việc thông tin kịp thời, mở rộng các hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp phù hợp với điều kiện sản xuất của các vùng khác nhau, đáp ứng yêu cầu của người nghèo. Xây dựng chiến lược phòng chống thiên tai nhằm giảm thiểu thiệt hại và ổn định sản xuất cũng như cuộc sống dân cư trong vùng thường xuyên bị thiên tai. Một điều cần thiết là vai trò của nhà nước trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế-xã hội với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm cho mọi người dân, nhất là người nghèo đều được sống trong một môi trường trong sạch và lành mạnh.

Ngoài ra còn có thể nói rằng nhà nước không can thiệp vào các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội thì s không chủ động giải quyết được xu hướng gia tăng phân hóa giàu nghèo, có nguy cơ đẩy tới phân hóa giai cấp với hậu quả là sự bần cùng hóa và do vậy s đe dọa tình hình ổn định chính trị và xã hội làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển kinh tế -xã hội. Không giải quyết thành công vấn đề giảm nghèo s không thể thực hiện được công bằng xã hội và sự lành mạnh xã hội nói chung. Như thế mục tiêu phát triển và phát triển bền vững s không thể thực hiện được. Do đó, nhà nước phải là chủ đạo trong việc can thiệp vào các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội theo chương trình, mục tiêu đã đề ra, là tiền đề để giảm nghèo nhanh và bền vững góp phần đưa nước ta đạt tới trình độ phát triển tương đương với quốc tế và khu vực, thoát khỏi nguy cơ lạc hậu và tụt hậu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)