Khái quát chung về tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Trang 57 - 70)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Khái quát chung về tỉnh Bình Dương

- Đặc điểm tự nhiên

Bình Dương được chia tách, tái lập từ tỉnh Sông Bé ngày 01/01/1997, là một tỉnh thuộc Đông Nam Bộ, Bình Dương nằm hoàn toàn trong nội địa, không giáp biển và cũng không có đường biên giới giáp với các nước láng giềng. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai. Theo Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ, tỉnh Bình Dương có diện tích tự nhiên là 2.694,43 km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ). Cơ cấu hành chính của tỉnh gồm 09 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm: thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo) và 91 đơn vị hành chính cấp xã (48 xã, 41 phường, 02 thị trấn).

Về giao thông: Bình Dương là một tỉnh có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy rất quan trọng nối liền giữa các vùng trong và ngoài tỉnh. Trong hệ thống đường bộ, nổi lên đường quốc lộ 13 – con đường chiến lược cực kỳ quan trọng xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, chạy suốt chiều dài của tỉnh từ phía nam lên phía bắc, qua tỉnh Bình Phước và nối Vương quốc Campuchia đến biên giới Thái Lan. Đây là con đường có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự và kinh tế. Đường quốc lộ 14, từ Tây

58

Ninh qua Dầu Tiếng đi Chơn Thành, Đồng Xoài, Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) xuyên suốt vùng Tây Nguyên bao la, là con đường chiến lược quan trọng cả trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước. Ngoài ra còn có liên tỉnh lộ 1A từ Thủ Dầu Một đi Phước Long (Bình Phước); Liên tỉnh lộ 13 từ Chơn Thành đi Đồng Phú, Dầu Tiếng; liên tỉnh lộ 16 từ Tân Uyên đi Phước Vĩnh; lộ 14 từ Bến Cát đi Dầu Tiếng ... và hệ thống đường nối thị xã với các thị trấn và điểm dân cư trong tỉnh, cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 km – 15 km. Về hệ thống giao thông đường thủy, Bình Dương nằm giữa 3 con sông lớn, nhất là sông Sài Gòn. Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Bình Dương trở thành đầu mối giao lưu của các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên với thành phố Hồ Chí Minh, thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội toàn diện.

Về Khí hậu: Khí hậu ở Bình Dương cũng như chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam Bộ, nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định, trong năm phân chia thành hai mùa r rệt: mùa khô và mùa mưa.

Về Tài nguyên thiên nhiên: Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai màu mỡ, nên rừng ở Bình Dương xưa rất đa dạng và phong phú về nhiều chủng loài. Cùng với những giá trị quý giá về tài nguyên rừng, Bình Dương còn là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi chứa đựng nhiều loại khoáng sản phong phú tiềm ẩn dưới lòng đất. Bình Dương có nhiều đất cao lanh, đất sét trắng, đất sét màu, sạn trắng, đá xanh, đá ong nằm rải rác ở nhiều nơi, nhưng tập trung nhất là ở các huyện: Tân Uyên, Thuận An, Dĩ An, thị xã Thủ Dầu Một đó chính là cái nôi để các ngành nghề truyền thống ở Bình Dương sớm hình thành như gốm sứ, điêu khắc, mộc, sơn mài...

- Điều kiện kinh tế-xã hội

59

Trong những năm qua, tỉnh Bình Dương đã phát huy những mặt mạnh và tiềm năng vốn có của mình để đạt đươc những thành tựu vững chắc về kinh tế và xã hội.

Kinh tế- xã hội của tỉnh Bình Dương đã phát triển mạnh m từ một tỉnh chủ yếu sản xuất nông nghiệp thuần nông nay đã phát triển mạnh m về công nghiệp và tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá.Tuy nhiên, công nghiệp chỉ phát triển ở các huyện phía bắc, trong khi đó các huyện phía nam 80% diện tích là phát triển nông nghiệp.

Dân số của tỉnh Bình Dương là 1.802.500 người, mật độ dân số khoảng 669người/km2 (Tổng cục Thống kê – tháng 10/2014), dân số phân bố không đồng đều giữa các vùng, trong đó dân số nông thôn chiếm đa số 64,1%, dân số thành thị chỉ chiếm 35,9%. Trên địa bàn Bình Dương có khoảng 15 dân tộc, nhưng đông nhất là người Kinh và sau đó là người Hoa, người Khơ Me

Trong những năm gần đây, kinh tế phát triển cũng làm thay đổi bộ mặt nông thôn và thúc đẩy quá trình đô thị hóa, đem lại cuộc sống sung túc cho người dân. Nhờ đó mà thu nhập đầu người của Bình Dương luôn cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước. Đến cuối năm 2015 thu nhập bình quân đầu người của tỉnh đã đạt 73,1 triệu đồng; tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, GDP tăng bình quân khoảng 14,5%/năm. Trong cơ cấu kinh tế của tỉnh công nghiệp và dịch vụ đóng vai trò chủ đạo theo tỷ lệ công nghiệp 60% - dịch vụ 37,3% - nông nghiệp 2,7%. Hiện nay, Bình Dương có 29 khu công nghiệp và 8 cụm công nghiệp tập trung có tổng diện tích hơn 10.000 ha với hơn 17.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động có tổng vốn đăng ký hơn 20 tỷ đôla Mỹ và được phân bố ở hầu khắp các huyện, thị, thành phố [32].

60

Văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện. Lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tiếp tục phát triển đồng bộ.

Mặc dù đạt được những thành tựu đáng kể và khá hơn trước về kinh tế và xã hội, đời sống của nhân dân được cải thiện, nhưng nguồn sống chính của đại bộ phận dân cư vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp (ở các huyện phía Nam của tỉnh), sản xuất nông nghiệp chưa bền vững, còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu; thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định; chế biến nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất ảnh hưởng đến việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, năng suất lao động thấp.

Đời sống của một bộ phận khá lớn dân cư còn khó khăn, lao động thiếu việc làm còn lớn, trình độ dân trí và chất lượng nguồn lao động còn thấp và chênh lệnh giữa các vùng, nhất là vùng nông thôn. Trong khi đó tại các đô thị, thành phố lại tập trung nhiều khu công nghiệp, kéo theo đó là tình trạng nhập cư, chiếm gần 50% dân số cảu tỉnh đã nổi lên nhiều vấn đề bức xúc của xã hội chưa được giải quyết như: Tạo việc làm mới cho người lao động, y tế, giáo dục, tệ nạn xã hội và tội phạm diễn biến phức tạp.

Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội nêu trên có tác động không nhỏ đến việc phân bố dân cư và trình độ phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng và ảnh hưởng đến tiến trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

2.1.2. hực trạng ngh o đ i trên đ n t nh 2.1.2.1. Vài nét về thực trạng nghèo đói

61

Cùng với sự đổi mới của đất nước, tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Dương đã có những bước phát triển mạnh m , công cuộc giảm nghèo đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, công tác giảm nghèo vẫn còn tồn tại, nhất là về chiều sâu.

Do mới được tái lập từ 01/01/1997, nên công tác giảm nghèo của Tỉnh được bắt đầu một cách có hệ thống có chậm hơn một số tỉnh trong vùng Miền Đông Nam Bộ.

Sau hơn 19 năm thực hiện, chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo ở tỉnh Bình Dương có thể chia làm 08 giai đoạn (xem bảng 2.1):

Bảng 2.1: Chuẩn nghèo tỉnh Bình Dương qua các giai đoạn Giai đoạn Chuẩn nghèo (tính bình quân đầu người/tháng)

Thành thị Nông thôn

1997 – 2000 Dưới 150.000 đồng Dưới 135.000 đồng 2001 – 2003 Dưới 180.000 đồng Dưới 150.000 đồng 2004 – 2005 Dưới 250.000 đồng Dưới 200.000 đồng 2006 – 2008 Dưới 500.000 đồng Dưới 400.000 đồng 2009 – 2010 Dưới 780.000 đồng Dưới 600.000 đồng 2011 – 2013 Dưới 1.000.000 đồng Dưới 800.000 đồng 2014 – 2015 Dưới 1.100.000 đồng Dưới 1.000.000 đồng Chuẩn của tỉnh 2016 Dưới 1.400.000 đồng Dưới 1.200.000 đồng

Nguồn: Ban chỉ đạo giảm nghèo Tỉnh Bình Dương năm 2016

Năm 2011 số hộ nghèo toàn tỉnh là 10.882 hộ, chiếm tỷ lệ 4,34%; đến năm 2015 số hộ nghèo toàn tỉnh là 1.833 hộ, chiếm tỷ lệ 0,64%, bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,74%, tỷ lệ hộ nghèo giảm trong giai đoạn 2011-2015 là 3,7%. (xem bảng 2.2):

62

Bảng 2.2: Tổng hợp hộ nghèo tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2015 STT Nội dung Diễn biến hộ nghèo từ năm 2011-2015

2011 2012 2013 2014 2015

1

Hộ nghèo đầu năm 10.882 6.549 3.615 4.185 3.297

Tỷ lệ 4,34 2,58 1,36 1,47 1,14

2

Hộ thoát nghèo

trong năm 4.333 2.934 1.762 988 1.464

3

Hộ nghèo cuối năm 6.549 3.615 1.853 3.197 1.833

Tỷ lệ 2,58 1,36 0,69 1,12 0,64

Nguồn: Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh Bình Dương năm 2016

Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2016 được chia thành 03 giai đoạn:

- Giai đoạn 2011 - 2013, thực hiện Quyết định số 49/2010/QĐ-UBND ngày 22/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành tiêu chí xác định hộ nghèo giai đoạn 2011-2015 (hộ có thu nhập bình quân 800.000 đồng/1 người/1 tháng khu vực nông thôn và 1.000.000 đồng/1 người/1 tháng khu vực thành thị trở xuống là hộ nghèo). Theo đó, đầu năm 2011, toàn tỉnh có 10.882 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4,34% so với tổng số hộ nhân dân của tỉnh, đến cuối năm 2013, toàn tỉnh còn 1.853 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,69%, giai đoạn 2011-2013, Bình Dương đã giảm được 9.030 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm trong giai đoạn 2011-2013 là 3,65%.

- Giai đoạn 2014 - 2015, thực hiện Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND ngày 28/12/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành tiêu chí xác định hộ nghèo giai đoạn 2014-2015 (hộ có thu nhập bình quân 1.000.000 đồng/1 người/1 tháng khu vực nông thôn và 1.100.000 đồng/1 người/1 tháng khu vực thành thị trở xuống là hộ

63

nghèo), theo đó, đầu năm 2014, toàn tỉnh có 4.185 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,47%, đến cuối năm 2015, toàn tỉnh còn lại 1.833 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,64% và 3.973 hộ cận nghèo, tỷ lệ 1,40%.

- Giai đoạn 2016 - 2020, thực hiện Quyết định số 65/2015/QĐ-UBND ngày 23/12/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020 và chính sách bảo lưu đối với hộ nghèo (hộ có thu nhập bình quân 1.200.000 đồng/1 người/1 tháng trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.200.000 đồng đến 1.600.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên (thiếu hụt 30/100 tổng điểm) ở khu vực nông thôn và hộ có thu nhập bình quân từ đủ 1.400.000 đồng/1 người/1 tháng trở xuống hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.400.000 đồng đến 1.800.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên (thiếu hụt 30/100 tổng điểm) ở khu vực thành thị ). Theo đó,Kết quả điều tra hộ nghèo đầu giai đoạn 2016 - 2020 theo chuẩn nghèo đa chiều, toàn tỉnh có 3.889 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,32% trên tổng số hộ dân (xem phụ lục 1).

Nếu xét nghèo đói theo địa bàn bàn thì huyện có tỷ lệ nghèo nhiều nhất là thị xã Thuận An 371 hộ, chiếm tỷ lệ 1,07; huyện có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là huyện Bắc Tân Uyên 09 hộ, chiếm tỷ lệ 0,07. Tuy nhiên số hộ nghèo tiềm ẩn có nguy cơ tái nghèo là rất cao (xem bảng 2.3):

Bảng 2.3: Số hộ nghèo của tỉnh Bình Dương phân theo địa bàn STT Đơn vị (huyện-thị xã) Số hộ nghèo Tỷ lệ %

1 Thành phố Thủ Dầu Một 471 0,7

2 Thị xã Dĩ An 135 0,3

64

3 Thị xã Thuận An 371 1,07

4 Thị xã Tân Uyên 63 0,28

5 Thị xã Bến Cát 181 0,78

6 Huyện Bắc Tân Uyên 9 0,07

7 Huyện Phú Giáo 198 0,99

8 Huyện Bàu Bàng 125 0,76

9 Huyện Dầu Tiếng 280 0.97

Toàn tỉnh 1.833 0,64

Nguồn: Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh Bình Dương năm 2016 Số hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh phân theo khu vực, trong đó:

+ Khu vực thành thị có 1.186 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,61%, hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số có 17 hộ, chiếm 0,01% trên tổng số hộ nghèo.

+ Khu vực nông thôn có 647 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,7%, hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số có 25 hộ, chiếm 0,03% trên tổng số hộ nghèo.

Qua 05 năm thực hiện Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh Bình Dương đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Đẩy nhanh tỷ lệ giảm nghèo, vượt mục tiêu mà Chương trình đề ra, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Kết quả trên thể hiện định hướng chương trình giảm nghèo là đúng đắn, phù hợp, sự nỗ lực cố gắng của các ngành các cấp trong công tác giảm nghèo là rất lớn, sự chung tay góp sức, đồng tình hỗ trợ của toàn dân đã góp phần làm chuyển biến trong nhận thức, tạo động lực tự vươn lên thoát nghèo của chính người nghèo.

2.1.2.2. Các nhân tố tác động đến tình trạng nghèo đói trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Qua nghiên cứu trên cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói ở từng khu vực có những yếu tố khác nhau. Nhưng nhìn chung, đối với người nghèo do các yếu

65

tố ảnh hưởng đến nghèo đói thường là: thiếu vốn; không có kinh nghiệm; thiếu việc làm; đất canh tác ít; trình độ văn hóa; các nguyên nhân này có mối quan hệ với nhau và đó là những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân nghèo.

Nguyên nhân nghèo được thống kê chủ yếu tập trung vào các nguyên nhân cụ thể như (xem thêm phụ lục 2):

+ Thiếu vốn sản xuất (chiếm 12,37%).

+ Thiếu đất canh tác (10,57%), + Thiếu lao động (13,8%).

+ Ốm đau (26,13) ..

Người nghèo có xu hướng tập trung r rệt vào nhóm đối tượng như người mới di cư đến địa bàn, đối tượng bảo trợ xã hội (người già neo đơn, người tàn tật trẻ mồ côi, phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ ). Đồng thời, những địa bàn như vùng nông thôn, vùng khó khăn có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn hẳn những vùng khác. Qua phân tích thực tế, trên cơ sở đánh giá toàn diện các mặt đã rút ra một số nhân tố cơ bản tác động đến nghèo đói trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau:

- Những nhân tố khách quan:

Qúa trình đô thị hóa nhanh: Quá trình phát triển kinh tế và xã hội mạnh m tên địa bàn tỉnh Bình Dương đã thu hút một làn sóng người di cư từ các tỉnh khác đến. Vì vậy, dân số tăng trưởng với tốc độ hết sức nhanh chóng. Từ đó, việc lập quy hoạch, giải tỏa, di dời, tái định cư và tăng dân số cơ học của tỉnh chứa đựng nhiều bất trắc và nhất là đối với người nghèo.

Những tác động của quá trình đô thị hóa nhanh như tập trung dân số đông ở các vùng đô thị do dòng nhập cư từ các vùng nông thôn và nơi khác đến, mà phần đông là

66

nhập cư bất hợp pháp, mất đất do mở rộng đô thị, dẫn đến việc chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp .Trong khi đó, theo quy định những người nhập cư bất hợp pháp s không được đăng ký hộ khẩu, do đó họ s bị hạn chế trong việc tiếp cận đến các nguồn lực, các dịch vụ công cộng hay hệ thống phúc lợi xã hội, chẳng hạn như nhà ở cho người nghèo, hoặc thu nhập thấp, vay vốn tín dụng. Mặt khác, do không có hộ khẩu nên họ không được kinh doanh, buôn bán, để tồn tại họ phải làm nhiều công việc nặng nhọc khác nhau, không ổn định và thu nhập thấp hệ quả là dẫn đến nhóm nghèo mới hình thành.

- Nhân tố thuộc về cơ chế chính sách của nhà nước:

Một số chính sách, cơ chế trợ giúp kéo dài, chậm đổi mới như chính sách trợ giá, chính sách về tín dụng...tạo nên tâm lý ỷ lại, trông chờ của người dân, của cấp uỷ, chính quyền các xã, huyện. Bên cạnh đó có một số chính sách trợ giúp thì đúng nhưng cơ chế thực hiện chưa phù hợp dẫn đến hiệu quả thực hiện chưa cao.

Sự thay đổi chính sách về đất đai và nhà ở cũng làm cho người có thu nhập thấp và người nghèo không thể có cơ hội tiếp cận đến thị trường đất đai và nhà ở. Do đó, họ phải sống trong các khu vực mà điều kiện không đảm bảo và luôn phải đương đầu với các thảm họa như ô nhiễm môi trường, dịch bệnh ..Hậu quả là sức khỏe của họ bị giảm sút, cuộc sống của họ luôn bị đe dọa và có nguy cơ bị tổn thương cao.

Các chính sách đầu tư phát triển kinh tế-xã hội chưa đồng bộ, dịch vụ tuy đã được cải thiện, song vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là đối với người nghèo. Trong qúa trình thực hiện chính sách giảm nghèo, sự phối hợp giữa các ngành, tổ chức đoàn thể ở các cấp chưa chặt ch , hệ thống tổ chức bộ máy thực hiện chính sách còn thiếu về lực lượng, hạn chế về chuyên môn nên công tác triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo còn nhiều bất cập, cản trở đến quá trình thực hiện công tác giảm nghèo bền vững.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Trang 57 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)