Sự tác động tiêu cực của thủy điện đến kinh tế - xã hội – môi trường 23

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Vai trò của thủy năng và nhà máy thủy điện (Trang 23 - 30)

CHƯƠNG 3. BÀI TOÁN KINH TẾ - XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN

3.2 Sự tác động tiêu cực của thủy điện đến kinh tế - xã hội – môi trường 23

Thủy điện không còn là nguồn năng lượng rẻ và ít ô nhiễm như mọi người lầm tưởng… Nếu tính theo quan điểm tài chính, nghĩa là đồng vốn bỏ vào đầu tư xây đập, làm hồ, xây nhà máy, đền bù cho dân phải dời nơi sinh sống từ lâu đời tới một nơi xa lạ để tái định cư thì giá thủy điện rẻ gấp nhiều lần so với nhiệt điện hoặc các dạng điện năng khác. Thế nhưng, còn một số mất mát khác chưa được tính tới. Nếu tính thêm mất rừng nhiệt đới, mất đa dạng sinh học do đập thủy điện gây ra, làm giảm sút hệ thủy hải sản, mất những loài cá di cư đẻ trứng vùng thượng nguồn, sói lở ở dòng sông, mất những vùng đất ngập nước do sông biến

24 đổi gây ra, hạ mực nước ngầm ở những nơi lòng sông bị đào sâu, sức khỏe cộng đồng và nhất là những khó khăn về xã hội do di dân thì chắc chắn là không hề rẻ chút nào.

 Việc xây dựng các hồ chứa làm mất đi một diện tích lớn đất đai và thông thường có cả đất rừng. Theo tính toán, để có 1 MW điện phải mất ít nhất 7,5 – 10 ha rừng.

 Những nhà môi trường đã bày tỏ lo ngại rằng các dự án nhà máy thuỷ điện lớn có thể làm thay đổi dòng chảy về cả số lượng và chất lượng, phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái xung quanh .Thứ nhất, các nghiên cứu đã cho thấy rằng đập sẽ ngăn cản những con đường di cư của loài cá, biến những đoạn sông nước chảy xiết thành những cái ao tù đọng và gây nguy hiểm cho các khu vực cá đẻ và ấp trứng. Điển hình các đập nước dọc theo bờ biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương của Bắc Mỹ đã làm giảm lượng cá hồi vì chúng ngăn cản đường bơi ngược dòng của cá hồi để đẻ trứng, thậm chí ngay khi đa số các đập đó đã lắp đặt thang lên cho cá. Cá hồi non cũng bị ngăn cản khi chúng bơi ra biển bởi vì chúng phải chui qua các tua - bin. Điều này dẫn tới việc một số vùng phải chuyển cá hồi con xuôi dòng ở một số khoảng thời gian trong năm. Các thiết kế tuốc-bin và các nhà máy thuỷ điện có lợi cho sự cân bằng sinh thái vẫn còn đang được nghiên cứu.

Thứ hai, các tua-bin thường mở không liên tục, có thể quan sát thấy sự thay đổi nhanh chóng và bất thường của dòng chảy làm mực nước sông dâng lên hoặc hạ xuống rất nhanh, đặc biệt là vùng hạ lưu ngay sát nhà máy. Điều này có thể gây thiệt hại về người và của cho khu vực dưới chân đập. Cuối cùng, nước chảy ra từ tua - bin lạnh hơn nước trước khi chảy vào đập, điều này có thể làm thay đổi số lượng cân bằng của hệ động vật, gồm cả việc gây hại tới một số loài. Do lượng phù sa bị giữ lại trong lòng hồ, nước sau khi ra khỏi tua - bin thường chứa rất ít phù sa làm giảm độ phì nhiêu đối với vùng đồng bằng. Phù sa cho phép sự hình thành bờ sông, châu thổ, phù sa, hồ, đê tự nhiên, đường bờ biển. Ngoài ra, điều này cùng việc thay đổi lưu lượng có thể gây ra tình trạng sạt lở bờ sông và thay đổi hình thái lòng sông, nhất là vùng cửa sông. Đáy sông bị tụt xuống kéo theo mực nước ngầm dọc sông xuống thấp. Trên thực tế, việc sử dụng nước tích trữ thỉnh thoảng khá phức tạp bởi vì yêu cầu tưới tiêu có thể xảy ra không trùng với thời điểm yêu cầu điện lên mức cao nhất. Trong mùa cạn, nhiều hồ chứa thuỷ điện tăng cường việc tích nước để dự trữ phát điện, nên giảm lượng nước xả xuống hạ

25 lưu, gây xâm nhập mặn sâu và thiếu nước tưới. Ngoài ra, các nhà máy thuỷ điện hiện nay đều vận hành phát điện hàng ngày theo chế độ phù đỉnh. Trong đó, để tạo ra hiệu quả sản xuất điện năng cao nhất nên vào ban đêm, lượng nước qua tua - bin xả xuống hạ lưu giảm đến mức tối thiểu, hoặc có khi ngừng hẳn. Một số dự án thuỷ điện cũng sử dụng các kênh, thường để đổi hướng dòng sông tới độ dốc nhỏ hơn nhằm tăng áp suất có được, trong một số trường hợp, toàn bộ dòng sông có thể bị đổi hướng để trơ lại lòng sông cạn. Bên cạnh đó, nhiều công trình thuỷ điện dùng đường ống áp lực để dẫn nước từ hồ chứa đến nhà máy thuỷ điện bố trí ở cao trình thấp để tạo đầu nước lớn, nâng cao hiệu quả phát điện,nên đoạn sông từ đập đến nhà máy không có nước trở thành một đoạn sông chết có chiều dài từ vài km đến hàng chục km ngay sau tuyến đập chính.

 Việc thu dọn lòng hồ trước khi tích nước lần đầu nếu không tốt sẽ ô nhiễm nước hồ do quá trình phân huỷ thực vật trong lòng hồ. Nó còn thải ra khí mêtan gây hiệu ứng nhà kính mạnh gấp 21 lần so với CO2. Chúng ta đều biết, hiện tượng trái đất nóng lên gây biến đổi khí hậu một phần là do phát thải khí nhà kính. Thủy điện từng được cho là nguồn năng lượng sạch nhưng quan điểm này đã sai vì chúng góp phần làm tăng phát thải khí nhà kính- khí mêtan (CH4), một loại khí nhà kính rất mạnh. Xét ở khía cạnh phát thải khí mêtan, đôi khi thủy điện còn ô nhiễm hơn là nhiệt điện. Hồ chứa đập thủy điện có thể sản sinh ra một lượng đáng kể khí mêtan và đioxit cacbon (CO2). Khí mêtan được sinh ra chủ yếu do vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện ít hoặc không có oxy. Xác động thực vật chết bị ngập chìm dưới lòng hồ, phân hủy trong môi trường yếm khí và hình thành nên khí mêtan. Do hệ thống ống dẫn nước cho các tua - bin thủy điện thường được đặt sâu dưới đáy hồ, dưới điều kiện áp suất cao, khí mêtan trong nước dễ dàng thoát ra ngoài. Theo Ủy hội Đập thế giới, ở nơi nào mà hồ chứa khá lớn so với năng lực của đập (dưới 10W/m2 diện tích bề mặt) và không có sự phát triển trở lại của bất cứ loại thực vật nào đã bị phát quang thì lượng khí thải nhà kính phát thải từ đập khi sản xuất điện cũng ngang như việc đốt dầu mỏ để sản xuất cùng một lượng điện. Năm 1990, các nhà khoa học đã ước tính được lượng phát thải khí nhà kính của đập Curua- Una ở Para (Braxin) là cao hơn 3,5 lần so với cùng lượng điện được tạo ra từ dầu mỏ hay chỉ với 52.000 con đập lớn của thế giới đã đóng góp hơn 4% tác động gây nóng lên toàn cầu do hoạt động của con người.Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu không gian Quốc gia Braxin (INPE) chỉ ra rằng, các đập

26 thủy điện lớn có thể tạo ra lượng khí mêtan hàng năm trên toàn cầu tương đương khoảng 800 triệu tấn khí CO2 Các hồ thủy điện hình thành trên các con đập làm ngập chìm các khu rừng nhiệt đới cũng đồng nghĩa với việc mất đi những bể chứa CO2 hữu hiệu, hay nói cách khác chúng làm tăng phát thải CO2 vào khí quyển. Hiện nay, dù chưa có thống kê về diện tích rừng bị mất do làm thủy điện trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam nhưng từ con số ước tính về lượng CO2 phát thải vào khí quyển trên một đơn vị diện tích rừng bị mất (16,1 triệu ha rừng trên thế giới bị mất giải phóng 1,6 Giga tấn cacbon/năm) hay căn cứ trên khả năng của rừng nhiệt đới có thể hấp thu CO2 (là 9,62 tấn/ha/năm) người ta có thể hình dung phần nào về sự đóng góp vào sự biến đổi khí hậu thông qua việc gián tiếp làm tăng phát thải CO2 của thủy điện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.

 Vấn đề di dân -tái định cư cho dân cư nông nghiệp sống trong vùng hồ chứa không đơn giản, tác động về mặt xã hội sẽ rất lớn và lâu dài. Vấn đề là phải dành một diện tích canh tác rất lớn để phân chia và xây chỗ ở cho các người tái định cư.

Đối vớitrường hợp người nông dân sau định cư sẽ phải kiếm sống bằng những ngành nghề phi nông nghiệp nếu không có chính sách hỗ trợ dạy nghề, kiếm việc làm thì thất nghiệp là chắc chắn và Nhà nước lại phải tiếp tục hỗ trợ đời sống lâu dài. Trong nhiều trường hợp không một khoản bồi thường nào có thể bù đắp được sự gắn bó của họ về tổ tiên và văn hoá gắn liền với địa điểm đó vì chúng có giá trị tinh thần đối với họ.Với các công trình thủy điện, do mất rất nhiều đất ở và đất canh tác để làm hồ chứa nên sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân có thể gặp khó khăn. Đặc biệt, có trường hợp chôn vùi vĩnh viễn cả một nền văn hoá dưới lòng hồ. Có thể kể ra các trường hợp điển hình đã xảy ra ở các đập thuỷ điện sau đây: Đập Tam Hiệp (Trung Quốc), Clyde ở New Zealand, Ilisu ở Thổ Nhĩ Kỳ v.v..

 Và đặc biệt nhất, một số đập thuỷ điện đã từng hoặc đang đe doạ gây ra thảm hoạ kinh khủng đối với con người. Thực vậy, với những con đập thuỷ điện lớn, nếu để xảy ra sai sót hoặc cẩu thả trong quy hoạch, thiết kế hay thi công, hoặc không khảo sát đầy đủ cấu tạo địa chất và lường định chính xác cấp độ động đất có thể xảy ra trong địa bàn nhà máy, sẽ gây ra thảm họa khôn lường cho các khu dân cư ở phía hạ lưu. các đập nước lớn làm thay đổi kết cấu địa chất dữ dội đến mức đó có thể là nguyên nhân dẫn đến các thảm họa kinh khủng như động đất hay lũ lụt. Một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Columbia (Mỹ) cho thấy

27 trận động đất kinh hoàng làm 80.000 người chết và mất tích ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc tháng 5/2008 có thể khởi nguồn sâu xa từ việc tích trữ 320 triệu tấn nước ở hồ chứa Zipingpu, cách nơi xảy ra động đất hơn 1,5km. Lời giải thích là việc nén một lượng nước quá lớn ở một khu vực chật hẹp có thể gây ra những nứt gãy bên dưới các lớp địa chất mới hình thành. Trong lịch sử ngành thuỷ điện toàn cầu đã từng xẩy ra những thảm hoạ kinh hoàng. Chẳng hạn, do vị trí địa chất không phù hợp, hồ chứa nước phía sau đập Vajont, nước Ý vào năm 1963 đã bị một trận lở đất lớn ập xuống, tạo nên đợt sóng thần quét qua đỉnh đập và lao xuống thung lũng bên dưới. Và kết quả 2000 dân thường chết. Nhưng nếu tính về thiệt hại nhân mạng đối với một nhà máy thuỷ điện, sự cố vỡ Đập Bản Kiều, trên sông Ru, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) có thể xếp vào số 1. Với đập này, nhà máy thuỷ điện đạt công suất khổng lồ đến 18 Gega-oat GW, tương đương 20 lò phản ứng hạt nhân. Sự cố xảy ra 2 lần trong năm 1975. Lần đầu, con đập đã bị vỡ và thiệt hại cũng khá nặng nề. Sau khi vừa sửa chữa và xây lại, 1 cơn lũ lớn đã làm đập vỡ toang. Hậu quả hết sức nặng nề, mãi đến năm 2005 mới được công bố:

175.000 người thiệt mạng (26.000 người chết trực tiếp vì lũ lụt và 145.000 người chết do dịch bệnh và nạn đói sau đó), trên 11 triệu người mất sạch nhà cửa do 5 triệu ngôi nhà bị phá hủy.Hậu quả đó lớn hơn bất kỳ thảm hoạ nhà máy điện nào trong lịch sử, kể cả nhà máy điên hạt nhân và chỉ có thể so sánh với các vụ nổ bom nguyên tử Hiroshima, Nakasaki ở Nhật trong thế chiến II.

Tóm lại, thay đổi dòng chảy là một trong những hậu quả chính của việc xây đập. Tối đa hóa công suất điện của một nhà máy thủy điện theo nhu cầu có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng với cả các hệ sinh thái và những người sử dụng nguồn nước. Đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tài nguyên nước ngày càng khan hiếm, việc xây dựng nhiều thủy điện trên cùng một lưu vực sông quốc tế sẽ dễ xảy ra một cuộc chiến tranh về tài nguyên nước giữa các quốc gia. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp có thể điều chỉnh chế độ hoạt động của đập, tạo ra dòng chảy môi trường đáp ứng và hài hòa các nhu cầu khác nhau. Dòng chảy môi trường có đóng góp quan trọng tới “sức khỏe” của con sông, tới phát triển kinh tế và giảm nghèo. Dòng chảy môi trường không phải là dòng chảy tự nhiên mà là một chế độ nước tạo ra sự cân bằng nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau về nguồn nước, trong đó có nhu cầu của hệ sinh thái và cộng đồng dân cư.

28 Việc phân tích các tác động tiêu cực của đập thủy điện từ những kinh nghiệm quốc tế không có nghĩa là phản đối việc phát triển nguồn năng lượng thủy điện của Việt Nam khi mà trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu điện sinh hoạt và ản xuất ở nước ta còn chưa đáp ứng đủ, mà nguồn năng lượng thay thế chưa sẵn sàng.

Tuy nhiên, vấn đề phát triển thủy điện như thế nào để có thể đảm bảo được rằng những tiêu cực do thủy điện gây ra không vượt quá mức độ cho phép là một bài toán khó. Trên cơ sở nhận thức những cái được và cái mất từ các dự án thủy điện, các nhà hoạch định và quản lý nên quan tâm, cân nhắc kỹ lưỡng và tính đến khả năng loại bớt những đập thủy điện đã, đang hoặc sẽ không đảm bảo chức năng của nó giống như một số nước đã tiến hành trước khi quá muộn.

Việc xây dựng, vận hành các công trình thuỷ điện có tác động sâu sắc và lâu dài đến tài nguyên nước và môi trường lưu vực sông, bao gồm cả tác động tích cực và tác động bất lợi. Ngoài các tác động tiêu cực đã nói , thực tiễn tình hình thủy điện ở Việt nam có một số vấn đề phát sinh có thể liệt kê như sau: Quy hoạch, thiết kế các công trình thủy điện vừa và nhỏ còn chưa chặt chẽ , đặc biệt mật độ rất dày ở miền Trung và Tây Nguyên. Rất nhiều doanh nghiệp muốn phát triển thủy điện vì đây là loại hình kinh doanh rất có lãi. Với suất đầu tư bình quân 25 tỉ đồng/MW thì một dự án chỉ từ 8-10 năm là thu hồi vốn. Quy hoạch thủy điện đã được Chính phủ phê duyệt từ tháng 6-2007, đối với các hồ chứa thủy điện vừa và nhỏ thì Chính phủ giao cho UBND tỉnh phê duyệt. Hiện cả nước có trên 800 quy hoạch dự án thủy điện nhỏ và vừa ở 35 tỉnh thành phố, trong đó miền Trung có 335 dự án. Hiện có nhiều thủy điện nhỏ công suất chỉ 2-3 MW được xây dựng, thậm chí có thủy điện công suất rất nhỏ, chỉ dưới 1MW. Việc phát triển thuỷ điện ồ ạt chắc chắn sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với môi trường. Lý do được đưa ra là những dự án thủy điện nhỏ này khi triển khai sẽ rất khó kiểm soát, gây mất đất, mất rừng, thay đổi hệ sinh thái cũng như tính nguyên vẹn của dòng sông, gây xáo trộn đời sống người dân tộc thiểu số. Trong khi đó các dự án này không có tác động nhiều đến việc thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Ngoài ra, cửa sông miền Trung rộng nhưng lại bị các cồn cát chắn nên thoát lũ rất kém. Nguyên nhân là các thủy điện mùa khô phải giữ nước đã khiến động lực nước biển thắng động lực nước sông, đẩy các cồn cát hình thành cao hơn, chắc hơn, gần bờ hơn, gây khó thoát nước khi lũ đến.Một số công trình thủy điện còn được dự kiến nằm

29 trong vùng khu bảo tồn thiên nhiên như trường hợp dự án nhà máy thuỷ điện Sông Giằng 1, 2, 3, 4 nằm trên sông Thanh trong khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh.

Rất may các công trình này đã bị xóa bỏ đầu tư

Hiện tượng khá phổ biến trong quy hoạch, thiết kế các công trình thuỷ điện là chưa chú ý đến hiệu quả tổng hợp về kinh tế, xã hội và môi trường. Các công trình thường chỉ chú trọng tới hiệu quả về phát điện và lợi nhuận của đầu ra, chưa đưa yêu cầu phòng lũ cho hạ du như là một trong những nhiệm vụ chính của công trình. Ở nhiều công trình thuỷ điện miền Trung và lưu vực Đồng Nai, nhiệm vụ chống lũ cho hạ du chỉ được xem là nhiệm vụ kết hợp. Trong khi đó, Việt Nam là một trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, các hiện tượng thời tiết trở nên cực đoan, diện tích rừng đầu nguồn ngày càng suy giảm, tất cả đều dẫn đến lũ lụt càng trầm trọng hơn. Hầu hết các dự án thủy điện vừa và nhỏ ở Quảng Nam ngay trong quy hoạch ban đầu đều không có dung tích chống lũ bởi các dự án đều lấy lòng sông làm hồ chứa. Ngay như thủy điện lớn là A Vương, dung tích chống lũ của công trình này cũng chỉ khoảng 14 triệu m3, quá nhỏ so với quy mô của dự án. Việc nhiều thủy điện trên cùng một con sông nhưng không có dung tích chống lũ như sông Bung đã khiến nhiều người quan ngại về một nguy cơ “lũ chồng lũ” khi có mưa lớn ở thượng nguồn và những thân đập được xây dựng không an toàn. Hậu quả là việc xả lũ từ đập A Vương xuống hạ nguồn trong hai ngày 29 va 30/9/2009, khi cơn bão số 9 đang hòanh hành miền Trung đã góp phần lũ nhấn chìm hàng trăm nghìn dân ở hạ lưu sông Vu Gia và Thu Bồn .Một khi không có dung tích chống lũ đủ lớn thì dù quy trình xả lũ thực hiện đúng cũng khó tránh gây ngập lụt cho hạ lưu. Chính vì không có dung tích cắt lũ mà các hồ chứa thủy điện thường tích nước sớm do e ngại gặp năm thời tiết bất thường, rủi ro ít mưa, không có lũ sẽ không đủ nước để phát điện cho mùa kế tiếp. Một vấn đề khác trong quy hoạch, thiết kế của hầu hết các dự án thủy điện ở Quảng Nam khiến các địa phương phía hạ lưu đau đầu, đó là không có cửa xả đáy .Cả hai thủy điện lớn đã và đang xây dựng là A Vương và Đăk Mi 4 đều thiết kế không có cửa xả đáy. Điều này đồng nghĩa với việc vào mùa khô hạn, vì lý do nào đó các nhà máy này tạm ngưng phát điện thì chắc chắn sẽ không một giọt nước nào có thể lọt qua đập để về hạ lưu được.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Vai trò của thủy năng và nhà máy thủy điện (Trang 23 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)