Phát triển thủy điện theo hướng bền vững

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Vai trò của thủy năng và nhà máy thủy điện (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 3. BÀI TOÁN KINH TẾ - XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN

3.3 Phát triển thủy điện theo hướng bền vững

Thuỷ điện dù là một dạng điện năng thuộc loại cổ điển nhất, cho đến nay dạng vẫn còn có vai trò quan trọng, chiếm đến 20% điện lượng của thế giới. Ở một số nước nó chiếm ưu thế.

Chẳng hạn, ở Na-uy thuỷ điện chiếm gần như tuyệt đối, ở Iceland đạt tới 83% nhu cầu điện năng quốc gia, ở Áo hơn 70% nhu cầu, ở Canada chiếm hơn 70% tổng sản lượng.

Nhưng, đối với các nước đang phát triển, theo nhiều nhà hoạch định chính sách năng lượng, thuỷ điện không còn là 1 sự lựa chọn chủ yếu.

Lý do: Có thể ở một số nước, phần lớn các địa điểm tiềm năng thuỷ điện đã bị khai thác rồi, hay về mặt môi trường, không thể khai thác thêm nữa. Riêng ở Việt Nam thuỷ điện đến nay được xem là đã tận dụng đến gần hết các nguồn sông lớn và trung bình.

Tình hình đó cũng đã phản ảnh trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 (gọi ngắn là Quy hoạch điện VII, viết tắt là QHĐVII hay Tổng sơ đồ VII, viết tắt TSĐVII) đã được Chính phủ phê duyệt ngày 21/7/2011 trong Quyết định số 1208/QĐ-TTg.

Theo TSĐVII, tổng sản lượng điện tăng nhanh từ năm 2010 đến 2030, đồng thời giảm vai trò của sản lượng thuỷ điện như sau:

 Năm 2010, tổng sản lượng điện/ năm: 100,017 tỷ kWh, thuỷ điện chiếm:

32,3%,

 Năm 2020, tổng sản lượng điện/ năm: 330-362 tỷ kWh, thuỷ điện chiếm:

19,6%,

 Năm 2030, tổng sản lượng điện/ năm: 695 - 834 tỷ kWh, thuỷ điện chiếm:

9,3%.

Sự giảm dần vai trò thuỷ điện như trên là phù hợp với quy luật và tình hình chung trên thế giới. Nhưng vấn đề còn lại là tốc độ giảm như trên là hợp lý hay chưa.

Khi nhìn thấy những nguy cơ to lớn do sự xây dựng các nhà máy thuỷ điện mang lại, không ít người lo lắng và chỉ muốn đẩy nhanh tốc độ giảm vai trò của thuỷ điện, đơn giản là xoá bỏ quy hoạch xây dựng thêm các nhà máy thủy điện mới, thậm chí đình chỉ một số nhà máy đã xây nhưng tiềm ấn cao các thảm hoạ.

Trường hợp Nhà máy Sông Tranh 2 là một điển hình nóng bỏng hiện giờ.

31 Nhưng đối với các nhà hoạch định chính sách, bài toán cần giải phức tạp hơn nhiều. Hàng loạt câu hỏi đặt ra: Để bảo đảm nhu cầu điện năng tăng nhanh, nếu giảm nhanh sự đóng góp của thuỷ điện, thì lấy gì thay thế?

Áp đặt biện pháp tiết kiệm điện về thực tế không thể nhanh chóng và giải quyết triệt để vấn đề cân bằng. Tăng nhiều hơn nhiệt điện lại gặp sự nguy hiểm về môi trường phát thải khí nhà kính.

Kết hợp hài hoà hai xu hướng trên hẳn là đối sách thích hợp. Nhưng dù hài hoà thế nào thì sự giảm thiểu những hệ luỵ to lớn của các nhà máy thuỷ điện đã xây, đang xây và sẽ xây là vấn đề cấp bách nhất.

Và lời giải trước mắt cho Nhà máy thuỷ điện Sông Tranh 2 hiện giờ trở thành một phép thử vàng cho tính đúng đắn, tính hợp lý của chiến lược phát triển nguồn thuỷ điện trong tổng sơ đồ điện năng của đất nước trong những thập kỷ tới đây.

Như vậy, để phát triển thủy điện một cách bền vững cần phải minh bạch thông tin, phải có sự tham gia của các bên liên quan từ quá trình quy hoạch, thiết kế, xây dựng đến vận hành, lập quy trình và tiến hành kiểm tra liên tục để đánh giá mức độ rủi ro và có phương án ứng phó. Phát triển thủy điện bền vững cần được các cấp ra quyết định, xem xét lại một cách thận trọng, hạn chế sự phát triển tràn lan, phối hợp các phương án nhằm giảm thiểu những tá động tiêu cực cho môi trường sinh thái của dòng sông, văn hóa các cộng đồng ven sông, sinh kế của người dân thế hệ hôm nay và mai sau, chú ý khôi phục và duy trì rừng đầu nguồn ...

Trong tình hình Việt Nam hiện nay, khi mà tiềm năng về sông ngòi để phát triển thủy điện đã dần cạn kiệt thì việc phát triển các dự án thủy điện là không còn phù hợp nữa. Thay vào đó cần tập trung đầu tư cải thiện các công trình thủy điện sẵn có để tránh gây ra tác hại nghiêm trọng. Lượng điện từ các công trình thủy điện là có giới hạn, không nên quá tập trung nâng cao sản lượng điện từ thủy điện, tiếp tục để thủy điện đảm nhiệm vai trò vốn có, cung cấp lượng điện một cách ổn định, liên tục. Khi nhu cầu về năng lượng nói chung và điện năng nói riêng càng ngày càng tăng cao, thủy điện không thể đáp ứng được, do đó cần tập trung phát triển các dạng năng lượng tái tạo khác như gió, năng lượng mặt trời, nguyên tử ...

32 KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật,sự đi lên không ngừng của nền kinh tế dẫn đến nhu cầu sử dụng điện năng ngày càng nhiều thì sự phát triển năng lượng là vấn đề khẩn thiết bù đắp cho tình trạng thiếu hụt hiện nay.Trong đó thủy điện vẫn là hướng tối ưu nhất,mà hướng đi đúng là rẻ,sạch và an toàn.

Theo như những nghiên cứu ở trên cho thấy thủy điện là nguồn năng lượng sạch,bền vững và đã được cộng đồng năng lương quôc tế công nhận.Thủy điện giữ vai trò quan trọng trong phát triển nguồn nước và nguồn năng lượng toàn cầu. Tuy nhiên sẽ phát triển bền vững nguồn nước và thủy điện trong tương lai, cần phải quan tâm đến những vấn đề sau: sự hợp tác phát triển nguồn nước xuyên biên giới, kết hợp chặt chẽ giữa các biện pháp kết cấu và phi kết cấu, sử dụng có hiệu quả nguồn nước cho sản xuất lương thực, tối ưu hóa sản xuất thủy điện.

Riêng đối với Việt Nam,việc phát triển thủy điện phải căn cứ trên tài liệu thực tế điển hình về các mặt : thiết kế, quy hoạch, đánh giá ảnh hưởng môi trường phổ biến, … về các biện pháp bảo vệ môi trường, tối ưu hóa hiệu quả tích cực của thủy điện, …

Đây cũng là dịp rà soát lại những việc đã làm được trong quá trình thực hiện dự án thủy điện, để củng cố và phát huy các kết quả đó. Đồng thời cũng nhận biết được những việc chưa làm được để bổ khuyết nâng cao hiệu quả. Với chặng đường phát triển thủy điện Việt Nam thời gian qua. Đặc biệt trong những năm gần đây, đã và sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường rất to lớn. Nhưng chắc chắn trong quá trình thực hiện, không tránh khỏi những vấn đề cần bổ khuyết cho sự phát triển được hoàn hảo hơn.Vì vậy ngay từ bây giờ nên xây dựng một chương trình”nghiên cứu về thủy điện điển hình tốt Việt Nam” theo tiêu chí quốc tế. Cùng với đó là một vài đề xuất nhỏ trong phát triển và quản lý bền vững nguồn nước và nguồn thủy điện là mong muốn đất nước đạt được hiệu quả cao nhất nguồn tài nguyên quí giá này, mang lại phúc lợi cao cho toàn thể nhân dân.

Trên đây là những tìm hiểu sơ bộ về thủy điện,với mong muốn qua bài tiểu luận, mọi người nhận biết rõ hơn về thủy điện và vai trò của nó trong cân bằng năng lượng và cân bằng nguồn nước, đồng thời là một trong những trụ cột của nguồn năng lượng phục hồi.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Vai trò của thủy năng và nhà máy thủy điện (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)