CHƯƠNG 2 LỊCH SỬ VÀ HIỆN TRẠNG THẤM CỦA ĐẬP ĐẤT HỒ CHỨA NƯỚC DIÊN TRƯỜNG, TỈNH QUẢNG NGÃI
2.1. Giới thiệu dự án hồ chứa nước Diên Trường
2.1.4. Đặc điểm thuỷ văn
Lưu vực hồ chứa Diên Trường là một lưu vực sông nhỏ miền núi, diện tích lưu vực chỉ có 22,2 km2 nên chế độ thuỷ văn của lưu vực hồ là chế độ thuỷ văn sông suối nhỏ miền núi có ảnh hưởng của điều kiện lưu vực, đặc biệt là địa hình. Có thể nêu một số đặc điểm chủ yếu của chế độ thuỷ văn trên các lưu vực nhỏ trong khu vực như sau:
Chế độ thuỷ văn sông suối lưu vực hồ chứa có hai mùa là mùa lũ và mùa cạn tương ứng với mùa mưa và mùa khô của khí hậu. Mùa lũ gồm 3 tháng từ tháng X tới hết tháng XII. Mùa kiệt từ tháng I tới hết tháng IX năm sau.
Mùa lũ có lượng dòng chảy rất phong phú, chiếm khoảng 80% lượng dòng chảy cả năm. Lũ lớn nhất chính vụ thường xuất hiện trong thời kỳ từ giữa tháng XI tới cuối tháng XII tương ứng với các trận mưa lớn, tập trung trên lưu vực. Trong tháng IX là tháng chuyển tiếp từ mùa cạn sang mùa lũ có thể có những trận mưa nhỏ sinh lũ tiểu mãn gây ngập úng và khó khăn cho thu hoạch của lúa vụ mùa.
Dòng chảy trong mùa lũ có sự biến động lớn, tương ứng với sự biến động của lượng mưa gây lũ. Do lưu vực nhỏ, dốc, nên thời gian tập trung nước trên lưu vực ngắn. Lũ trên lưu vực chủ yếu là dạng lũ đơn, đỉnh nhọn. Lũ lên nhanh, xuống nhanh, thời gian của trận lũ ngắn, phần lũ chính chỉ tập trung trong khoảng từ 1 đến 2 ngày.
Trong mùa kiệt dòng chảy của lưu vực chủ yếu do nước ngầm cung cấp, mà lượng nước này cũng rất hạn chế vì các lưu vực đập dâng đều rất nhỏ nên khả năng điều tiết dòng chảy của lưu vực kém.
- Tình hình số liệu quan trắc khí tƣợng thuỷ văn
Trong lưu vực hồ chứa không có trạm đo mưa. Tuy nhiên xung quanh hồ chứa cũng có một số trạm đo mưa như bảng 2.5. Khu vực có một trạm khí hậu là Trạm Quảng Ngãi có quan trắc đầy đủ các yếu tố khí hậu cần thiết để sử dụng cho tính toán.
Ngoài ra, trên lưu vực Sông Vệ, bên cạnh có 3 Trạm đo mưa là Trạm An Chỉ, Ba Tơ, Giá Vực có thể tham khảo để phân tích sự biến đổi của mưa theo không gian trong vùng theo bảng 2.5.
Bảng 2.5: Tình hình các Trạm quan trắc khí tượng khu vực tỉnh Quảng Ngãi TT Trạm đo Yếu tố quan
trắc
Thời gian đo
đạc Ghi chú
1 Liệt Sơn mưa 1981 ÷ 2001 Do hồ Liệt Sơn tự quan trắc
2 Đức Phổ mưa 1977 ÷ 2017
3 An Chỉ mưa 1977 ÷ 2017 Tại Trạm thuỷ văn An Chỉ
4 Ba Tơ mưa 1977 ÷ 2017 Trên lưu vực An Chỉ
5 Giá Vực mưa 1977 ÷ 2017
6 Quảng Ngãi Mưa và các
yếu tố KH 1977 ÷ 2017 Trạm khí hậu Trong lưu vực hồ chứa không có Trạm quan trắc thuỷ văn nào, nhưng trong các vùng xung quanh có hai Trạm thuỷ văn có tài liệu dòng chảy có thể tham khảo cho tính toán dòng chảy cho lưu vực hồ chứa. Đó là Trạm An Chỉ trên sông Vệ, Trạm An Hoà trên sông An Lão.
Trạm thuỷ văn An Chỉ nằm ở trung lưu sông Vệ gần hồ chứa Diên Trường hơn cả, có diện tích lưu vực hứng nước là 786 km2, có tài liệu đo đạc dòng chảy từ năm 1977 đến nay. Lưu vực Trạm An Hoà nằm trong địa phận của tỉnh Bình Định có diện tích lưu vực nhỏ hơn lưu vực An Chỉ nên gần hơn với cấp diện tích của lưu vực hồ chứa. Tuy nhiên lưu vực này nằm xa hơn khu vực hồ chứa so với lưu vực An Chỉ nên cũng có thể tham khảo tài liệu dòng chảy của lưu vực An Hoà để sử dụng cho lưu vực hồ chứa theo bảng 2.6.
Bảng 2.6: Các Trạm thuỷ văn lân cận khu vực hồ chứa
TT Trạm thuỷ văn F (km2) Thời gian Ghi chú
1 An Chỉ 787 1981 ÷ 2017 Sông Vệ
2 An Hoà 383 1982 ÷ 2017 Sông An Lão
Bảng 2.7: Các thông số kỹ thuật cơ bản của hồ chứa nước Diên Trường T
T NỘI DUNG ĐƠN VỊ TRỊ SỐ
I. Các đặc trưng lưu vực và dòng chảy:
1 Diện tích lưu vực Km2 22,20
2 Lượng mưa năm bình quân: X0 mm 2600,00
3 Lưu lượng dòng chảy năm bình quân: (Q0) m3/s 1,16
4 Mođuyn dòng chảy năm: (M0) l/s-km2 52,50
5 Lưu lượng dòng chảy năm: P=75% m3/s 0,755
6 Lượng mưa ngày max: P = 1.0% mm 743,1
7 Lưu lượng đỉnh lũ: P = 1.0% m3/s 528,30
8 Moduyn lũ: p = 1.0% m3/s-km 83,70
II. Các thông số hồ chứa:
1 Mực nước chết m 11,00
2 Mực nước dâng bình thựờng m 18,70
3 Mực nước dâng gia cường m 19,76
4 Dung tích chết 106m3 0,624
5 Dung tích toàn bộ 106m3 4,429
6 Dung tích hữu ích 106m3 3,805
7 Cấp công trình đầu mối III
III. Đập đất:
1 Cao trình đỉnh đập m 21,10
2 Cao trình đỉnh tường chắn sóng m 21,80
3 Chiều cao đập lớn nhất (Hmax) m 21,00
4 Chiều dài đập (theo đỉnh) m 345,0
5 Chiều rộng đỉnh đập m 6,0
6 Kết cấu đập Đập đồng chất
IV. Tràn xã lũ:
1 Cao trình ngưỡng tràn m 15,50
2 Hình thức tràn Có cửa van
3 Chiều rộng ngưỡng tràn m 30,00
4 Chiều dài tràn m 200,00
5 Kết cấu tràn Bê tông cốt thép M200
6 Hình thức tiêu năng Tiêu năng đáy
V. Cống lấy nước:
1 Cao trình đáy cống m 7,30
2 Hình thức cống Cống hộp
3 Khẩu diện cống m 0,6x0,8
4 Kết cấu cống BTCT
5 Hình thức điều tiết Bằng tháp van đặt trong thân đập