III. Nguyên nhân chủ yếu của sự biến đổi trong việc lựa chọn các loại hình giải trí trong thời gian nhàn rỗi của thanh niên Hà Nội hiện nay
2. Một số khuyên nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả đáp ứng nhu cầu giải trí của
Trước hết cần tác động tới nhận thức của người dân làm thay đổi quan niệm xã hội về giải trí. Muốn vậy cần phải cung cấp cho người dân nói chung và thanh niên nói riêng những tri thức khoa học về giải trí, giúp họ hiểu giải trí là nhu cầu khách quan của con người, là một trong những điều kiện quan trọng của sự phát triển toàn diện bản thân. Từ đó mỗi cá nhân cần có kế hoạch cho giải trí.
Và khi chưa có điều kiện thuận lợi để tham gia những hoạt động giải trí ưa thích, họ cũng cần lựa chọn những hoạt động thay thế theo định hướng phù hợp hệ thống chuẩn mực xã hội. Tác động tới nhận thức của các nhà quản lý, giúp họ hiểu vai trò của giải trí trong xã hội, coi việc đáp ứng nhu cầu giải trí là một mục tiêu của các chính sách kinh tế - văn hóa - xã hội, tiến tới xây dựng hướng chiến lược phát triển ngành công nghiệp giải trí Việt Nam.
Cần phải nghiên cứu dự báo nhu cầu giải trí của thanh niên: hiện nay nhu cầu giải trí của thanh niên chưa được nghiên cứu đầy đủ. Có rất ít những nghiên cứu thực sự về vấn đề này. Thực tế đó dẫn tới tình trạng “chưa nắm bắt được nhu cầu giải trí của thanh niên và toàn dân Hà Nội nói chung. Chưa tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát về nhu cầu giải trí mà cứ tổ chức đáp ứng một cách chủ quan. Kết quả là chúng ta luôn chạy theo sau nhu cầu của dân và đang làm cái mình muốn chứ không phải cái cần làm”
Sự thiếu hụt những nghiên cứu khoa học về nhu cầu giải trí của thanh niên khiến chúng ta chưa trả lời được câu hỏi: “Thanh niên thực sự cần gì?”.
Những kế hoạch đáp ứng nhu cầu giải trí cho thanh niên đều còn mang tính chủ quan, võ đoán, hoặc dựa trên kinh nghiệm. Chúng ta đầu tư xây dựng khu giải trí này, mở dịch vụ kinh doanh hoạt động giải trí khác…thường dựa trên khả năng và mong muốn chủ quan của người xây dựng kế hoạch hoặc chủ đầu tư, mà không biết đó có thực sự là mong muốn của thanh niên hay không.
Tăng cường quản lý nhà nước về văn hóa. Bên cạnh đường lối chiến lược xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện đại, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cần xây dựng sách lược cụ thể về những khía cạnh quan trọng của chiến lược đó, ví dụ như bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống. Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần tại cơ sở. Giao lưu văn hóa với nước ngoài và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới…
Định hướng phát triển nhu cầu giải trí của thanh niên vì một đời sống văn hóa - tinh thần phong phú và lành mạnh. Đảm bảo cho các điểm giải trí hoạt động đúng chức năng. Muốn đáp ứng đầy đủ và có hiệu quả nhu cầu giải trí của thanh niên cần trả lại cho các điểm giải trí sự trong sáng, lành mạnh vốn có, không để chúng bị lạm dụng làm môi trường cho các tiêu cực và tệ nạn xã hội nảy sinh. Từng bước hình thành nền công nghiệp giải trí tại Việt Nam.
Quy hoạch xây dựng các tổ hợp giải trí một cách khoa học. Các điểm giải trí cần phải được xây dựng dưới dạng tổ hợp, trên một diện tích liên hoàn với nhiều loại hình hoạt động phong phú, đáp ứng được nhiều loại sở thích, nhiều lứa tuổi khác nhau.
Sáng tạo những mô hình đa dạng đáp ứng nhu cầu giải trí đồng thời nâng cao chất lượng các sản phẩm phục vụ giải trí. Cho dù mô hình giải trí như thế nào đi nữa, chúng vẫn không thu hút nổi khách nếu chất lượng các dịch vụ giải trí không cao. Ví dụ nhu cầu xem phim của cư dân không hề giảm, thậm chí vẫn
tăng theo chiều hướng chúng ta mong đợi, nhưng các rạp chiếu phim lại rơi vào
“khủng hoảng” vì chất lượng phim chưa cao. Tương tự, sân khấu đang cần những vở diễn, những chương trình thật sự có chất lượng giúp các nhà hát tìm lại sức sống cho mình..
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu giải trí hiện có bằng cách thay đổi phương pháp cơ chế và đổi mới đội ngũ những người quản lý. Song sông với nó, cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên viên, khắc phục tình trạng bố trí công việc không đúng chuyên môn hoặc kiêm nhiệm quá nhiều. Chuyển chức năng những cơ sở hoạt động yếu kém hoặc không có điều kiện hoạt động, tập trung đầu tư cho những cơ sỏ hoạt động tốt. Phi quốc doanh hóa một số địa điểm dịch vụ giải trí nhà nước hoạt động không hiệu quả bằng những hình thức như liên doanh, cổ phần hóa.
KẾT LUẬN
Nhu cầu giải trí đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của cá nhân và toàn xã hội nói chung. Nó tạo sự cân bằng với những hoạt động lao động sản xuất - chính trị - xã hội khác. Chính nhờ có nó mà xã hội luôn luôn ổn định và phát triển. Dối với thanh niên, những người đang phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình nhu cầu này càng quan trọng.
So với trước đây, nhu cầu giải trí của thanh niên Hà Nội hiện nay đã có nhiều biến đổi sâu sắc cả về lượng và chất. Trong khi đó sự đáp ứng của Hà Nội đối với nhu cầu giải trí của thanh niên hiện nay còn tồn tại nhiều hạn chế. Thực trạng này là hệ quả tất yếu của những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Thực tế đó đang đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của toàn xã hội đối với nhu cầu giải trí của thanh niên. Cần triển khai đồng bộ các biện pháp đa dạng trên nhiều lĩnh vực, từ biện pháp quản lý hành chính, xử lý dân sự và hình sự, đến biện pháp giáo dục, tác động tới nhận thức, làm thay đổi dần quan niệm xã hội đối với giải trí. Đây là công việc phức tạp và khó khăn, đòi hỏi thời gian và sự đầu tư thỏa đáng không chỉ về kinh phí mà cả công sức và trí tuệ của xã hội. Nó đồng thời đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội: các cấp các ngành, các đoàn thể cũng như từng gia đình và nhóm sở thích. Cần có sự kết hợp chặt chẽ và phối hợp nhịp nhàng giữa tất cả các chủ thể trên mới có thể đáp ứng thỏa đáng nhu cầu giải trí cho thanh niên nói riêng và toàn xã hội nói chung.