BÀI 19. KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT

Một phần của tài liệu Giao an Dia li 6 2010 2011 (Trang 47 - 53)

1-Kiến thức :

-Học sinh nắm được khái niệm khí áp , hiểu và trình bày được sự phân bố khí áp trên trái đất .

-Nắm đươc hệ thống các loại gió thường xuyên trên Trái đất , đặc biệt gióTín phong , gió Tây ôn đới và các vòng hoàn lưu khí quyển .

2-Kyõ naêng :

- Biết xem hay sử dụng hình vẽ mô tả hệ thống gió trên Trái Đất và giải thích hoàn lưu khớ quyeồn .

3 - Thái độ: Có ý thức trách nhiệm chống ô nhiễm môi trường.

II) CHUAÅN BÒ

-Bản đồ khí hậu thế giới

-Hình vẽ 50, 51 phóng to từ SGK .

III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1/ Ổn định lớp: SS 

6A... / ...

6B... / ...

2/ Kiểm tra bài cũ

-Thời tiết là gì ? Thời tiết và khí hậu khác nhau như thế nào ?

- Sự thay đổi nhiệt độ không khí trên Trái đất phụ thuộc vào các yếu tố nào ?

3/-Bài mới :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1. KHÍ ÁP VÀ CÁC ĐAI KHÍ ÁP TRÊN TRÁI ĐẤT

GV thông báo : Khí áp là sức ép của lớp không khí lên bề mặt đất .Không khí tuy nhẹ nhưng với bề dày khí quyển bằng chiều cao của lớp vỏ khí ( GV có thể yêu cầu HS nhắc lại chiều cao các tầng khí quyển )

Thì sức ép của không khí lên bế mặt đất là lớn .

Khí áp ở mỗi nơi trên bề mặt đất không giống nhau . Do đó để biết được khí áp 1 nơi người ta

I- Khí áp và các đai khí áp trên Trái Đất :

-Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất

-Dung cụ để đo khí áp là áp kế

-Khí áp được phân bố trên bề mặt Trái Đất thành các đai khí áp thấp và cao từ

dùng dụng cụ để đo khí áp gọi là áp kế . GV giới thiệu cho HS mô hình của áp kế .

Yêu cấu HS quan sát hình 50 SGK cho biết :

? Các đai áp thấp nằm ở những vĩ độ nào ?

? Các đai áp cao nằm ở những vĩ độ nào ? GV cho biết thêm tên của các đai khi áp này .

xích đạo về cực như sau : +Aùp thấp xích đạo ( Vĩ độ 0 ) +Aùp cao chí tuyến (vĩ độ 30 ) +Aùp thấp cận cực ( vĩ độ 60 )

Hoạt động 2 GIÓ VÀ CÁC HOÀN LƯU KHÍ QUYỂN

Gió là gì ? Nguyên nhân nào làm phát sinh ra gió trên bề mặt đất ?

Nếu dùng ống bơm hơi xe đạp bơm khí vào 1 bong bóng thì không khí bị dồn nén trong bong bóng làm bóng nở ra , lúc này khí áp trong bóng cao hơn khí áp bên ngoài ,nếu mở miệng bóng thì không khí sẽ tràn từ trong bóng ra ngoài tạo thành gió . Như vậy nếu có sự chênh lệch khí áp 2 nơi thì không khí sẽ di chuyển từ nơi áp cao về nơi áp thấp , sự di chuyển này tạo thành gió .

Cho HS quan sát hình 51 SGK

Nêu vấn đề và yêu cầu thảo luận nhóm

? Trên Trái đất có những loại gió nào ?

? Mỗi loại gió bắt nguồn từ đai áp nào , thổi đến đai áp nào ?

? Từ đai áp thấp xích đạo đến đai áp thấp 60 o sự hoạt động của gió tại sao tạo nên hoàn lưu khớ quyeồn .

GV giải thích cho học sinh :

Tại xích đạo nhiệt độ nóng tạo ra các dòng thăng không khí .Lên cao dòng khí tỏa ra di chuyển vế 2 bán cầu Trái Đất .

Đến vĩ tuyến 30 tại đây tác động của lực coriolit đủ lớn làm các dòng khí giáng xuống bề mặt đất tạo ra áp cao chí tuyến ,tại đây không khí di chuyển 1 phần về xích đạo , 1phần về vĩ tuyến 60 khép kín vòng tuần hoàn khoâng khí .

II- Gió và các hòan lưu khí quyển :

-Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu vực áp cao về các khu vực áp thấp .

-Gió Tín phong : là gió hoạt động liên tục trong năm thổi từ đai áp cao chí tuyến về đai áp thấp xích đạo .

- Gió Tây ôn đới là gió thổi từ đai áp cao chí tuyến về đai áp thấp tại vĩ độ 60

o

-Sự chuyển động của không khí giữa các đai khí áp tạo thành hoàn lưu khí quyển của Trái Đất .

4- Cuûng coá :

-Trình bày sự phân bố các đai khí áp trên Trái đất ? -Cho biết sự phân bố gió Tín phong và gió Tây ?

Trang 31 5- Dặn dò

+ Học bài và làm các bài tập trongSGK ; xem trước nội dung bài 20

Ngày soạn: 18/ 01/ 2011

Ngày giảng: 6A... / / 2011 6B.../ / 2011

TIEÁT 24

BÀI 20. HƠI NƯỚC TRONG KHÔNG KHÍ . MƯA

I) MUẽC TIEÂU

1-Kiến thức :

- Phát biểu được khái niệm độ ẩm không khí , độ bão hoà hơi nước trong không khí và hiện tượng ngưng tụ hơi nước .

- Biết cách tính lượng mưa trong ngày , tháng , và năm , lượng mưa trung bình năm . 2- Kỹ năng : Biết đọc biểu đồ lượng mưa , bản đồ phân bố mưa .

3 - Thái độ: Chủ động, tích cực trong các hoạt động.

II) CHUAÅN BÒ

-Bản đồ khí hậu thế giới .

-Biểu đồ lượng mưa phóng to từ SGK III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1/ Ổn định lớp: SS 

6A... / ...

6B... / ...

2/ Kiểm tra bài cũ

-Ve õvà trình bày lên bảng sự phân bố các đai khí áp .

-Gió là gì ? gió Tín phong và gió Tây hình thành như thế nào ? 3/-Bài mới :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1. HƠI NƯỚC VÀ ĐỘ ẨM KHÔNG KHÍ

? Tỉ lệ hơi nước trong không khí là bao nhiêu

% ,được cung cấp từ những nguồn nào ? Gv thông báo: lượng hơi nước được tính bằng gram chứa trong 1m3 không khí gọi là độ ẩm không khí . Trong mỗi thời gian nhất định không khí chứa 1 lượng hơi nước nhất định . người ta dùng ẩm kế để đo lượng hơi nước thực tế trong không khí .

Yêu cầu HS quan sát bảng thống kê lượng hơi nước tối đa trong không khí trang 61 SGK

Cho bieát :

? Khả năng chứa hơi nước trong không khí có phải là vô hạn ?

? Lượng hơi nước tối đa trong không khí phụ thuộc vào yếu tố nào ? như vậy điều kiện nào có thể cho không khí chứa được nhiều hơi nước ?

I- Hơi nước và độ ẩm không khí :

-Nguồn cung cấp chính hơi nước trong không khí là nước trong biển và đại dửụng .

-Lượng hơi nước có trong không khí gọi là độ ẩm không khí .

-Không khí có chứa một lượng hơi nước nhất định . Không khí càng nóng , càng chứa được nhiều hơi nước . Không khí bão hoà hơi nước khi nó chứa 1 lượng hơi nước tối đa .

Hoạt động 2. MƯA VÀ SỰ PHÂN BỐ LƯỢNG MƯA TRÊN TRÁI ĐẤT

GV thông báo:

Không khí đang ở 30oC và đạt đến độ bão hoà 30g/m3 nhưng vẫn tiếp tục nhận hơi nước từ các nguồn làm cho không khí thừa ẩm . Hoặc đang ở độ bão hoà không khí lại tiếp xúc với khối khí lạnh vừa mới di chuyển đến làm nhiệt độ giảm xuống ( ví dụ giảm xuống 20oC) trong khi lượng hơi nước đang có vẫn là 30 g/m3 , như vậy không khí bây giờ trở nên thừa ẩm .Lúc này hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ lại thành hạt nước

Nếu các hạt nước có kích thước nhỏ được ngưng tụ trên cao sẽ tạo thành mây , trong trường hợp các hạt nước này do qúa trình chuyển động trên mây làm kíchthước lớn dần lên sẽ rơi xuống đất tạo thành mưa

? Người ta đo lượng mưa và biểu hiện lượng mưa ở 1 nơi như thế nào ? Yêu cầu HS quan sát hình 52 và 53 trong SGK .

II- Mưa và sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất :

- Sự ngưng tụ hơi nước : không khí bão hoà hơi nước , nếu vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị hoá lạnh thì lượng hơi nước thừa trong không khí sẽ ngưng tụ, đọng lại thành hạt nước , sinh ra các hiện tượng mây, nưa , sường mù

.a/Tính lượng mưa .

Trang 31

GV giới thiệu qua cách sử dụng thùng đo mưa . Yêu cầu HS xem mục 2-a trong SGK và phát biểu cách tính lượng mưa tháng, năm, lượng mưa trung bình naêm.

Dựa vào bảng thống kê lượng mưa TP Hồ Chí Minh (trang 63 SGK ) yêu cầu HS tính lượng mưa cả năm .

Gv giới thiệu HS xem và đọc biểu đồ về lượng mưa ở hình 53 SGK dựa theo các câu hỏi hướng daãn trong SGK

Yêu cầu HS quan sát bản đồ phân bố lượng mưa trên thế giới :

? Những khu vực có lượng mưa dưới 200mm thuộc vĩ độ nào

? Những khu vực có lượng mưa từ 1000mm-2000mm , thuộc vĩ độ nào ?

? Phần lớn lục địa Trái đất có lượng mưa khoảng bao nhieâu

? Nhận xét về sự phân bố lượng mưa trên thế giới ?

b/Sự phân bố lượng mưa trên thế giới:

- Sự phân bố mưa : trên Trái đất , lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo về 2 cực

4- Cuûng coá :

-Độ bão hoà trong không khí phụ thuộc vào yếu tố nào ?

-Những khu vực co ùlượng mưa lớn trên thế giới thường cónhững điều kiện gì về nhiệt độ và vị trí ?

5- Dặn dò

+ Học bài Làm bài tập trong SGK , xem bài đọc thêm và cho biết về hiện tượng sương muứ .

Ngày soạn: 25/ 01/ 2011

Ngày giảng: 6A... / 02/ 2011 6B.../ 02/ 2011

TIẾT 25. THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ – LƯỢNG MƯA

I- MUẽC TIEÂU:

1-Kiến thức :

Bước đầu biết nhận dạng biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của nửa cầu Bắc và Nam dựa trên kiến thức đã học ve àhệ qủacủa chuyển động Trái Đất quanh mặt trời .

2-Kyõ naêng :

Biết cách đọc , khai thác thông tin và rút ra nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa của một địa phương được thể hiện trên bản đồ .

3 - Thái độ: Chủ động, tích cực trong các hoạt động.

II) CHUAÅN BÒ

Hình vẽ phóng to các biểu đồ hình 55, 56, 57 trong SGK .

III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1/ Ổn định lớp: SS 

6A... / ...

6B... / ...

2/ Kiểm tra bài cũ

- Trong những điều kiện nào hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây mưa ? - Biểu đồ lượng mưa ở 1 địa điểm cho ta biết những điều gì ?

3/-Bài mới :

Hoạt động 1:

CẤU TRÚC, NỘI DUNG VÀ CÁCH ĐỌC, PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ KHÍ HẬU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh + GV thông báo cho học sinh rõ để biểu

hiện đặc điểm về chế độ nhiệt và mưa ở 1 nơi thì từ các số liệu đã đo đạc thống kê người ta đã vẽ thành biểu đồ khí hậu như hình 55 trong SGK biểu đồ này còn gọi là biểu đồ nhiệt độ lượng mưa .

+ Yêu cầu HS Xem mục 1 trong SGK và thực hiện các yêu cầu của sách . Sau đó GV tổng kết các ý chính.

+ Yêu cầu HS xem và làm các yêu cầu cuỷa muùc 2 SGK :

+ GV hướng dẫn HS cách xác định các giá trị về nhiệt độ trên cơ sở xác định trên đường đồ thị các giá trị cực đại và các giá trị cực tiểu là bao nhiêu vào thời gian nào ? và cách tính biên độ nhiệt.

-GV hướng dẫn cách xác định giá trị vế lượng mưa trên cơ sở chọn giá trị cực đại và cực tiểu vào thời gian nào ? tương ứng

Biểu đồ này biểu hiện cả 2 yếu tố thời tiết là

+ Nhiệt độ : được biểu hiện bằng đường đồ thị và để xem các giá trị về nhiệt độ thì phải xem trục biểu hiện đơn vị là oC + Lượng mưa :được biểu hiện bằng hình cột , có 12 cột cho biểu hiện lượng mưa của 12 tháng . Lượng mưa trong mỗi tháng tưởng ứng với chiều cao của cột . giá trị về lượng mưa xem ở trục có đơn vị là mm.

+ Nhiệt độ giữa các tháng có sự chênh lệch tháng mùa hè (tháng nóng nhất ) vào tháng nào ? Tháng mùa đông ( tháng lạnh nhất ) là tháng nào ? Kết luận chung về neàn nhieọt

+ Lượng mưa : lượng mưa giữa các tháng như thế nào ? ( mưa tập trung hay mưa rải đều các tháng . Tháng cao điểm mưa là vào mùa nào ? Chênh lệch giữa tháng khô

Trang 31

với mùa nào ở Bắc bán cầu ? Cách tính chênh lệch lượng mưa

-GV hướng dẫn HS sau khi lập xong bảng số liệu thì dựa vào bảng này để nhận xét nhử sau

và tháng mưa là bao nhiêu

mm ? Kết luận chung về chế độ mưa .

Hoạt động 2 :

ĐỌC VÀ PHÂN T CH 2 BIE U ĐÒ KH HẬU, XA C ĐỊNH BIE U ĐỒ NÀOÍ Å Í Ù Å THUỘC BẮC, NAM BA N CẦU Ù

+ Cho học sinh làm việc cá nhân hoặc thảo luận nhóm.

- Điền vào bảng theo yêu cầu trong SGK

? nhận xét về nhiệt độ và lượng mưa ở tại 2 biểu đồ A và B .

-Yêu cầu HS làm câu hỏi 5 trong SGK : Chú ý căn cứ vào lượng mưa ta không xác định chính xác được là biểu đồ ở bán cầu nào ?

- Cá nhân hay đại diện nhóm báo cáo kết qủa làm việc .

- Căn cứ vào tháng nóng nhất : nếu là các tháng 6-9 , tháng lạnh nhất : nếu là các tháng 112 thì đây là biểu đồ ở Bắc bán cầu , còn ngược lại là biểu đồ nam bán cầu.

- Căn cứ vào hình dạng đường đồ thị : Nếu đường đồ thị cong lên thì biểu đồ này ở bắc bán cầu , nếu đồ thị võng xuống thì biểu đồ này ở nam bán cầu . 4 - Cuûng coá :

-Phân tích 1 biểu đồ khí hậu thì chúng ta phải phân tích như thế nào ?

-Căn cứ vào đâu ta có thể xác định được biểu đồ thuộc bán cầu nào của Trái Đất 5 - Dặn dò :

-Về nhà xem lại bài thực hành ngày hôm nay .

-Xem bài Các đới khí hậu trên Trái Đất theo nội dung hướng dẫn ở câu hỏi SGK . _______________________________________________________________________

____________

Ngày soạn: 30 / 01/ 2011

Ngày giảng: 6A... / 02/ 2011 6B.../ 02/ 2011

Một phần của tài liệu Giao an Dia li 6 2010 2011 (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w