I) MUẽC TIEÂU
1-Kiến thức :- Biết được độ muối của nước biển , đại dương và nguyên nhân làm cho nước biển , đại dương có độ muối .
- Biết các hình thức vận động của nước biển và đại dương và nguyên nhân của chúng . 2-Kỹ năng Biết đọc và phân tích bản đồ các dòng biển , tranh.
3. Thái độ: HS chủ động, tích cực trong các hoạt động.
II) CHUAÅN BÒ
-Bản đồ tự nhiên thế giới -Tranh ảnh sóng thủy triều
III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1/ Ổn định lớp: SS
6A... / ...
6B... / ...
2/ Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là sông? Chỉ trên bản đồ về các thành phần của hệ thống sông Hồng ( phụ lưu là các sông nào ? , chi lưu là các sông nào )
-Đặc điểm của 1 con sông được thể hiện qua yếu tố nào ? -Ho àlà gì ? Hồ khác với sông ở đặc điểm nào ?
3/ Bài mới :
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ ĐỘ MUỐI CỦA BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
? Nước biển và nước sông co ùđặc điểm gì khác biệt ?
? Vì sao nước biển lại mặn ?
? quan sát bản đồ tự nhiên thế giới xác định vị trí các đại dương và nhận xét .
? Các đại dương có diện tích thế nào ? Các biển và đại dương có thông với nhau không.
+ GV thông báo : Biển và đại dương đều lưu thông với nhau và hợp thành một lớp nước mặn duy nhất phủ trên bề mặt Trái Đất được gọi chung là đại dương. Đây là nơi tiếp nhận các chất khoáng được nước mưa hoà tan từ trên các lục địa rồi đổ dồn xuống . Qua hàng triêu năm của sự tích lủy này làm cho độ mặn của biển càng tăng lên . Độ mặn trung bình hiện nay là 35o/oo
GV yêu cầu HS xác định trên bản đồ vị trí của biển Hồng Hải biển Chết và Ban tích rồi cho HS thông tin về độ mặn của Hồng Hải 43o/oo ,biển chết 260o/oo Ban Tích 31o/oo
? Dựa vào bản đồ giải thích tại sao có sự
I-Độ muối nước biển và đại dương : + HĐ cá nhân với SGK trả lời các câu hỏi.
Nước biển và đại dương thông với nhau . Độ muối trung bình của biển là 35o/oo .
Trang 31
chênh lệch về độ mặn này ? (do lượng bốc hơi, mưa , nguồn nước sông đổ ra )
Hoạt động 2: TÌM HIỂU VỀ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
? quan sát tranh 61 cho biết đây là tranh của hiện tượng gì ?
+ GV thông báo bản chất của sóng là hiện tượng dao động tại chỗ của mặt nước do tác động của gió lên mặt nước ( ví như hòn đá rơi xuống mặt nước tạo sóng )
? quan sát tranh 62 và 63 cho biết hiện tượng gì trong tranh ? Mực nước ở hiện tượng này trong tranh có gì khác biệt ?
Mực nước ở mổi tranh diễn ra vào thời gian nào trong ngày ?
GV chốt ý: hiện tượng mực nước lên xuống có chu kỳ trong 1 ngày đêm gọi là hiện tượng thủy triều .
GV thông báo nguyên nhân phatù sinh hiện tượng thủy triều là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Dất .
? quan sát hình 64 cho biết đây là hình gì ?
? Các dòng biển là gì ? Chảy ở đâu ? Có khác với dòng sông không ?
+ GV thông báo: dòng biển được hình thành do tác động của gió , chênh lệch độ mặn , nhưng phần lớn các dòng biển hình thành do gió .
? quan sát hình 64 cho biết ở bán cầu bắc có những dòng biển nào ?
Mỗi dòng biển có hướng chảy trùng với hướng gió thường xuyên nào ?
Về tính chất dòng biển có mấy loại ?
? trình bày khái quát về ảnh hưởng của dòng biển đến khí hậu .
II- Sự vận động của nước biển và đại dửụng
-Sóng : là hiện tượng dao động của bề mặt nước biển. Sóng được phát sinh chủ yếu do tác động của gió lên bề mặt nước .
-Thủy triều : là hiện tượng dao động của mực nước biển ,là hiện tượng mực nước biển dâng lên và hạ xuống có chu kì trong 1 ngày . Nguyên nhân phát sinh do lực hút của mặt trăng , mặt trới đối với Trái Đất .
-Các dòng biển :là nhữngdòng nước chảy trong biển và đại dương . Nguyên nhân phát sinh do tác động của gió , chênh lệch nhiệt độ , độ muối ,mực nước.
Các dòng biển có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu các vùng ven biển mà chúng chảy qua .
4 - Cuûng coá:
-Nước biển có những hình thức vận động nào ? Nêu nguyên nhân tạo ra các hình thức vận động đó?
- Em hãy kể ích lợi của môĩ hình thức vận động của biển đến hoạt động kinh tế và đời sống con người .
5 - D ặn dò :
- Làm các bài tập trong SGK, xem lại hình 64 và học bài kỹ phần các dòng biển chuẩn bị tiết sau thực hành .
Ngày soạn: 21 / 3 / 2011 Ngày giảng: 6A... / 4 / 2011 6B.../ 4 / 2011