1.2. Thực trạng bệnh tăng huyết áp trên thế giới và tại Việt Nam
1.2.1. Thực trạng tăng huyết áp trên thế giới
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay bệnh tim mạch đang là nguyên nhân hàng đầu của tử vong không những ở các quốc gia đã phát triển mà ngay cả quốc gia đang phát triển. Tử vong do bệnh tim mạch chiếm 1/3 tử vong chung của toàn thế giới (17/50 triệu ca tử vong) trong đó 80% tập trung ở các quốc gia đang phát triển. Một trong những yếu tố nguy cơ tim mạch chính đã được khẳng định là THA, tỷ lệ THA trên thế giới từ 10- 20% đối với người trên 18 tuổi. Tăng huyết áp đã ảnh hưởng đến một tỷ người trên toàn thế giới, dẫn đến các cơn đau tim và đột quỵ. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng huyết áp tăng lên hiện nay giết chết khoảng 9,4 triệu người mỗi năm [11]. Trước sự gia tăng và tác động to lớn của THA, WHO (2001) đã có báo cáo toàn cầu về tăng huyết áp: “kẻ sát nhân thầm lặng, cuộc khủng hoảng sức khoẻ cộng đồng toàn cầu”. Theo đó, người lớn trên thế giới có tỷ lệ THA là 28,5% (27,3- 29,7%) ở các nước thu nhập cao và 31,5% (30,2 - 32,9%) ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Từ năm 2000 đến 2010, tỷ lệ THA chuẩn hóa theo tuổi đã giảm 2,6%
ở các nước có thu nhập cao nhưng tăng 7,7% ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Trong cùng thời kỳ, tỷ lệ nhận thức (58,2% so với 67,0%), điều trị (44,5%
so với 55,6%), và kiểm soát (17,9% so với 28,4%) tăng đáng kể ở các nước thu nhập cao, trong khi nhận thức (32,3% so với 37,9%) và điều trị (24,9% so với 29,0%) tăng ít hơn, và kiểm soát (8,4% so với 7,7%) thậm chí giảm nhẹ ở các nước thu nhập thấp và trung bình [11]. Tài liệu này cũng hướng dẫn để bệnh nhân THA có thể phòng ngừa và điều trị được và làm thế nào để các chính phủ,
nhân viên y tế, khu vực tư nhân, gia đình và cá nhân cùng hợp sức để giảm sự tăng huyết áp và tác động của nó.
Dữ liệu từ các cuộc điều tra quốc gia và khu vực khác nhau cho thấy THA là phổ biến ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở khu vực đô thị. Một số yếu tố nguy cơ THA dường như phổ biến hơn ở các nước đang phát triển so với các nước phát triển [13]. Theo Norm R. Campbell, Tej Khalsa và cộng sự (2016), THA là yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với tử vong và tàn tật trên toàn cầu, là nguyên nhân gây ra khoảng 10,3 triệu người chết và 208 triệu người tàn tật năm 2001. Cứ 10 người lớn trên 25 tuổi thì có khoảng 4 người mắc THA, và ước tính 9 trong số 10 người lớn sống đến 80 tuổi sẽ bị THA. Hai phần ba số người bị THA là ở các nước đang phát triển [14]. Tara Kessaram, Jeanie McKenzie và cộng sự (năm 2015) nghiên cứu về các bệnh không lây nhiễm và các yếu tố nguy cơ ở quần thể người lớn ở một số quần đảo thuộc Thái Bình Dương: kết quả từ phương pháp tiếp cận theo phương pháp của WHO về giám sát, cho thấy tỷ lệ THA đã vượt quá 25% ở một số quần thể. Ở Ấn Độ (năm 2014), tác giả Anchala, Raghupathy và cộng sự tiến hành một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp về sự phổ biến, nâng cao nhận thức và kiểm soát tăng huyết áp đối với người lớn (≥18 tuổi) tại một số vùng nông thôn và thành thị của Ấn độ. Qua tổng hợp 142 bài viết trong tổng số 3.047 bài viết, kết quả cho thấy tỷ lệ THA chung của Ấn Độ là 29%, nông thôn 25% và thành thị là 33%.
Trong số này, 25% người dân ở nông thôn và 42% người dân ở đô thị nhận thức được tình trạng THA của họ. Chỉ có 25% người THA ở nông thôn và 8% người THA ở đô thị đang được điều trị THA. Tỷ lệ đạt huyết áp mục tiêu ở người THA thuộc khu vực nông thôn và khu vực đô thị lần lượt là 10% và 20% [16]. Một điều tra về sự phổ biến, nâng cao nhận thức, điều trị và kiểm soát tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ liên quan trong dân số trưởng thành ở Bangladesh (2011) trên mẫu đại diện là 7.876 người tuổi từ 35 tuổi trở lên, sử dụng mô hình hồi quy logistic để xác định các yếu tố nguy cơ đối với nhận thức, điều trị và kiểm soát THA. Kết quả:
Nhìn chung, tỷ lệ chuẩn hóa theo tuổi của tiền THA và THA lần lượt là 27,1% và
Thang Long University Library
24,4%. Trong số những bệnh nhân bị tăng huyết áp thì chỉ có 50,1% biết về tình trạng HA của họ, 41,2% là trong điều trị, nhưng chỉ có 1,4% đạt huyết áp mục tiêu[17]. Tại Rumani các tác giả tổ chức hai (02) cuộc điều tra cắt ngang cách 7 nhau 7 năm, cuộc thứ nhất với 2.017 cá nhân tuổi từ 18-85, tỷ lệ tham gia nghiên cứu 45%, cuộc thứ hai với 1.975 cá nhân tuổi từ 18-80, tỷ lệ tham gia nghiên cứu 69%, bằng cách phỏng vấn theo bộ câu hỏi, đo huyết áp và các số đo nhân trắc học trong hai nghiên cứu. Tỷ lệ THA ở Rumani là 40,41%, nhận thức đúng về THA là 69,55%, trong đó với 59,15% cá nhân THA được điều trị, tỷ lệ kiểm soát được HA là 25%. Qua 7 năm, đã giảm 10,7% về tỷ lệ THA, gia tăng 57%
trong nhận thức của THA và tăng 52% trong điều trị tăng huyết áp, dẫn đến gần như tăng gấp đôi tỷ lệ kiểm soát của THA [18]. Một nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ (2012), các tác giả tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá dịch tễ học hiện tại của tăng huyết áp, bao gồm mức độ phổ biến của nó, nhận thức, điều trị và kiểm soát huyết áp để đánh giá những thay đổi trong các yếu tố này trong 10 năm qua bằng cách so sánh kết quả với sự phổ biến, nâng cao nhận thức, điều trị và kiểm soát tăng huyết áp ở Thổ Nhĩ Kỳ từ dữ liệu nghiên cứu năm 2000, cũng như đánh giá các thông số ảnh hưởng đến nhận thức và kiểm soát huyết áp. Kết quả: Mặc dù tỷ lệ THA ở 2 cuộc điều tra đã ổn định ở mức khoảng 30%, song nhận thức về THA, điều trị và tỷ lệ kiểm soát THA đã được cải thiện ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nhìn chung, 54,7% bệnh nhân THA đã nhận thức đúng về bệnh của họ trong năm 2012 so với 40,7% trong năm 2000. Tỷ lệ điều trị tăng huyết áp tăng từ 1,1%
năm 2000 lên 47,4% vào năm 2012, và tỷ lệ kiểm soát ở bệnh nhân THA tăng từ 8,1% năm 2000 lên 28,7% trong năm 2012. Tỷ lệ kiểm soát THA ở bệnh nhân điều trị được cải thiện giữa năm 2000 (20,7%) và năm 2012 (5,9%). Qua các số liệu nêu trên đây đã cho thấy, vẫn còn một số lượng lớn của THA không được điều trị hoặc điều trị không đầy đủ ở Thổ Nhĩ Kỳ[19]. Nghiên cứu của các tác giả Norm Campbell, Pedro Ordunez và cộng sự (2017): Thực hiện các chỉ số hiệu suất được chuẩn hóa để cải thiện kiểm soát huyết áp ở cả cấp độ dân cư và tổ chức chăm sóc sức khoẻ, các tác giả đã đưa 8 ra các khuyến nghị sửa đổi từ
cuộc họp của chuyên gia về Tổ chức Y tế Hoa Kỳ về "các chỉ số hoạt động" được sử dụng để đánh giá các thực hành lâm sàng. Như vậy, quản lý huyết áp sẽ vẫn là vấn đề sức khoẻ quan trọng trên toàn cầu và các kết quả đo lâm sàng là một thành phần quan trọng để hiểu gánh nặng toàn cầu và đánh giá tác động của các can thiệp [20]. Các tác giả Tej K. Khalsa, Norm R.C. Campbell và cộng sự (2015) tiến hành đánh giá nhu cầu các tổ chức THA Quốc gia Châu Phi Tiểu vùng Sahara, về các chương trình phòng ngừa và kiểm soát THA cho thấy: Ở khu vực Châu Phi, THA là một trong những gánh nặng bệnh tật lớn nhất, với tỷ lệ hiện mắc THA ở người lớn trên 25 tuổi là 46% và tỷ lệ THA đang gia tăng ở hầu hết các quốc gia ở Châu Phi vùng hạ Sahara [16]. Theo tác giả Sarki, Ahmed M. MSc và cộng sự (2015), báo cáo đánh giá về phòng, chống THA ở châu Mỹ Latinh và vùng Caribê. Qua báo cáo nêu trên cho thấy gánh nặng đối với bệnh tim mạch chiếm 29% số ca tử vong và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở tất cả các nước (Haiti, Bolivia và Nicaragua).
Mỗi năm, có khoảng 1,6 triệu người chết do các bệnh này ở khu vực này, nửa triệu người trong số họ chết trước
70 tuổi. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính cho bệnh tim thiếu máu cục bộ và bệnh mạch não, ảnh hưởng từ 20% đến 40% người lớn trong khu vực này. Ở Châu Mỹ Latinh và Caribê, một khu vực có sự chênh lệch về kinh tế xã hội và các quốc gia ở các giai đoạn khác nhau của quá trình chuyển đổi dịch tễ, việc phòng ngừa và kiểm soát THA đã được ưu tiên nhưng khá không đồng đều [21].
Diễn đàn kinh tế Thế giới dự báo, đến năm 2025, gần ba phần tư người bị THA sẽ sống ở các nước đang phát triển. Diễn đàn này cũng mô tả các NCD như là mối đe dọa lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế, dự báo một sự mất mát tích lũy trong sản lượng kinh tế toàn cầu là 47 nghìn tỷ USD, hay 5% tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2030 [4].