Thực trạng bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi tại Việt Nam

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thực trạng bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi tại xã bắc phong, huyện cao phong, hòa bình năm 2020 và một số yếu tố liên quan (Trang 26 - 29)

1.2. Thực trạng bệnh tăng huyết áp trên thế giới và tại Việt Nam

1.2.2. Thực trạng bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi tại Việt Nam

Thang Long University Library

Vấn đề già hóa dân số ở Việt Nam đang trở thành thách thức đối với kinh tế - xã hội. Tại hội thảo này, theo các chuyên gia y tế, chi phí chăm sóc y tế người cao tuổi cao gấp 7 lần so với người trẻ nếu không có các giải pháp thích hợp. Người cao tuổi mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch, nội tiết, trầm cảm, mất trí nhớ, các bệnh về xương khớp..., ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống người cao tuổi [1], [6].

Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam cho thấy tình hình tăng huyết áp ở người cao tuổi đang là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Nghiên cứu tỷ lệ tăng huyết áp ở người cao tuổi tỉnh Hải Dương trên cơ sở điều tra 3.117 người cao tuổi tại cộng đồng, tác giả Nguyễn Đăng Phải đã đưa ra tỷ lệ tăng huyết áp là 28,2%, trong đó nam cao hơn nữ (30,3% so với 26,7%) [19]. Năm 2006, Đinh Thị Hương nghiên cứu sức khỏe, bệnh tật người cao tuổi tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên thấy tỷ lệ THA là 19,5% [21]. Trong khi đó, Viện chiến lược và Chính sách y tế năm 2006 đã đưa ra tỷ lệ tăng huyết áp của người cao tuổi qua điều tra 7 tỉnh trong cả nước (bao gồm Sơn La, Hải Dương, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Đắc Lắc, Bà Rịa – Vũng Tàu và Vĩnh Long) là 28,4%.

Theo Phạm Thắng khi nghiên cứu tình hình bệnh tật của người cao tuổi tại

3 xã, phường thuộc 3 miền Bắc, Trung, Nam: Phường Phương Mai (Hà Nội), xã Phú Xuân (Huế) và xã Hòa Long (Bà Rịa – Vũng Tàu) thấy nổi bật trong bệnh tim mạch là tăng huyết áp (HA ≥ 140/90mmHg), tỷ lệ tăng huyết áp là 45,6%, không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm tuổi ≥ 75 là 54,6%, cao hơn một cách rõ rệt so với nhóm 60 – 74 tuổi là 42%. Tỷ lệ huyết áp tâm thu đơn độc là 24,8%. Có 18,5% người cao tuổi bị tụt huyết áp tư thế. Thứ hai là bệnh mạch vành 9,9%, biểu hiện bằng đau ngực trên lâm sàng và thay đổi trên điện tâm đồ. Tỷ lệ suy tim là 6,7%, chủ yếu ở những người tăng huyết áp, suy vành, bệnh van tim, suy tĩnh mạch chi dưới cũng thường gặp, tỷ lệ là 16,1%

[27].

Theo Nguyễn Đức Hoàng, Dương Vĩnh Linh, Trần Hữu Dàng, Nguyễn Dung và cộng sự (2004), khi tiến hành nghiên cứu trên 227 cụ tại xã Hương Vân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa thiên Huế cho thấy tỷ lệ người cao tuổi ở nữ cao hơn nam, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,001). Tỷ lệ tăng huyết áp là 40,53%, khác biệt có ý nghĩa thống kê với người không tăng huyết áp (p< 0,01).

Có sự tương quan chặt chẽ giữa tuổi với huyết áp tâm thu (p<0,001), huyết áp tâm trương (p<0,05). Tương quan thuận giữa BMI với VB/VM (p<0,001) và tuổi (p<0,01) [8]

Tại Khánh Hòa, năm 2008 Trương Tân Minh, Lê Tấn Phùng và cộng sự khi nghiên cứu 2.240 người cao tuổi thấy kết quả tỷ lệ tăng huyết áp ở Khánh Hòa là khá cao: 48,1% (95% độ tin cậy: 46,0% - 50,2%). Tăng huyết áp ở nam cao hơn nữ có ý nghĩa thống kê (52,2% so với 45,4%), người Kinh cao hơn người Raglai (48,5% so với 29,7%). Có mối tương quan giữa tăng huyết áp với chỉ số BMI và tuổi [14].

Theo Ngô Trí Tuấn, Hoàng Văn Minh và cộng sự nghiên cứu về: Tăng huyết áp ở người dân 40-79 tuổi tại xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan. Kết quả cho thấy tỷ lệ THA của nhóm đối tượng nghiên cứu là 5,7%, tỷ lệ THA ở nam cao hơn nữ là 1,53 lần [11]. Nghiên cứu về tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến THA ở người cao tuổi tại thị trấn Châu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội, năm 2011, cho thấy: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 207 người cao tuổi (người từ 60 tuổi trở lên). Kết quả cho thấy 45% người cao tuổi bị THA, trong đó có hơn 1/ người cao tuổi không biết mình bị THA [12].

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Ngọc và cộng sự năm 2007 trên 210 người cao tuổi (trên 60 tuổi) đang sinh sống tại phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội kết quả cho thấy tỷ lệ THA chung: 37,6%, trong đó nam THA 48,5%, nữ THA 32,4%. Nhóm tuổi từ 70 tuổi đến 79 tuổi có tỷ lệ THA là 47,1%, nhóm người từ 60 tuổi đến 69 tuổi: 31,7%, người trên 80 tuổi:

Thang Long University Library

45,5%. Tỷ lệ tiền THA tâm thu chiếm 29,5%, nam giới: 33,8 % và nữ giới:

27,5%. THA tâm thu giai đoạn 1 chiếm tỷ lệ 23,8%, THA tâm thu giai đoạn 2: 10,0% [10].

Chúng ta đang chứng kiến một cuộc cách mạng về tăng tuổi thọ trên phạm

vi toàn thế giới. Trong thế kỷ qua, tuổi thọ trung bình của loài người đã tăng thêm hơn 30 năm. Đây là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của loài người. Thành tựu này, cùng với sự tăng nhanh của dân số trong nửa đầu thế kỷ XXI đồng nghĩa với số người cao tuổi trên thế giới sẽ tăng từ 600 triệu người năm 2000 lên 2 tỷ người năm 2025. Tỷ lệ người cao tuổi sẽ tăng từ 10 lên 15%. Các nước đang phát triển sẽ là nơi có tỷ lệ người cao tuổi tăng cao nhất và nhanh nhất. Mặc dù hiện tại cấu trúc dân số nước ta vẫn thuộc loại trẻ, song tỷ lệ người cao tuổi đang có xu hướng tăng nhanh. Theo dự báo sẽ tăng gấp đôi từ 8,1% năm 1999 lên đến 16,6% năm 2029 [9].

Ngành y tế cũng sẽ phải đương đầu với những thách thức mới, cùng với sự gia tăng tuổi thọ trung bình, mô hình bệnh tật của nước ta cũng đang thay đổi nhanh chóng. Một mặt chúng ta vẫn phải đương đầu với các bệnh lây truyền, mặt khác chúng ta phải đối phó với sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh không lây nhiễm. Chi phí y tế cho người cao tuổi sẽ tăng lên nhanh chóng, điều này đặc biệt quan trọng nếu chúng ta biết là bình quân chi phí y tế cho một người cao tuổi cao gấp 7 lần so với một người ở nhóm tuổi trẻ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, chi phí y tế cho nhóm người trên 75 tuổi chiếm tới 30% tổng ngân sách y tế của một quốc gia [9].

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ thực trạng bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi tại xã bắc phong, huyện cao phong, hòa bình năm 2020 và một số yếu tố liên quan (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w