4.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SUY DINH DƯỠNG CỦA TRẺ
4.2.1. Các yếu tố từ phía trẻ
* Sốt rét:
Trẻ bị mắc bệnh sốt rét có tỷ lệ SDD 65,0% cao hơn trẻ không mắc bệnh sốt rét (21,4%) có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Các trẻ sống ở các vùng núi này
Thang Long University Library
55
phần lớn bị sốt rét 1 – 2 trong đời sống của trẻ, nhưng vận động cho trẻ nằm màn chưa đạt hiệu quả cao do thói quen sinh hoạt của người dân tộc Vân kiều, Chứt chủ yếu ngủ trong hang đá hoặc ngủ giữa rừng. Do đó họ không nằm ngủ màn.
Dân tộc Vân Kiều và dân tộc Chứt dựa vào bếp lửa giữa nhà để xua đuổi côn trùng trong đó có các loài muỗi. Tại 2 xã Tân Trạch và Thượng Trạch, tỷ lệ mắc Sốt rét cao nhất toàn tỉnh. Hiện nay công tác Phòng chống Sốt rét đã được triển khai hiệu quả, làm giảm các quan niệm cũ như nguyên nhân sốt rét là do ma làm, hoặc muốn điều trị sốt rét thì mời các thầy mo đến cũng bái.
Năm 2018 số BN sốt rét trong toàn tỉnh còn 34 BN trong đó tải các xã Tân trạch và Thượng Trạch là 25BN, giảm 50% so với năm 2015 và không còn bệnh nhân tử vong do sốt rét.
Các bệnh nhiễm ký sinh trùng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Trẻ bị SDD khả năng miễn dịch giảm do đó làm tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng. Mặt khác khi trẻ ốm các bà mẹ hay kiêng cử, trẻ ít ăn sẽ làm tăng nguy cơ SDD.
* Viêm hô hấp cấp,Tiêu chảy trong 2 tuần qua.
Bảng 3.12 cũng cho thấy đối với SDD thể nhẹ cân thì những trẻ bị mắc bệnh tiêu chảy có tỷ lệ SDD 40,2% cao hơn so với trẻ không mắc bệnh tiêu chảy (p<0,05); Viêm đường hô hấp có tỷ lệ SDD 36,1% so với không bị viêm hô hấp cấp(19,4) (p<0,05), cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa bệnh tật và SDD trẻ em. Trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp sẽ là cho thể lực của trẻ giảm sút, trẻ không hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng, đồng thời trong quá trình bị nhiễm khuẩn hô hấp trẻ phải tiêu hao năng lượng lớn do tăng và rối loạn quá trình chuyển hóa trong cơ thể, còn ngược lại trẻ bị SDD thì khả năng hấp thu của trẻ kém, gây ra thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, trẻ bị suy giảm miễn dịch sẽ dễ bị nhiễm các bệnh đường hô hấp, cho nên trẻ có một thể lực tốt đó là không bị suy dinh dưỡng thì tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp càng hạn chế. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp là bệnh lý trẻ thường xuyên bị mắc, có những trẻ trong 1 tháng có thể mắc từ 1-2 lần, lên rất ảnh hưởng đến sự phát triển và thể chất của trẻ. Có rất nhiều nguyên
56
nhân dẫn đến trẻ em dưới 5 tuổi hay bị các bệnh lý về hô hấp có thể là do điệu kiện khí hậu, môi trường ô nhiễm, lạm dụng kháng sinh.. nhưng cũng có một nguyên nhân chính đó là SDD, suy dinh dưỡng làm cho trẻ kém hấp thu các chất dinh dưỡng do đó làm giảm khả năng miễn dịch của trẻ, lên khả năng nhiễm các bệnh lý về hô hấp cao hơn. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Bảo (2007), Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em dưới 5 tuổi ở nông thôn, Tạp chí thông tin Y Dược số 4/2007, Tr.4, thì tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng do mắc các bệnh hô hấp là 36,4%, trong khi tỷ lệ trẻ không bị mắc các bệnh hô hấp trước hai tuần điều tra là 32,1%, điều đó chứng tỏ rằng khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp thì đó là một trong những nguyên nhân chính gây suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi. Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của:
Phan Thị Bích Ngọc và cộng sự ở TP Huế [57]; Lê Thị Hợp ở Viện dinh dưỡng [25]; Đinh Thanh Huề ở Hải Lăng – Quảng Trị [32]. Yếu tố trẻ bị tiêu chảy trong hai tuần trước điều tra là nguyên nhân dẫn đến tình trạng SDD của trẻ, bởi vì khi trẻ bị tiêu chảy, thì trẻ sẽ bị mất nước, mất các chất dinh dưỡng, chất khoáng, đồng thời không hấp thu được các chất cần thiết cho cơ thể. Tiêu chảy gây ra mất nước cấp tính có thể dẫn đến mất tính mạng nếu không chăm sóc tốt và bù nước kíp thời, đối với một trẻ bị tiêu chảy thì hệ thống tiêu hóa của trẻ tổn thương rất nặng nề, cho nên khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng hạn chế, hoặc không hấp thu được nên dễ dẫn đến tình trạng SDD nặng nề cho trẻ, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất tinh thần của trẻ
+ Nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu chảy trong 2 tuần trước điều tra là yếu tố liên quan chặt chẽ đến tình trạng SDD của trẻ %, 15 , 28 . Theo nghiên cứu của Lương Tuấn Dũng (2013), Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan
ở trẻ dưới 5 tuổi xã Phúc Thịnh vã Xã Chiêm Quang tại huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang, năm 2012, 32 , tỷ lệ trẻ SDD rất cao khi trẻ mắc tiêu chảy và viêm hô hấp cấp, 18,3% SDD khi mắc tiêu chảy và 17,6% SDD khi bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Để giảm tỷ lệ SDD trẻ cần được nâng cao thể lực, tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật 4 . SDD và nhiễm khuẩn hô hấp có mối liên quan
Thang Long University Library
57
tương hỗ đó là trẻ bị mắc viêm hô hấp cấp dễ bị suy dinh dưỡng, ngược lại trẻ bị SDD sẽ bị giảm sức đề kháng đối với tác nhân gây bệnh lên dễ bị bệnh hơn và khi bị viêm hô hấp cấp thì càng làm cho trẻ SDD nặng lên. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với một số nghiên cứu của Trần Chí Liêm (2008), “Một sống nguyên nhân và yếu tố liên quan tới suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại một số địa điểm thuộc Bắc Cạn”, Tạp chí Y học TP. HồChí Minh, tập 12
Đối với trẻ bị tiêu chảy trong hai tuần qua, thực tế nghiên cứu cho thấy SDD có liên quan đặc biệt đến tiêu chảy đó là mối liên quan tương đồng trẻ bị tiêu chảy nguy cơ cao bị SDD và ngược lại trẻ bị SDD có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuấn trong đó có tiêu chảy
* Cân nặng sơ sinh:
Trẻ có cân nặng lúc sinh thấp hơn 2500 gam, có nguy cơ bị suy dinh dưỡng nhẹ cân cao hơn trẻ có cân nặng lúc sinh > 2500 gam.Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ trẻ có cân nặng lúc sinh thấp hơn 2500 gam SDD là 54,9%, còn trẻ có cân nặng lúc sinh lớn hơn 2500 gam tỷ lệ SDD là 14,4%, còn theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài Thương (2014),Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ dưới 5 tuổi dân tộc ít người tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái năm 2013, thì tỷ lệ tỷ lệ trẻ có cân nặng lúc sinh thấp hơn 2500 gam SDD là 17,9%, còn trẻ có cân nặng lúc sinh lớn hơn 2500 gam tỷ lệ SDD là 16,1%. Như vậy trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ SDD sơ sinh cao hơn rất nhiều. Cân nặng lúc sinh trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những trẻ có cân nặng dưới 2500gam có nghĩa là trẻ đã bị SDD ngay từ trong bụng mẹ do đó tiềm ẩn ngay từ ban đầu là trẻ có thể lực yếu dễ bị nhiễm bệnh hơn các trẻ khác, 14 . Do đặc trưng Dân tộc Vân Kiều và Dân tộc Chứt, phụ nữ là lao động chính, ngay cả khi mang thai vẫn phải lên rẫy làm nương, thường chỉ ăn bữa sáng, nhịn bữa trưa và về nhà ăn bữa tối, đây là một trong những nguyên nhân gây SDD của trẻ ngay từ trong bụng mẹ. Nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của Lê Văn Cư năm 2012 4 Vậy cân nặng lúc sinh dưới 2500 gam trẻ có nguy cơ bị suy dưỡng dưỡng cao hơn trẻ có cân nặng lúc sinh lớn hơn 2500
58
gam. Tỷ lệ SDD giảm nhiều là do kinh tế phát triển và có nền y học hiện đại hơn nên trẻ được bổ sung nhiều dinh dưỡng cần thiết phù hợp hơn.