4.2. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SUY DINH DƯỠNG CỦA TRẺ
4.2.2. Các yếu tố từ phía người nuôi dưỡng
* Trình độ học vấn: Mối liên quan đến trình độ học vấn và SDD trẻ em rất rõ ràng. Nhóm có trình độ từ Tiểu học trở xuống bị SDD thể nhẹ cân 35.9%, nhóm từ THCS trở lên 21.2% sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Liên quan giữa trình độ học vấn và SDD đã được nhiều tác giả nghiên cứu, Trần Quang Trung chỉ ra rằng tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi càng tăng khi trình độ học vấn càng thấp[42]. Tác giả Lê Danh Tuyên cũng cho thấy có mối liên quan rõ rệt giữa trình độ học vấn của bố mẹ với tỷ lệ SDD thể thấp còi của trẻ[39].
Lýdo có sự liên quan này được giải thích do các bà mẹ có trình độ học vấn cao thường có việc làm ổn định, đời sống, thu nhập tốt hơn và có kiến thức chăm sóc con tốt hơn do được tiếp cận về kiến thức dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đây cũng là một yếu tố liên quan gián tiếp. Trên thực tế có những bà mẹ có trình độ học vấn cao song vẫn có thu thập không cao hoặc có vị trí cao lại không có thời gian chăm sóc con. Nhữngtác giả khác cũng ghi nhận trình độ học vấn mẹ không liên quan có ý nghĩa thống kê đến SDD trẻ em như nghiên cứucủa Nguyễn Thị Thanh Thuấn, Phạm Văn Phú ở trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc Tày tại huyện Chiêm Hóa, Tuyên Quang năm 2009[37]. Chúng tôi cho rằng có kết quả khác nhau có thể do đối tượng nghiên cứu ở các nhóm tuổi khác nhau.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu khác: Bùi Việt Anh ở Quảng Ninh [1]; Lê Thị Thu Hà ở Gia Lai [21];
* Nghề nghiệp của mẹ: Kết quả nghiên cứu đã nói lên được nghề nghiệp của mẹ cũng có những tác động nhất định đến SDD của trẻ. Những bà mẹ làm rẫy có tỷ lệ con bị SDD 29,7% cao hơn so với con của những bà mẹ là cán bộ công chức, viên chức hoặc buôn bán 8,8% (P<0,05). Điều này khẳng định có sự liên quan nhất định đến nghề nghiệp của mẹ với SDD trẻ. Các bà mẹ làm rẫy không có nhiều thời gian chăm sóc con, đồng thời với vai trò là lao động chính
Thang Long University Library
59
trong gia đình, các bà mẹ làm rẫy, làm ruộng tận dụng thời gian để làm việc tăng thu nhập, thời gian chăm sóc sức khỏe và chăm sóc trẻ ít hơn các bà mẹ viên chức, buôn bán. Về mặt kinh tế, các bà mẹ viên chức, buôn bán, làm việc ở thôn, bản có điều kiện kinh tế tốt hơn, nhiều thời gian để chăm sóc trẻ hơn. Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu Phan Thị Bích Ngọc và cộng sự ở TP Huế [57] cũng cho rằng Nghề nghiệp của các bà mẹ ảnh hưởng đến tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ; Trong nghiên cứu của Đặng Hoàng khôi ở Mỹ Long – Hậu Giang [38]; cũng cho thấy các bà mẹ làm ruộng, hoặc không có công việc ổn định có con suy dinh dưỡng chiếm tỷ lệ (18,8%) cao hơn các bà mẹ là viên chức, cán bộ (7,2%);
* Tuổi mẹ: tuổi của mẹ có liên quan đến SDD của trẻ. Mẹ 35 tuổi trở xuống có con SDD 16,1%, trên 35 tuổi là 29,4%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).Các bà mẹ quá lớn tuổi sinh con có nhiều nguy cơ SDD nhiều hơn. Kết quả của chúng tôi tương tự với nghiên cứu Bùi Việt Anh ở Quảng Ninh [1]; nghiên cứu của Trần Văn Điển ở Kiến Thủy – Hải Phòng [14]của Trương Thanh Hiền ở Bến Tre [20] cho rằng Bà mẹ sinh con quá muộn lúc này bà mẹ sức khỏe đã qua thời kỳ tốt nhất để mang thai, đồng thời những bà mẹ sinh con muộn là những bà mẹ sinh nhiều con hoặc có vấn đề về sức khỏe về cuộc sống hôn nhân gia đình do đó ảnh hưởng đến tâm sinh lý cũng như điều kiện để chăm sóc trẻ . Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu Tình hình suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Hải chánh – Hải Lăng – Quảng Trị của Đinh Thanh Huề ở Hải Lăng – Quảng Trị [32];
* Kinh tế gia đình và suy dinh dưỡng
- Trong nghiên cứu tỷ lệ SDD của trẻ dưới 5 tuổi gia đình có kinh tế nghèo là 28,2% cao hơn tỷ lệ SDD nhẹ cân của trẻ dưới 5 tuổi có gia đình kinh tế không nghèo là 24,6%. Điều đó chứng tỏ rằng kinh tế gia đình quyết định một phần nào đó đến sự phát triển về thể lực của trẻ, kinh tế gia đình nghèo thì chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, học tập của trẻ sẽ bị thiệt thòi hơn các trẻ khác, khi gia đình kinh tế nghèo trẻ sẽ thiếu thốn về vật chất cho sự phát triển thể lực. Yếu tố
60
kinh tế gia đình phản ánh sự đáp ứng đủ hay không dinh dưỡng của trẻ và các nhu cầu khác. Kinh tế gia đình trẻ em trong gia đình nghèo còn nhiều thiện thòi do kinh tế eo hẹp, trẻ không được chăm sóc trong những điều kiện tốt nhất, nên tỷ lệ SDD nhẹ cân của trẻ sẽ ở mức cao hơn trẻ trong gia đình có kinh tế không nghèo. Theo nghiên cứu Lương Tuấn Dũng (2013), Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ dưới 5 tuổi xã Phúc Thịnh vã Xã Chiêm Quang tại huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang, năm 2012, thì tỷ lệ SDD nhẹ cân của các gia đình nghèo lên tới 26,5%, trong khi đó các gia đình có kinh tế khá thì tỷ lệ SDD nhẹ cân chỉ có 21,2%. 32 , Thực tế cho thấy khẩu phần ăn của trẻ phụ thuộc vào khẩu phầu ăn của gia đình cho nền hộ gia đình có kinh tế nghèo thiếu ăn thì tỷ lệ SDD của trẻ sẽ cao. Như vậy chương trình phòng chống SDD phải được toàn xã hội quan tâm, gắn liền với chương trình xóa đói giảm nghèo, xây dựng kinh tế hộ gia đình theo phát triển của xã hội.
4.2.2.2. Mối liên quan các yếu tố của bà mẹ đến SDD.
+ Tổng số lần sinh: Tổng số lần sinh có liên quan đến tình trạng SDD của trẻ. Mẹ có dưới 3 lần sinh có con SDD 13,9% cao hơn bà mẹ sinh con từ 3 lần trở lên có con bị SDD(42,3%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Trong nghiên cứu của Nguyễn Út ở Cẩm Lệ - Đà Nẵng [87] cũng cho rằng số lần sinh càng nhiều, sức khỏe mẹ càng giảm. Sinh càng nhiều con càng đông dẫn đến kinh tế nghèo, không có thời gian chăm sóc con, nuôi con dẫn đến SDD.
Muốn giảm tỷ lệ SDD cần vận động thực hiện tốt công tác KHHGĐ.
+ Khoảng cách sinh: Khoảng cách sinh con có liên quan đến tình trạng SDD của trẻ. Khoảng cách dưới 3 năm 36,4%, 3 năm trở lên 16,2%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với nghiên cứu: Nguyễn Út ở Cẩm Lệ - Đà Nẵng [87]…sinh con càng dày bà mẹ không đủ điều kiện chăm trẻ làm cho trẻ bị SDD. Vậy muốn giảm tỷ lệ SDD cần vận động đẻ thưa để có điều kiện chăm sóc trẻ.
+ Tổng số con trong gia đình: Tổng số con có liên quan đến tình trạng SDD của trẻ. Mẹ có 2con trở xuống tỷ lệ SDD con 17,0%, mẹ có 3 con trở lên tỷ
Thang Long University Library
61
lệ SDD 34,2%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với các nghiên cứu: Phan Thị Bích Ngọc và cộng sự TP Huế [57]; Từ các nhận xét trên chúng tôi cho rằng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông dân số và kế hoạch hoá gia đình để nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc sinh con nhiều sẽ không đảm bảo điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và dạy dỗ trẻ và như vậy sẽ góp phần giảm tỷ lệ SDD ở trẻ em.
+ Thứ tự của trẻ: Bảng 3.14. Thứ tự của trẻ có liên quan đến tình trạng SDD của trẻ. Trẻ là con đầu tỷ lệ SDD con 15,9%, trẻ là con thứ 2 trở lên tỷ lệ SDD 29,9%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương tự với các nghiên cứu: Phan Thị Bích Ngọc và cộng sự TP Huế [57]; Trong nghiên cứu của Trần Văn Điển ở Kiến Thụy – Hải Phòng cũng cho rằng những đứa trẻ là con thứ nhất có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp hơn những đứa trẻ là con thứ 2 và con thứ 3 [14]; Trong quá trình mang thai đứa con đầu tiên, hàm lượng dinh dưỡng và các loại vitamin từ cơ thể mẹ trong quá trình mang thai và chế độ chăm sóc đầy đủ hơn, đồng thời đứa trẻ thứ nhất sẽ nhận được nhiều sự qua tâm hơn về phía gia đình, thời gian chăm sóc, theo dõi sự tăng trưởng của trẻ đầu tư nhiều hơn, điều này làm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ. Nghiên cứu này cũng tương tự nghiên cứu của Trương Thanh Hiền ở Ba Tri – Bến Tre [20]; Lê Thị Thu Hà ở Ia Pa – Gia Lai [21].