11. CHIẾN LƯỢC THỰC HIỆN
11.2.6. Mối quan hệ chặt chẽ giữa người sử dụng và sản phẩm:
Sáng tạo những sản phẩm hấp dẫn người tiêu dùng trong việc mua, sử dụng và duy trì sản phẩm. Phải làm cho người sử dụng không thay thế sản phẩm đó ngay sau khi sản phẩm lạc hậu.
Ví dụ : Sản phẩm Honda Dream của hãng Honda là một sản phẩm có độ bền và tạo được sự tin tưởng của khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm, cho đến nay mặc dù có rất nhiều sản phẩm cùng loại ra đời với nhiều tính năng hơn, kiểu dáng
phong phú hơn nhưng Honda Dream vẫn là sự lựa chọn của đa số khách hàng vì tính hấp dẫn của nó.
Ví dụ : Công ty Sony nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp tham chiếu bên ngoài dựa trên những kinh nghiệm thực tế trong những năm giữa thập niên 90. Vào thời điểm đó, một trong những sản phẩm Tivi màu của Sony được đánh giá là có “sức mua vừa phải” do một tạp chí người tiêu dùng của Hà Lan đưa ra. Nguyên nhân được lý giải là do các khía cạnh môi trường
của sản phẩm kém hơn so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Hậu quả là, thị phần của các sản phẩm Sony tụt giảm 11,5% ở Hà Lan. Cùng thời điểm, hai sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh nhận được đánh giá “bán chạy nhất” tăng được thị phần lên 57% và 100%. Điều này đã thúc đẩy chi nhánh Sony ở Châu Âu thiết kế lại các sản phẩm tivi của mình thân thiện với môi trường hơn. Tivi Sinh thái mới của Sony đã nhận được phản hồi tích cực từ các cuộc thăm dò ý kiến người tiêu dùng của các tạp chí, nhờ việc giảm sử dụng các nguyên vật liệu và nhựa, giảm thời gian lắp đặt cần thiết và tăng khả năng tái chế của sản phẩm.