11. CHIẾN LƯỢC THỰC HIỆN
11.2.3. Tăng cường độ tin cậy và tính bền sản phẩm
- Tính bền thể hiện khả năng của sản phẩm có thể chịu được những yêu cầu trong môi trường của người sử dụng.
- Thiết kế cho tính bền bao hàm việc xem xét những khía cạnh kỹ thuật, thẩm mỹ của sản phẩm.
Ví dụ : Việc Công ty Cao su Sài Gòn Kymdan (KCN Tây Bắc Củ Chi) tạo ra sản phẩm nệm cao su từ cao su nguyên chất với những thiết kế đặc biệt, có thể chịu đựng sức cán của xe lu với 200 lần nhưng vẫn đảm bảo độ bền chặt và không hư tổn sản phẩm, đồng thời với một chế độ bảo hành khá đặc biệt so với những sản phẩm cùng loại nhưng khác nhãn hiệu. Sản phẩm này được sử dụng ở tất cả các môi trường khác nhau và trong những điều kiện khác nhau.
Ví dụ : Công ty Glentruan – KCX Linh Trung II sản xuất các sản phẩm gỗ trang trí ngoại thất chủ yếu là các bộ bàn ghế để ngoài trời, phục vụ sinh hoạt gia đình. Với loại sản phẩm này, nguyên liệu ban đầu được xử lý rất kỹ nhằm tránh được sự thâm nhập của côn trùng, mối mọt và chịu được mưa nắng, tuy nhiên vẫn đảm bảo tính bền bỉ của sản phẩm và vì là sản phẩm ngoài trời nên có độ thẩm mỹ rất cao. Và đương nhiên khi sử dụng trong nhà vẫn tốt và tuổi thọ sản phẩm sẽ tăng lên nhiều hơn.
11.2.4. Tạo điều kiện bảo trì và sửa chữa dễ dàng
- Cung cấp hướng dẫn để người sử dụng dễ dàng thực hiện công tác bảo trì; - Cung cấp những sửa chữa đơn giản nhằm giảm chi phí vận chuyển.
- Vận chuyển sản phẩm một cách thuận lợi đến trung tâm bảo trì & sửa chữa; - Những kỹ năng và dụng cụ cần thiết trang bị cho người cung cấp dịch vụ bảo trì & sửa chữa;
- Thuận lợi hay khó khăn của việc tháo rời sản phẩm; - Phát triển cấu trúc từng đơn nguyên cho sản phẩm.
Ví dụ : Tủ điện trong một hệ thống xử lý nước thải là sản phẩm thông thường nhất được các nhà chuyên môn thiết kế đơn giản nhưng hiệu quả cho việc dễ dàng vận hành, bảo trì sửa chữa khi gặp sự cố. Bảng điện trong tủ dễ dàng tháo lắp nhằm phục vụ tốt cho công tác kiểm tra bảo dưỡng định kỳ.