Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng trùng bánh xe ở sinh cảnh cát khu vực ven biển tỉnh quảng nam (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa

Tại mỗi địa điểm nghiên cứu, mẫu phân tích TBX ở sinh cảnh cát (psammon habitat) được thu tại 2 vùng là Hygropsammon và Eupsammon (Hình 2.3), được chia theo mặt cắt ngang vuông góc với đường mực nước của thủy vực. Bên cạnh đó, mẫu phân tích TBX ở sinh cảnh cột nước gần bờ (littoral habitat) cũng được thu kèm theo mỗi địa điểm nhằm so sánh đặc điểm quần xã TBX ở các sinh cảnh sống khác nhau (Hình 2.4). Phần mô tả chi tiết các phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa được trình bày dưới đây:

a. Đối với mẫu Trùng bánh xe

Hình 2.3. Thu mẫu Trùng bánh xe ở sinh cảnh cát.

Mẫu Trùng bánh xe ở sinh cảnh cát được thu bằng một gàu nhựa (plastic bailer) có đường kính 20cm. Trong đó, mẫu định tính được thu bằng cách đặt gàu vuông góc từ mặt cát xuống độ sâu 2cm, sau đó kéo gàu song song với đường mực nước. Lớp cát sau

khi được lấy lên sẽ được cho vào một xô nhựa và khuấy trộn với nước đã lọc1 để tách nhóm động vật phù du thoát ra khỏi kẽ hở giữa các hạt cát và chuyển vào trạng thái lơ lững trong nước, phần nước này sẽ được lọc qua vợt thu mẫu động vật phù du với kích thước mắt lưới 50àm. Đối với mẫu định lượng, ụ tiờu chuẩn hỡnh chữ nhật với kớch thước 10x100 cm sẽ được xác định ngẫu nhiên, đảm bảo tính đại diện cho địa điểm nghiên cứu, sau đó tiến hành hành thu mẫu như đối với mẫu định tính.

Mẫu TBX ở sinh cảnh cột nước gần bờ được thu bằng vợt phù du có kích thước mắt lưới 50àm. Khi đú, mẫu định tớnh được lấy theo mặt cắt ngang của thủy vực bằng cách thả lưới cách mặt nước từ 15-20cm và kéo theo hình số tám hay zíc zắc. Đối với mẫu định lượng, tiến hành lọc 30 lít nước qua lưới bằng xô định lượng 10 lít.

Hình 2.4. Thu mẫu TBX ở sinh cảnh cột nước gần bờ.

Tất cả mẫu TBX sau khi thu được chuyển vào bình nhựa có dung tích 150ml và cố định bằng formaldehyde cho đến 4%.

b. Đối với mẫu phân tích môi trường

Các thông số môi trường nước: nhiệt độ, pH, EC, TDS, TP, TN, và đặc điểm môi trường cát (kích thước hạt) được phân tích để khảo sát điều kiện môi trường khu vực nghiên cứu. Trong đó, các thông số nhiệt độ, pH, EC, TDS được đo đạc trực tiếp tại hiện trường bằng máy đo đa chỉ tiêu hiệu YSI 6920 V2 (Mỹ). Các thông số còn lại được phân tích tại phòng thí nghiệm.

Mẫu nước và mẫu cát được lấy cùng vị trí và thời điểm với mẫu phân tích động vật phù du. Trong đó, mẫu nước được lấy theo hướng dẫn TCVN 5994:1995 đối với hồ ao tự nhiên và nhân tạo. Sau khi thu, mẫu sẽ được bảo quản lạnh ở nhiệt độ khoảng 5°C trong thùng xốp và đưa về phòng thí nghiệm theo hướng dẫn TCVN 6663-3:2008. Mẫu cát được lấy bằng bộ dụng cụ lấy mẫu đất, sau đó cho vào túi Zipper bịt kín và được bảo quản lạnh trong quá trình vận chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích.

1 Phần nước lấy lờn từ thủy vực và đó được lọc qua lưới cú kớch thước 30àm để loại bỏ động vật phù du trong nước.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu tại phòng thí nghiệm

a. Đối với mẫu Trùng bánh xe

Quá trình phân tích, định danh được tác giả thực hiện tới loài bằng phương pháp so sánh hình thái dưới kính hiển vi quang học Hund (H600) có gắn thiết bị chụp ảnh.

Các mẫu cần thiết phải phân tích mề nghiền (trophi) được thực hiện bằng cách sử dụng nước Javen loãng. Nguồn tài liệu chính được sử dụng trong định danh loài TBX là:

Koste (1978), Segers (2007), Wallace và cs (2006). Để tăng độ tin cậy, kết quả phân loại TBX của tác giả được thẩm định bởi người hướng dẫn khoa học và chuyên gia.

Hình 2.5. Ảnh dùng phân loại mẫu Trùng bánh xe.

Mật độ của mỗi loài TBX được xác định bằng buồng đếm sinh vật phù du Sedgewick – Raffer. Các bước được tiến hành theo thứ tự sau: (1) Loại bỏ cặn, rác trước khi đếm mẫu (2) Cô mẫu đã làm sạch đến khoảng 80 ml (3) Hút bằng pipet 1 ml mẫu vào buồng đếm và tiến hành đếm mẫu (4) Số lượng động vật phù du được xác định bằng công thức:

X =A∗V1

V∗V2∗ 1000 (1)

Trong đó:

X: số lượng cá thể động vật phù du (cá thể/l); A: số lượng cá thể động vật phù du đếm được trong V1 (ml) dung dịch mẫu; V1: thể tích mẫu đã cô (ml); V2: thể tích mẫu đã đếm (ml); V: thể tích mẫu thu (ml).

b. Đối với mẫu phân tích môi trường

Xác định giá trị các thông số TP, TN lần lượt được thực hiện theo hướng dẫn của TCVN hiện hành. Kích thước hạt cát được xác định là khoảng cách lớn nhất giữa hai điểm nằm trong hạt cát và được đo đạt trên phần mềm ImageJ sau khi mẫu được xử lý.

Dựa vào đặc điểm này, các địa điểm nghiên cứu được chia thành 3 nhóm: Nhóm cát rất nhỏ (<125àm), Nhúm cỏt nhỏ (125 - 250àm) và nhúm cỏt vừa (>250àm) (Wentworth, 1922).

Hình 2.6. Phân tích đặc điểm môi trường cát 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

Chỉ số đa dạng sinh học theo Shannon – Weiner (Shannon, 1948) được tính theo công thức:

H′ = − ∑Si=1nNilnnNi (2)

Trong đó: S: số loài (độ giàu loài); ni: số cá thể của loài i; N: tổng số lượng các thể trong mẫu.

Ước tính độ giàu loài và đường cong tích lũy loài thông qua chỉ số Jacknife 2 (Smith & van Belle, 1984) và Chao 2 (Chao, 1987):

𝐽𝑎𝑐𝑘2 = 𝑆𝑜 + 𝑓12𝑁−3

𝑁 − 𝑓2 (𝑁−2)2

𝑁(𝑁−1) (3)

𝐶ℎ𝑎𝑜2 = 𝑆𝑜 + (𝑁−1𝑁 ) (𝑓12(𝑓(𝑓1−1)2

2+1) ) (4)

Trong đó: So: tổng số loài được quan sát trong mẫu; f1: số lượng loài có một cá thể;

f2: số lượng loài có hai cá thể; N: tổng số mẫu.

Phương pháp phân tích tương quan đa biến CCA (Canonical correspondence analysis) được tác giả sử dụng để kiểm tra mối tương quan giữa quần xã TBX với các thông số môi trường.

Việc xử lý số liệu và biểu diễn kết quả của nghiên cứu này được thực hiện trên phần mềm thống kê R (Team, 2013).

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đa dạng trùng bánh xe ở sinh cảnh cát khu vực ven biển tỉnh quảng nam (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)